Đăng nhập
- 1. Kế toán Tiền mặt
- 2. Kế toán Ngân hàng
- 3. Kế toán nhập hàng, công nợ với nhà cung cấp
- 4. Kế toán doanh thu và công nợ phải thu khách hàng
- 5. Kế toán lương và các khoản trích theo lương
- 6. Kế toán tài sản cố định và đầu tư XD cơ bản
- 7. Kế toán công cụ dụng cụ, chi phí ngắn hạn, dài hạn
- 8. Kế toán doanh thu-chi phí tài chính, thu nhập – chi phí khác
- 9. Kế toán các loại chi phí, giá vốn và giá thành
- 10. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
-
06/10/2022 Mẫu Biên Bản Thanh Lý Hợp Đồng Theo Quy Định Mới Nhất
-
22/04/2022 Cách Hạch Toán Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương
-
15/04/2022 Cách Dùng Hàm Countif Trong Excel - Ứng Dụng Trong Kế Toán
-
31/03/2022 Công Việc Của Kế Toán Tổng Hợp - Mô Tả Chi Tiết
-
26/03/2022 Mẫu Biên Bản Đối Chiếu Công Nợ Mới Nhất - Kế Toán Lê Ánh
- 15
- 2183
- 12,044,631
Những điều cần quyết định thật kỹ trước khi muốn nhảy việc
Cho dù công việc mới là sở thích, là con đường lâu nay bạn tìm kiếm, bạn cũng cần để ý xem mức lương nhà tuyển dụng sẽ trả cho bạn là bao nhiêu. Mức lương ấy liệu có tương xứng với năng lực làm việc của bạn hay không. Bài viết sau đây, kế toán Lê Ánh xin chia sẻ với các bạn về Những điều cần quyết định thật kỹ trước khi muốn nhảy việc
>>>> Xem thêm: kinh nghiệm làm kế toán bán hàng từ những điều đơn giản nhất
I: Những điều cần quyết định thật kỹ trước khi muốn nhảy việc
Thử sức với công việc mới trong một lĩnh vực hoàn toàn khác có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái, hào hứng hơn nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức. Thậm chí, nhiều khi, giai đoạn chuyển đổi này còn khiến bạn rơi vào tình trạng nhẵn túi bởi khả năng tài chính sụt giảm không đủ để trang trải mọi việc như trước. Học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tại TP HCM và Hà Nội
Hãy thử tưởng tượng, bạn đang làm việc bình thường, cuộc sống ổn định giờ bỗng nhiên thay đổi và rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính… Đó là chưa kể đến công việc mới có thể đưa đến cho bạn không ít khó khăn về môi trường làm việc, kiến thức mới, đồng nghiệp mới…
Bởi vậy, trước khi quyết định thay đổi công việc, bạn nên cân nhắc những vấn đề sau:
1. Suy nghĩ về bằng cấp
Bạn muốn có một tấm bằng để bắt đầu sự nghiệp mới của mình và quyết định đi học? Hãy tính toán đến tiền học phí, tài liệu, chi phí sinh hoạt hàng tháng khi bạn không có tiền lương.
Thực tế, bằng cấp nhiều khi không còn là vấn đề quá quan trọng, nhà tuyển dụng thường thích những ứng viên giàu kinh nghiệm và có khả năng thích nghi với công việc mới cao hơn. Vì thế, thay vì đi học để có tấm bằng, bạn thử nghĩ đến những kinh nghiệm, kiến thức đã có sẵn, xem liệu nó có giúp ích được gì ở công việc mới và thuyết phục nhà tuyển dụng bằng những điểm đó.
2. Tranh thủ nghỉ phép
Khi muốn nhảy sang công việc mới, xin nghỉ việc ở công ty hiện tại, đừng vội vàng báo ngay với nhân sự và lãnh đạo công ty. Bạn hãy xem mình còn bao nhiều ngày phép và tranh thủ lúc này để nghỉ. Thời gian nghỉ phép này khiến bạn không chỉ giúp bạn tránh bị thâm hụt về tài chính mà còn giúp bạn có thời gian cân nhắc xem có nên chuyển việc hay không. Dù chỉ là mấy ngày phép, bạn cũng nên tận dụng và suy nghĩ kỹ hơn một chút trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
3. Dự trù chi phí
Khi từ bỏ công việc hiện tại để tìm kiếm lĩnh vực mới, bạn nên tính toán đến những chi phí hoàn toàn mới sẽ tăng lên đáng kể, từ tiền điện thoại, xăng xe, tụ tập cà phê hay ăn uống cũng bạn bè, người quen… Những việc đó tưởng như đơn giản nhưng lại khiến bạn tiêu tốn một khoản kha khá. Bởi vậy, bạn nên có dự trù trước để không bị thâm hụt ngân sách.
Những điều cần quyết định thật kỹ trước khi muốn nhảy việc
Công việc mới đòi hỏi nhiều kiến thức mới kể cả về chuyên môn hay vấn đề công nghệ. Nhiều công ty có kế hoạch đào tạo nhân viên mới nhưng một số nơi, bạn phải tự lo liệu chi phí và tìm chỗ đào tạo cho phù hợp. Lúc này, bạn cũng nên tính toán chi phí sắm sanh trang thiết bị cần thiết cho công việc mới cũng như lượng tiền cần bỏ ra cho quá trình học hỏi kiến thức mới.
Nếu công việc mới bắt buộc bạn phải chuyển đến một thành phố mới, bạn cần tính toán chi phí đi lại, ăn ở một thời gian, ít nhất là đến khi công việc đi vảo ổn định. Nếu nhà tuyển dụng không đưa ra chi phí ăn ở, nghĩa là bạn phải tự thuê nhà cửa và chắc chắn mọi chi phí sinh hoạt phát sinh đều tự bạn phải chi.
4. Quan tâm đến mức lương
Cho dù công việc mới là sở thích, là con đường lâu nay bạn tìm kiếm, bạn cũng cần để ý xem mức lương nhà tuyển dụng sẽ trả cho bạn là bao nhiêu. Mức lương ấy liệu có tương xứng với trình độ, kinh nghiệm và công sức bạn bỏ ra cũng như có tương đương với các vị trí tương tự ở những công ty khác không. Hơn nữa, bạn cũng nên tính toán xem mức lương đó có đủ để bạn trang trải cuộc sống.
Nhiều người cho rằng, nếu đã đam mê thì sẵn sàng dấn thân mà không cần quan tâm đến tiền bạc. Tuy nhiên, đam mê cũng phải gắn với thực tế.
Nếu bạn chưa thật sự tự tin về kiến thức kế toán của bản thân mình, Bạn hãy tham gia khóa học kế toán tổng hợp thực hành, kế toán thuế chuyên sâu để tích lũy thêm kinh nghiệm, kiến thức cho bản thân. Phục vụ tốt nhất cho công việc của mình nhé.
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!
Hiện tại trung tâm Lê Ánh đang triển khai các khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về các khóa học này, bạn vui lòng truy cập website: ketoanleanh.edu.vn.
Từ khóa liên quan: những điều cần chú ý khi muốn nhảy việc, muốn nghỉ việc, tìm việc làm mới
Bình luận
Tin tức mới

Lương kế toán có cao không, phụ thuộc những yếu tố nào
Kế toán là nghành nghề phổ biến tuy nhiên có sư phân chia mức lương và trình độ theo phạm vi và chuyên môn trách nhiệm đặc thù, tại sao có sự khác biệt như vậy kế toán mới vào nghề tại sao lại khác như vậy.

Những hình thức tuyển chọn nhân sự phổ biết hiện nay
Hiện nay có rất nhiều hình thức tuyển dụng khác nhau nhưng ba phương pháp tuyển chọn nhân sự được các chuyên viên quản trị nhân sự sử dụng thường xuyên nhất là: Nghiên cứu, kiểm tra nền tảng học vấn – kinh nghiệm; bài kiểm tra sát hạch và phỏng vấn trực t

Câu hỏi khó nhằn của nhà tuyển dụng
Nhiều ứng viên đã chuẩn bị rất kỹ kiến thức chuyên ngành cho buổi phỏng vấn mà quên những kỹ năng mềm. Nhưng trong buổi phỏng vấn mới ngả ngửa ra nhà tuyển dụng lại muốn ứng viên chia sẻ thêm cả tình huống đời thường và cách xử lý của họ.

Dấu hiệu cho thấy buổi phỏng vấn của bạn thành công
Bạn trả lời khá tốt nhưng vẫn băn khoăn không biết mình có được tuyển hay không? Dấu hiệu sau giúp bạn biết được khả năng thành công của buổi phỏng vấn

Kinh nghiệm xin việc cho sinh viên mới ra trường
Xin việc kế toán cho sinh viên mới ra trường hiện nay khá gian nan vi "Kinh nghiệm". kynangketoan.vn sẽ giúp bạn định hướng và có công việc kế toán dễ dàng hơn.

Lỗi ngớ ngẩn khi viết CV xin việc!
Hồ sơ xin việc của bạn đã giải như truyền đơn nhưng vẫn chưa thấy nhà tuyển dụng tìm đến! Bạn có bao giờ nghĩ tại sao doanh nghiệp không tìm được đến mình?hãy làm hồ sơ xin việc thật hoàn hảo, thật ấn tượng vì đây là th