Hướng dẫn chi tiết cách lập bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào 2016

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 19/07/2024 12 phút đọc

Cuối mỗi kỳ kế toán, kế toán phải lập bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào. Đây là cơ sở để xây dựng tờ khai thuế GTGT. Sau đây, đội ngũ giảng viên là những kế toán trưởng tại lớp học Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách lập bảng kê này theo thông tư mới nhất.

Bước 1: Tập hợp căn cứ để lập bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào

Căn cứ để lập bảng kê này bao gồm:

  • Hoá đơn GTGT của Hàng hóa, dịch vụ mua vào

  • Hoá đơn điều chỉnh tăng (giảm) về số lượng, giá của hàng hóa dịch vụ mua vào.

  • Các chứng từ mua hàng kèm theo.

Bước 2: Thực hiện kê khai các chỉ tiêu trong bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào

Mẫu bảng kê như sau: học kế toán thực tế ở đâu

cach-lap-bang-ke-hoa-don-chung-tu-hang-hoa-dich-vu-mua-vao

Trường hợp 1: Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT:

- Tức là doanh nghiệp sẽ xuất hóa đơn GTGT với thuế suất 0% , 5%, 10% đối với các sản phẩm, dịch vụ bán ra. Để kê khai vào chỉ tiêu trong bảng kê này, bạn cần tập hợp toàn bộ hóa đơn đầu vào hợp pháp, hợp lý phục vụ hoạt động Sản xuất kinh doanh. Các hóa đơn này bạn kê khai vào HÀNG SỐ 1 “Hàng hóa, dịch vụ dùng riêng cho SXKD chịu thuế GTGT và sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, nộp thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ

 - Những hóa đơn không đủ điều kiện khấu trừ theo quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC thì không được kê khai vào PL 01-2/GTGT . Ví dụ: những hóa đơn có giá trị lớn hơn 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt ...

Trường hợp 2: Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT Khóa kế toán cho người mới bắt đầu

Do doanh nghiệp bạn không chịu Thuế GTGT đối với các sản phẩm bán ra nên toàn bộ hóa đơn mua vào của các bạn sẽ không được khấu trừ Thuế. Do vậy, bạn không cần thực hiện kê khai các hóa đơn GTGT mua vào.

Trường hợp 3: Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vừa chịu thuế GTGT vừa không chịu thuế GTGT

 Với trường hợp này, các bạn tiến hành kê khai như sau:

  • Phân loại những hóa đơn đầu vào phục vụ cho việc SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, kê vào HÀNG SỐ 1.

  • Những hóa đơn đầu vào phục vụ cho việc SXKD hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT --> Không được kê khai (Vì không được khấu trừ)

  • Những hóa đơn đầu vào mà phục vụ cả 02 hoạt động SXKD chịu thuế và không chịu thuế -->  kê vào HÀNG SỐ 2: “Hàng hóa, dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế đủ điều kiện khấu trừ

Để các bạn hình dung rõ ràng hơn, lớp học xin lấy 1 ví dụ như sau:

 VD: Kế toán Lê Ánh chuyên đào tạo kế toán thực tế và nhận làm dịch vụ kế toán (trong đó đào tạo không chịu thuế GTGT, dịch vụ kế toán chịu thuế). Theo đó,

- Những hóa đơn đầu vào mà chỉ phục vụ cho việc đào tạo -> không được kê khai (vì không được khấu trừ).

- Những hóa đơn đầu vào mà chỉ phục vụ cho việc dịch vụ kế toán -> Kê vào HÀNG SỐ 1

- Những hóa đơn đầu vào mà vừa phục vụ cho việc đào tạo vừa phục cho việc làm dịch vụ kế toán -> Kê hàng HÀNG SỐ 2.

Khi các bạn tiến hành kê khai vào hàng số 1, hàng số 2 cho các trường hợp trên, các bạn cần ghi chi tiết các chỉ tiêu cần nhập theo cột. Các chỉ tiêu này các bạn điền theo nguyên tắc sau:

  • Cột (1) – STT : Chương trình tự động tăng lên khi thêm dòng, theo đó mỗi hóa đơn được viết trên 1 dòng.

  • Cột (2) – Số hóa đơn: Căn cứ vào số ghi trên hóa đơn đầu vào.

  • Cột (3) – Ngày, tháng, năm lập hóa đơn : Căn cứ vào ngày, tháng ghi trên hóa đơn đầu vào.

  • Cột (4) -Tên người bán : Ghi tên cá nhân/công ty bán hàng.

  • Cột (5) -MST người bán : Ghi mã số thuế của công ty bán hàng

  • Cột (6) – Giá trị HHDV mua vào chưa có thuế: Căn cứ vào Giá trị HHDV chưa thuế trên hóa đơn đầu vào.

  • Cột (7) – Thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ thuế: Căn cứ vào tiền Thuế GTGT trên hóa đơn đầu vào.

Chỉ tiêu tổng giá trị hàng mua vào phục vụ SXKD được khấu trừ Thuế GTGT và chỉ tiêu Tổng số thuế GTGT của hàng mua vào đủ điều kiện được khấu trừ là tổng giá trị của cột 6 và cột 7. Gía trị tại các chỉ tiêu này các bạn không phải nhập mà phần mềm tự động tính.

Bạn nên tìm hiểu bài viết liên quan: Hướng dẫn lập bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra

Như vậy, các bạn đã lập xong bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào. Các bạn có thể comment xuống dưới để lớp học trợ giúp, tư vấn và trả lời thắc mắc (nếu có) cho bạn. Hoặc bạn có thể tham gia khóa học Kế toán Thuế chuyên sâu để được giảng viên tại lớp học là những Kế toán trưởng lâu năm kinh nghiệm hướng dẫn bạn giải quyết các công việc về Thuế một cách chính xác nhất.

 

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết cách lập bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào 2016 (Phụ lục 01-2/GTGT) được tổng hợp và biên soạn bởi đội ngũ giảng viên tại Kế toán Lê Ánh. Mong bài viết của Kế toán Lê Ánh giúp ích được cho bạn đọc.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Bên cạnh các khóa học kế toán, Lê Ánh còn khai giảng các khóa học xuất nhập khẩu thực tế ở tất cả cơ sở của trung tâm tại Hà Nội và TPHCM, nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học này, vui lòng truy cập trang web: ketoanleanh.edu.vn.

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Mẫu 08-MST mới nhất theo Thông tư 95/2016 áp dụng từ ngày 12/8/2016

Mẫu 08-MST mới nhất theo Thông tư 95/2016 áp dụng từ ngày 12/8/2016

Bài viết tiếp theo

Tổng Hợp Bài Tập Định Khoản Kế Toán – Hướng Dẫn Chi Tiết

Tổng Hợp Bài Tập Định Khoản Kế Toán – Hướng Dẫn Chi Tiết
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo