Hướng dẫn lập Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 30/01/2024 36 phút đọc

Hướng dẫn lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo thông tư 200 được trình bày rất chi tiết trong bài viết dưới đây của kế toán trưởng tại lớp học Kế toán thực hành Lê Ánh. Các bạn đọc và có thể đưa ra câu hỏi phía dưới để các kế toán trưởng hướng dẫn thêm cho bạn nhé.Học kế toán ở đâu tốt

>> Tải mẫu B02-DN theo thông tư 200/2014/TT-BTC

1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là gì?

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh chính và kết quả từ các hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.

Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm 05 cột:

Cột 1: Các chỉ tiêu báo cáo

Cột 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng

Cột 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên bản thuyết minh BCTC

Cột 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm.

Cột 5: Số liệu của năm trước (để so sánh). khóa học kế toán

2. Cơ sở để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Báo cáo kết quả kinh doanh theo thông tư 200/2014/TT-BTC được lập trên cơ sở:

  • Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của năm trước

  • Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ của các tài khoản từ đầu 5 đến đầu 9.

Hướng dẫn lập Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh theo thông tư 200/2014/TT-BTC

3. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo thông tư 200/2014/TT-BTC.

3.1. Doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu bán hàng (mã số 01):

  • Phản ảnh tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác của doanh nghiệp trong năm báo cáo. Số liệu để đưa vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có của TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” trong kỳ báo cáo.
  • Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.
  • Chỉ tiêu này không bao gồm các loại thuế gián thu, như thuế GTGT (bao gồm cả thuế GTGT nộp theo pp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế, phí gián thu khác.

3.2. Các khoản giảm trừ doanh thu (mã số 02):

  • Chỉ tiêu này bao gồm: các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá bán hàng, hàng bán bị trả lại trong kỳ báo cáo. Số liệu để viết vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” đối ứng với bên Có các TK 521 “các khoản giảm trừ doanh thu” trong kỳ báo cáo.
  • Chỉ tiêu này không bao gồm: khoản thuế gián thu, phí mà doanh nghiệp không được hưởng phải nộp NSNN do các khoản này bản chất chính là các khoản thu hộ nhà nước, không nằm trong cơ cấu doanh thu và không được coi là khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp.

3.3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (mã số 10):

Chỉ tiêu này phản ánh số danh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác đã trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu tương mại, giảm giá, hàng bán bị trả lại) trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Mã số 10 = Mã số 1 – Mã số 2

3.4 Giá vốn hàng bán (mã số 11):

Phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, giá thành sản xuất của sản phẩm đã bán, BĐS đầu tư, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc viết giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo.

Lưu ý:

  • Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, các khoản giá vốn hàng bán phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.
  • Số liệu viết vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có TK 632 “Giá vốn hàng bán” trong kỳ báo cáo ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

3.5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (mã số 20):

Phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về hàng hóa, BĐS đầu tư, thành phẩm và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo.

Mã số 20 = Mã số 10 – mã số 11

3.6. Doanh thu hoạt động tài chính (mã số 21):

Phảnh ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

  • Số liệu để viết vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Nợ của Tk 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” đối ứng với bên có TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.
  • Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, các khoản doanh thu hoạt động tài chính từ các giao dịch nội bộ đều phải được trừ.

3.7. Chi phí tài chính (mã số 22):

Phản ánh tổng chi phí tài chính, bao gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí hoạt động liên doanh, chi phí bản quyền,… phát sinh trong kỳ báo cáo của DN.

  • Số liệu viết vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có TK 635 “Chi phí tài chính” đối ứng với bên Nợ Tk 911 “Xác định kết quả Kinh doanh” trong kỳ lập báo cáo.
  • Khi đơn vị cấp trên lập BC tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhâ, các khoản chi phí tài chính phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.

3.8. Chi phí lãi vay (mã số 23):

Phản ánh chi phí lãi vay phải trả tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo.

– Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 635.

3.9. Chi phí bán hàng (mã số 25):

Phản ánh tổng chi phí bán hàng hóa, thành phẩm đã bán, dịch vụ đã cung cấp phát sinh trong kỳ báo cáo.

– Số liệu viết vào chỉ tiêu này là tổng cộng phát sinh bên có của TK 641 “Chi phí bán hàng” , đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.

3.10. Chi phí quản lý doanh nghiệp (mã số 26):

Phản ánh tổng chi phí quản lý DN phát sinh trong kỳ báo cáo.

– Số liệu viết vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Có của TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”, đối ứng với bên Nợ của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.

3.11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (mã số 30):

Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong kỳ báo cáo. Được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN phát sinh trong kỳ báo cáo.

Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 – Mã số 22) – Mã số 25 – Mã số 26.

3.12. Thu nhập khác (mã số 31):

Phản ánh các khoản thu nhập khác, phát sinh trong kỳ báo cáo.

– Số liệu viết vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ của TK 711 “Thu nhập khác” đối ứng với bên Có của Tk 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.

– Đối với những giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT thì số liệu ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lêhcj giữa khoản thu từ việc nhượng bán TSCĐ, tahnh lý, BĐS đầu từ cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ, BĐS đầu từ và chi phí thanh lý.

– Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, các khoản thu nhập khác phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.

3.13. Chi phí khác (mã số 32):

Phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo.

– Số liệu viết vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của TK 811 “Chi phí khác” đối ứng với bên nợ của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.

– Đối với những giao dịch nhượng bán TSCĐ, BĐS đầu tư, thanh lý, thì số liệu viết vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, BĐS đầu tư, nhượng bán TSCĐ nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ, BĐS đầu tư và chi phí thanh lý.

– Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, các khoản chi phí khác phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.

3.14. Lợi nhuận khác (mã số 40):

Phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (sau khi trừ thuế giá trị gia tăng phải nộp tính theo pp trực tiếp) với chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo.

Mã sô 40 = Mã số 31 – Mã số 32

3.15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (mã số 50):

Phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của DN trước khi trừ chi phí thuế TNDN từ hoạt động kinh doanh, hoạt động phát sinh khác trong kỳ báo cáo.

Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40

3.16. Chi phí thuế TNDN hiện hành (mã số 51):

Phản ánh chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm báo cáo.

– Số liệu viết vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng phát sinh bên Có Tk 8211 “Chi phí thuế TNDN hiện hành” đối ứng với bên Nợ Tk 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên có TK 911 trong kỳ báo cáo. (nếu số liệu viết vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (..) trên sổ kế toán chi tiết TK 8211).

3.17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại (mã số 52):

Phản ánh chi phí thuế TNDN hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm báo cáo.

– Số liệu để viết vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 8212 “Chi phí thuế TNDN” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên sổ kế toán chi tiết TK 8212, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo. (nếu số liệu được viết vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức viết trong ngoặc đơn trên sổ kế toán chi tiết TK 8212)

3.18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (mã số 60):

Phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động của DN (sau khi trừ chi phí thuế TNDN) phát sinh trong năm báo cáo.

Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51 + Mã số 52)

3.19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (mã số 70:)

Phản ánh lãi cơ bản trên cổ phiếu, chưa tính đến các công cụ được phát hành trong tương lai có khả năng pha loãng giá trị cổ phiếu. Chỉ tiêu này được trình bày trên Báo cáo tài chính của công ty cổ phần là doanh nghiệp độc lập. Đối với công ty mẹ là công ty cổ phẩn, chỉ tieu này chỉ được trình bày trên Báo cáo tài chính hợp nhất, không trình bày trên Báo cáo tài chính riêng của tông ty mẹ.

Nếu quỹ khen thưởng, phúc lợi được trích từ lợi nhuận sau thuế, lãi cơ bản trên cổ phiếu được xác định theo công thức:

Lãi cơ bản trên cổ phiếu=Lợi nhuận hoặc lỗ phân bố cho cổ đông sở hữu cố phiếu phổ thôngSổ trích quỹ khen thưởng, phúc lợi
Số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ

Việc xác đính lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông và số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ được thực hiện theo hướng dẫn của TT 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của BTC và các văn bản sửa đổi bổ xung thay thế.

3.20. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (mã số 71)

3.20.1. Phản ánh lãi suy giảm trên cổ phiếu, có tính đến sự tác động của công tụ trong tương lai có thể được chuyển đổi thành cố phiếu và pha loãng giá trị cổ phiếu.

Chỉ tiêu này được trình bày trên Báo cáo tài chính của công ty cổ phần là DN độc lập. Đối với công ty mẹ là công ty cổ phần, chỉ tiêu này chỉ được trình bày trên BCTC hợp nhất, không trình bày trên BCTC riêng của công ty mẹ.

3.20.2. Lãi suy giảm trên cổ phiếu được xác định như sau:

Lãi suy giảm trên cổ phiếu=Lợi nhuận hoặc lỗ phân bố cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thôngSố trích quỹ khen thưởng, phúc lợi
Số bình quân gia quyền của cổ phiếu phố thông đang lưu hành trong kỳ+Số lượng cổ phiếu phổ thông dự kiến được phát hành thêm

3.20.3. Xác định lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu.

Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông=Lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế TNDNCác khoản điều chỉnh giảm+Các khoản điều chỉnh tăng

– Nếu công ty trình bày lãi cơ bản trên cổ phiếu trên BCTC hợp nhất thì lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế TNDN trong kỳ là lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế TNDN được tính trên cơ sở thông tin hợp nhất. Nếu công ty trình bày trên BCTC riêng thì lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế TNDN trong kỳ là lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế riêng của công ty.

a. Các khoản điều chỉnh giảm lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế TNDN để tính lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ phiếu phổ thông khi xác định lãi suy giảm trên cổ phiếu.

a1. Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi: cổ tức của cổ phiếu ưu đãi bao gồm: cổ tức của cổ phiếu ưu đãi không lũy kế được thông báo trong kỳ báo cáo và cổ tức của cổ phiếu ưu đãi lũy kế phát sinh trong kỳ báo cáo. Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được tính như sau:

Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi=Tỷ lệ cổ tức của cổ phiếu ưu đãiXMệnh giá cổ phiếu ưu đãi

– Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở hữu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu ưu đãi khi công ty cổ phần mua lại cổ phiếu ưu đãi của người sở hữu.

– Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu phổ thông hoặc các khoản thanh toán khác thực hiện theo điều kiện chuyển đổi có lợi tại thời điểm thanh toán với giá trị hợp lý của cổ phiếu phổ thông được phát hành theo điều kiện chuyển đổi gốc.

– Các khoản cổ tức hoặc các khoản khác liên quan tới cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm.

– Các khoản lãi được ghi nhận trong kỳ liên quan tới cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm.

– Các yếu tố khác làm giảm lợi nhuận sau thuế nếu chuyển đổi cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm thành cổ phiếu phổ thông. Ví dụ, các khoản chi phí để chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông làm giảm lợi nhuận sau thuế TNDN trong kỳ.

Xác định các khoản điều chỉnh tăng lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế TNDN:

– Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán cho người sở hữu với giá trị viết sổ của cổ phiếu ưu đãi khi công ty cổ phần mua lại cổ phiếu ưu đãi của người sở hữu.

– Các yếu tố làm tăng lợi nhuận sau thuế nếu chuyển đổi cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm thành cổ phiếu phổ thông. Ví dụ, khi chuyển đôi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông thì DN sẽ được giảm chi phí lãi vay liên quan tới trái phiếu chuyển đổi và việc làm tăng lợi nhuận sau thuế tTNDN trong kỳ.

3.20.4. Số lượng cổ phiêu để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu:

Số lượng cổ phiếu để tính lãi suy giảm trên cổ phiéu được xác định là số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ công với số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổt hông sẽ được phát hành thêm trong trường hợp tất cả các cổ phiếu PT tiềm năng có tác động làm suy giảm đều được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.

a. Việc xác định số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ được thực hiện theo hướng dẫn của TT số 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của BTC và các văn bản sửa đổi, bổ xung thay thế.

b. Xác định số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông sẽ được phát hành thêm trong kỳ
Cổ phiếu phổt hông sẽ được phát hành thêm trong kỳ được coi là cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động làm suy giảm lãi trên cổ phiếu bao gồm:

– Công cụ tài chính có thể chuyển đổi.

– Quyền chọn mua chứng quyền và các công cụ tương đương.

– Cổ phiếu phổ thông phát hành có điều kiện.

– Hợp đồng được thanh toán bằng cổ phiếu phổ thông hoặc bằng tiền.

– Các quyền chọn đã được mua.

– Quyền chọn bán đã phát hành.

Việc xác định số lượng cổ phiếu phổ thông sẽ được phát hành thêm trong kỳ được thực hiện theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán “Lãi trên cổ phiếu”.

Bảng hướng dẫn cách xây dựng các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo thông tư 200/2014/TT-BTC.

Chỉ tiêu

Mã số

Số dư cuối kỳ Tài khoản

Dư Nợ 

Dư Có

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

01

 

511

Các khoản giảm trừ doanh thu

02

511

521

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (MS 10 = MS 01 – MS 02)

10

 

 

 

Giá vốn hàng bán

11

911

632

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (MS 20 = MS 10 – MS 11)

20

 

 

Doanh thu hoạt động tài chính

21

515

911

Chi phí tài chính

22

911

635

Trong đó: - Chi phí lãi vay

23

911

6354

Chi phí bán hàng

25

911

641

Chi phí quản lý doanh nghiệp

26

911

642

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

[MS 30 = MS 20 + (MS 21 – MS 22) – MS 25 – MS 26]

30

 

 

Thu nhập khác

31

711

911

Chi phí khác

32

911

811

Lợi nhuận khác (MS 40 = MS 31 – MS 32)

40

 

 

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (MS 50 = MS 30 + MS 40)

50

 

 

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (MS 51 = A – B)

Trên đây là Hướng dẫn lập Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh theo thông tư 200/2014/TT-BTC. Bình luận

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Mẫu phiếu nhập kho theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Mẫu phiếu nhập kho theo quyết định 48 của Bộ Tài chính.

Mẫu phiếu nhập kho theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Mẫu phiếu nhập kho theo quyết định 48 của Bộ Tài chính.

Bài viết tiếp theo

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo