Hướng dẫn chi tiết cách lập bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (Phụ lục 01-1/GTGT)

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 17/07/2024 15 phút đọc

Việc lập bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra là việc làm quan trọng của kế toán, bởi đây là cơ sở để xây dựng tờ khai thuế GTGT. Sau đây, đội ngũ giảng viên là những kế toán trưởng tại lớp học Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách lập bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (Phụ lục 01-1/GTGT) theo thông tư mới nhất.

Bước 1: Tập hợp căn cứ để lập bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra.

Để lập được bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra, các bạn cần có thông tin đầu vào là:

  • Hoá đơn GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra (bao gồm cả các hóa đơn đặc thù như tem vé).

  • Hoá đơn GTGT điều chỉnh tăng (giảm) số lượng, giá bán đối với các hoá đơn đã xuất trước đó .

  • Hoá đơn xuất trả lại của đơn vị mua hàng .

  • Hóa đơn bán ra tháng nào thì kê vào bảng kê hóa đơn GTGT HHDV bán ra tháng đó. Trường hợp bỏ sót hoá đơn đầu ra thì các bạn phải tiến hành làm tờ khai bổ sung.

  • Hóa đơn GTGT được ghi vào bảng kê cần phân loại theo nhóm chỉ tiêu HHDV không chịu thuế GTGT, HHDV có thuế suất GTGT 0%, thuế suất 5% và thuế suất 10%.

​Bước 2: Xem xét, phân loại hàng hóa, dịch vụ bán ra của doanh nghiệp thuộc loại đối tượng chịu thuế nào

Theo đó có 4 loại đối tượng chịu Thuế được liệt kê trong bảng kê bao gồm: (1) Đối tượng không chịu Thuế GTGT; (2) Đối tượng chịu thuế suất 0% ; (3) Đối tượng chịu thuế suất 5%; (4) Đối tượng chịu thuế suất 10%.

Do vậy, việc cần làm của các bạn là liệt kê, phân loại các hóa đơn đầu ra của doanh nghiệp theo các đối tượng chịu thuế trên. Việc phân loại này thực tế dễ nhầm giữa đối tượng không chịu thuế GTGT và chịu thuế suất 0%. Các bạn cần phân biệt rõ 2 đối tượng này như sau: kế toán tổng hợp

Phân biệt đối tượng không chịu thuế GTGT và chịu thuế suất 0%:

a. Các đối tượng không chịu thuế GTGT  là những loại vật tư, hàng hoá, dịch vụ dùng trong lĩnh vực:

Khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển; Hỗ trợ tư liệu sản xuất trong nước không sản xuất được; Dịch vụ liên quan thiết thực, trực tiếp đến cuộc sống người dân và không mang tính kinh doanh; Liên quan đến nhân đạo..... (Điều 5 - Luật thuế giá trị gia tăng 2008).

b. Các đối tượng chịu thuế suất 0% là các vật tư, hàng hóa, dịch vụ dùng trong lĩnh vực:

Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất; hàng bán cho cửa hàng bán hàng miễn thuế; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ một số trường hợp khác (Khoản 1 - Điều 8 Luật thuế gia trị gia tăng 2008). học kế toán thực tế ở đâu

c. Phân biệt đối tượng không chịu thuế GTGT và chịu thuế suất 0%:

- Sự giống nhau : Khi bán 1 sản phẩm, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế suất 0% thì người bán đều không phải nộp một khoản tiền thuế cho ngân sách nhà nước. 

- Sự khác nhau:

Với hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng:

  • Cơ sở kinh doanh hàng hoá  dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT không phải thực hiện nộp thuế GTGT.

  • Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định mà phải tính vào nguyên giá tài sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh.

Với hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 0%:

  • Vì vẫn thuộc đối tượng chịu thuế nên hàng tháng cở sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải kê khai và có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ đúng hạn vào Ngân sách nhà nước.

  • Được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho việc sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế.

Bước 3: Khai báo thông tin tại các chỉ tiêu trên bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra.

- Thông tư áp dụng : Thông tư 156/2013/TT-BTC

- Mẫu biểu sử dụng: Phụ lục 01-1/GTGT trên phần mềm Hệ thống Kê khai Thuế phiên bản mới nhất.

Sau khi phân loại hóa đơn đầu ra theo 4 đối tượng: (1) không chịu thuế; (2) chịu thuế suất thuế GTGT 0%; (3) chịu thuế suất thuế GTGT 5%; (4) chịu thuế suất thuế GTGT 10%. Các bạn tiến hành khai báo toàn bộ thông tin của các hóa đơn đầu ra trên theo từng dòng chỉ tiêu sau:

cach-lap-bang-ke-hoa-don-chung-tu-hang-hoa-dich-vu-ban-ra

Dòng chỉ tiêu 1: “ HHDV không chịu thuế”: 

Tại chỉ tiêu này, các bạn ghi toàn bộ thông tin của hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, dịch vụ bán ra không chịu thuế trong kỳ.

Dòng chỉ tiêu 2: “ HHDV chịu thuế suất GTGT 0%”

Tại chỉ tiêu này, các bạn liệt kê toàn bộ hóa đơn GTGT  của hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ có thuế suất thuế GTGT 0% .

Dòng chỉ tiêu 3: “ HHDV chịu thuế suất GTGT 5%”

Tại chỉ tiêu này, các bạn liệt kê toàn bộ hóa đơn GTGT  của hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ có thuế suất thuế GTGT 5% .

Dòng chỉ tiêu 4: “ HHDV chịu thuế suất GTGT 10%”:

Tại chỉ tiêu này, các bạn liệt kê toàn bộ hóa đơn GTGT  của hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ có thuế suất thuế GTGT 10% .

Các thông tin khai báo tại mỗi dòng chỉ tiêu bao gồm: Số thự tự, Số hóa đơn, Ngày tháng năm lập hóa đơn, Tên người mua, Mã số thuế người mua, Doanh thu chưa có thuế GTGT. Các bạn khai báo các thông tin này theo quy tắc sau:

  • Cột (1) – STT : Chương trình tự động tăng lên khi thêm dòng. Mỗi hóa đơn là 1 dòng.

  • Cột (2) – Số hóa đơn: Căn cứ vào số hóa đơn bán ra trong kỳ.

  • Cột (3) – Ngày, tháng, năm lập hóa đơn : Căn cứ vào ngày ghi trên hóa đơn bán ra trong kỳ.

  • Cột (4) -Tên người mua : Ghi tên cá nhân/công ty mua hàng

  • Cột (5) - MST người mua : Ghi mã số thuế của công ty mua hàng

  • Cột (6) – Doanh thu chưa có thuế GTGT: Ghi giá trị chưa Thuế của hàng hoá ( lấy ở dòng “Cộng tiền hàng” trên HĐ)

  • Cột (7) – Thuế GTGT: Phần mềm tự nhảy

 Dòng chỉ tiêu: “ Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT”: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số liệu tại cột (6), dòng tổng số của các loại: HHDV chịu thuế suất GTGT 0%, 5%, 10%. Tổng doanh thu HHDV bán ra ở chỉ tiêu này dùng để ghi vào Chỉ tiêu [27] trên Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT.

Dòng chỉ tiêu: “ Tổng thuế GTGT của HHDV bán ra”: Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số liệu tại cột (7), dòn

Bạn nên tìm hiểu các bài viết liên quan: Hướng dẫn chi tiết cách lập tờ khai Thuế GTGT theo Tháng, Qúy

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách lập bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (Phụ lục 01-1/GTGT) được tổng hợp và biên soạn bởi đội ngũ giảng viên tại Kế toán Lê Ánh. Mong bài viết của Kế toán Lê Ánh giúp ích được cho bạn đọc.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến các khóa học đang được đào tạo tại Lê Ánh bao gồm: Khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở TPHCM và Hà Nội, vui lòng liên hệ theo số hotline: 0904.84.88.55 hoặc truy cập địa chỉ web: ketoanleanh.edu.vn.

 

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Hướng dẫn chi tiết cách lập bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào 2016

Hướng dẫn chi tiết cách lập bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào 2016

Bài viết tiếp theo

Tổng Hợp Bài Tập Kế Toán Quản Trị Thực Tế

Tổng Hợp Bài Tập Kế Toán Quản Trị Thực Tế
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo