Khóa Học Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp - 100% Học Thực Chiến Cùng Kế Toán Trưởng

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 19/07/2024 23 phút đọc

Công việc của kế toán hành chính sự nghiệp vô cùng phức tạp, đòi hỏi sự chính xác cao và kỹ năng chuyên sâu hơn so với các vị trí kế toán khác do liên quan đến nhiều tài khoản và con số. Chính vì thế, kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp luôn cần cập nhật và rèn luyện những kỹ năng cần thiết hàng ngày.

Kế toán Lê Ánh tự hào là trung tâm đào tạo kế toán thực tế hàng đầu, được giới chuyên môn và học viên đánh giá cao. Khoá học kế toán hành chính sự nghiệp tại Lê Ánh được thiết kế dành riêng cho những ai muốn phát triển sự nghiệp kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp. 

Đặc biệt, Khóa học kế toán hành chính sự nghiệp tại Lê Ánh được giảng dạy bởi các kế toán trưởng giàu kinh nghiệm từ các đơn vị sự nghiệp nhà nước, cung cấp cho học viên những kiến thức thực tế và kỹ năng cần thiết để trở thành một kế toán chuyên nghiệp trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp.

Tham gia khoá học, bạn sẽ được học từ những tình huống thực tiễn, nâng cao kỹ năng và hiểu biết để sẵn sàng đối mặt với các thách thức trong công việc kế toán hành chính sự nghiệp. Hãy đến với Kế toán Lê Ánh để trải nghiệm phương pháp đào tạo thực chiến và nâng cao khả năng của mình trong lĩnh vực này.

Hiểu Về Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp Là Gì?

Các cơ quan hành chính sự nghiệp là những tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phi lợi nhuận, chủ yếu được tài trợ từ ngân sách nhà nước, nguồn phí và lệ phí được khấu trừ để lại, cùng với một số nguồn tài chính khác. Những đơn vị này thực hiện các chức năng, nhiệm vụ do nhà nước giao phó, bao gồm:

  • Cơ quan hành chính nhà nước (Đơn vị hành chính như uỷ ban Huyện, sở tài nguyên môi trường, sở lao động thương binh xã hội…) 

  • Đơn vị cung cấp dịch vụ công cho xã hội (Đơn vị sự nghiệp như Trường học, bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng…)

Các đơn vị hành chính sự nghiệp thường quản lý các lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thông tin, khoa học công nghệ, và kinh tế. Họ hoạt động dựa trên nguồn kinh phí cấp từ nhà nước hoặc các nguồn khác như thu sự nghiệp, phí, lệ phí, hoạt động kinh doanh, và viện trợ không hoàn lại.

Để quản lý và chủ động trong các khoản chi tiêu, hàng năm các đơn vị hành chính sự nghiệp phải lập dự toán cho từng khoản chi tiêu. Dựa vào dự toán này, ngân sách nhà nước sẽ cấp kinh phí cho các đơn vị. Vì vậy, kế toán hành chính sự nghiệp đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với đơn vị mà còn đối với việc quản lý ngân sách nhà nước.

Kế toán hành chính sự nghiệp là một hệ thống thông tin và kiểm tra bằng số liệu, giúp quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, theo dõi tình hình sử dụng và quyết toán kinh phí, quản lý vật tư và tài sản công, cũng như chấp hành dự toán thu chi và các tiêu chuẩn, định mức thu chi tại đơn vị.

Học Viên Nhận Được Gì Khi Tham Gia Khóa Học?

Học viên được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp và thực tế, dưới sự giảng dạy và đào tạo trực tiếp từ giảng viên là kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp Nhà nước có trên 10 năm kinh nghiệm.

Khóa học được Kế toán Lê Ánh thiết kế với mục tiêu giúp cho học viên có thể tiếp thu được những kiến thức như sau:

  • Nắm rõ các phương pháp kế toán hành chính sự nghiệp (đơn vị hành chính sự nghiệp có thu và không có thu)

  • Biết và vận dụng được các kỹ năng tổng hợp và phân bổ nguồn kinh phí hợp lý

  • Nắm rõ được các tài khoản và hạch toán của kế toán hành chính sự nghiệp

  • Các loại nguồn kinh phí và chi phí sự nghiệp

Mục Đích Khóa Học Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp

  • Bồi dưỡng kiến thức tổng quát nhất nhằm nâng cao năng lực, trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ kế toán thuộc các đơn vị hành chính sự nghiệp, đưa hiệu quả quản lý tài chính cao;

  • Biết tổng hợp tất cả các loại luân chuyển tài chính (biểu hiện bằng tiền) trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, giúp kế toán trưởng hoàn thành công việc báo cáo tài chính cuối kỳ;

  • Biết liên hệ giữa loại hình kế toán doanh nghiệp và loại hình kế toán hành chính sự nghiệp;

  • Ra được sản phẩm cuối cùng là các báo cáo sổ sách kế toán.

Đối tượng tham gia khóa học

Đối Tượng Nên Tham Gia Khóa Học Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp

  • Cán bộ đang công tác tại bộ phận kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế: nhà nước, liên doanh, bộ phận quản lý cấp trên, công an kinh tế có nhu cầu học để phục vụ công tác.

  • Sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, THCN, học sinh đã tốt nghiệp THPT, những người có mong muốn học và làm kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp.

Nội dung khóa học kế toán hành chính sự nghiệp

Nội dung khoá học cơ quan hành chính nhà nước:

Nguyên Lý Kế Toán 

Tổng quan, khái quát về Ngân sách nhà nước, Mục lục ngân sách nhà nước, đơn vị Hành chính sự nghiệp, phân loại đơn vị Hành chính sự nghiệp theo ngành dọc + cấp Ngân sách + theo mức độ đảm bảo kinh phí, các đối tượng liên quan Hành chính sự nghiệp.

- Nguyên tắc kế toán

- Hệ thống tài khoản Kế toán

- Quy định về tài khoản Kế toán

- Tính chất các loại tài khoản Kế toán

- Các hình thức sổ Kế toán

- Hệ thống Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán

- Các nội dung về Tiền mặt, tiền gửi, định kỳ đối chiếu...

- Các nội dung về NVL, CCDC: mua sắm hoặc được cấp, quản lý CCDC trong và ngoài kho

- Các nội dung về TSCĐ: mua sắm hoặc được cấp, phân biệt khấu hao TSCĐ và hao mòn TSCĐ. TSCĐ mua từ các nguồn: NSNN, SXKD, NVKD, quỹ PTHĐSN...

 - Các nội dung về tiền lương, phụ cấp và các khoản theo lương, các khoản khác như tiền thưởng, làm thêm giờ, thu nhập tăng thêm…

- Các bút toán cuối năm: Tính hao mòn TSCĐ. XĐ KQHĐ và các trường hợp thặng dư, thâm hụt, không thặng dư thâm hụt…

Sau phần học lại sẽ giúp học viên đọc hiểu hệ thống các sổ sách và báo cáo  

 Thực hành trên phần mềm kế toán, dựa trên bộ chứng từ thực tế

Chương 1. Mở sổ Kế Toán 

- Khai báo hệ thống tài khoản kế toán

- Khai báo nguồn kinh phí

- Khai báo phòng ban

- Khai báo cán bộ

- Khai báo Khách hàng, nhà cung cấp

- Khai báo tài khoản mở tại ngân hàng, kho bạc nhà nước.

- Khai báo loại quỹ

- Khai báo vât tư, Công cụ dụng cụ, Tài sản cố định.

- Nhập số dư đầu năm

Kiểm tra tính đúng đắn của số liệu đầu năm, đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết, sổ tổng hợp và báo cáo tài chính đầu năm. Cách xử lý nếu phát hiện ra sai sót

Chương 2: Kế toán Ngân sách nhà nước  (thực chi, chuyển khoản)

- Nhận dự toán giao đầu năm, dự toán bổ sung hoặc điều chỉnh tăng giảm trong năm, hủy dự toán cuối năm

- Hướng dẫn lập các hồ sơ chứng từ thanh, quyết toán cho từng khoản mục chi thường xuyên; chi trực tiếp…

- Hướng dẫn lập giấy rút dự toán kinh phí

- Hướng dẫn lập bảng kê chứng từ thanh toán, tạm ứng 

- Định kỳ đối chiếu dự toán với Kho bạc nhà nước, nếu sai, phát hiện và cách xử lý

 Giúp bạn đọc hiểu bảng cân đối, đối chiếu Kho bạc nhà nước, báo cáo liên quan  

Chương 3: Kế toán rút tiền mặt từ nguồn Ngân sách nhà nước (tạm ứng, thực chi)

- Hướng dẫn lập các hồ sơ chứng từ thanh, quyết toán cho từng khoản mục chi thường xuyên; chi trực tiếp…

- Hướng dẫn lập giấy rút dự toán kinh phí

- Hướng dẫn lập bảng kê chứng từ thanh toán, tạm ứng 

- Hướng dẫn lập và hạch toán các loại chứng từ liên quan: phiếu thu, phiếu chi, các chứng từ kế toán khác liên quan

- Định kỳ đối chiếu tiền mặt với thủ quỹ, nếu sai, phát hiện và cách xử lý

Giúp bạn  đọc hiểu bảng cân đối, sổ quỹ Tiền mặt, báo cáo liên quan

Chương 4: Kế toán Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ (nhập xuất và không nhập xuất qua kho, mua sắm hoặc được cấp bằng hiện vật)

- Hướng dẫn lập các hồ sơ chứng từ thanh, quyết toán cho từng khoản mục chi thường xuyên; chi trực tiếp…

- Hướng dẫn lập giấy rút dự toán kinh phí

- Hướng dẫn lập bảng kê chứng từ thanh toán, tạm ứng 

- Hướng dẫn lập và hạch toán các loại chứng từ liên quan: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, các chứng từ kế toán khác liên quan

- Định kỳ đối chiếu kho với thủ kho, nếu sai, phát hiện và cách xử lý

- Định kỳ kiểm kê Công cụ dụng cụ sử dụng tại đơn vị, nếu sai, phát hiện và cách xử lý

Giúp bạn đọc hiểu bảng cân đối, báo cáo liên quan  

Chương 5: Kế toán Tài sản cố định (mua sắm và được cấp bằng hiện vật, sửa chữa, thanh lý...)

- Hướng dẫn lập các hồ sơ chứng từ thanh, quyết toán cho từng khoản mục chi thường xuyên; chi trực tiếp…

- Hướng dẫn lập giấy rút dự toán kinh phí

- Hướng dẫn lập bảng kê chứng từ thanh toán, tạm ứng 

- Hướng dẫn lập và hạch toán các loại chứng từ liên quan: Quyết đinh, biên bản kiểm kê TS, thanh lý TS, các chứng từ kế toán khác liên quan

- Định kỳ kiểm kê TSCĐ sử dụng tại đơn vị, nếu sai, phát hiện và cách xử lý

Giúp bạn đọc hiểu bảng cân đối, sổ TSCĐ, báo cáo liên quan  

Chương 6: Kế toán Tiền lương và các khoản theo lương (Nộp thuế TNCN nếu có)
- Hướng dẫn lập các hồ sơ chứng từ thanh toán cho cho NLĐ…

- Hướng dẫn lập giấy rút dự toán kinh phí

- Hướng dẫn lập và hạch toán các loại chứng từ liên quan: bảng lương và phụ cấp, bảng tính bảo hiểm, KPCĐ, bảng tính TNCN, bảng tính tiền làm thêm giờ, bảng tính tiền thu nhập tăng thêm..., các chứng từ kế toán khác liên quan

- Định kỳ theo dõi tăng lương thường xuyên, cách theo dõi, tránh bị sót của NLĐ

Giúp bạn đọc hiểu bảng cân đối, báo cáo tiền lương, báo cáo liên quan  

Chương 7: Các bút toán cuối năm

– Tính hao mòn TSCĐ cuối năm => BBKK TSCĐ

– Kết chuyển DT, CP để XĐ KQHĐ cuối năm

– Lập BCTC

+ Bảng cân đối tài khoản (sổ kế toán)

+ Báo cáo tình hình tài chính

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Lưu chuyển tiền tệ

+ Thuyết minh báo cáo tài chính
– Lập BCQT

+ Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động

+ Báo cáo chi tiết chi từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn phí NSNN

– Đối chiếu kho bạc:

+ Đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại kho bạc

+ Đối chiếu tình hình sử dụng kinh phí NSNN tại kho bạc

– Và các sổ sách, báo cáo khác.

  Giúp bạn đọc hiểu bảng cân đối, kiểm soát số liệu, đọc hiểu các loại báo cáo

 

Khóa học kế toán hành chính sự nghiệp

Lợi Ích Khi Tham Gia Khóa Học Kế Toán Hành Chính Sự Nghiệp

  • Học viên tham gia  khoá học kế toán hành chính sự nghiệp được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp và thực tế, dưới sự giảng dạy và đào tạo trực tiếp từ giảng viên là kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp Nhà nước có  trên 10 năm kinh nghiệm.

  • Khóa học Kế toán hành chính sự nghiệp tại Kế toán Lê Ánh được thiết kế với mục tiêu giúp cho học viên sau khóa học có thể tiếp thu được những kiến thức như sau:

  • Nắm rõ các phương pháp kế toán hành chính sự nghiệp

  • Biết và vận dụng được các kỹ năng tổng hợp và phân bổ nguồn kinh phí hợp lý

  • Nắm rõ được các tài khoản và hạch toán của kế toán hành chính sự nghiệp

  • Các loại nguồn kinh phí và chi phí sự nghiệp

Lịch Học Và Học Phí Khoá Học   

Hình thức học: Học Online tương tác trực tiếp với giảng viên qua Google meet, Zalo… 

Học phí khóa học kế toán hành chính sự nghiệp theo nhóm ( 3-5 học viên) : 7.000.000đ

Học phí hình thức 1 kèm 1 (theo thỏa thuận)

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh ketoanleanh
Bài viết trước Sách Nguyên Lý Kế Toán Ứng Dụng – Tài Liệu Hữu Ích Cho Kế Toán

Sách Nguyên Lý Kế Toán Ứng Dụng – Tài Liệu Hữu Ích Cho Kế Toán

Bài viết tiếp theo

Bảng Cân Đối Kế Toán Là Gì? Mẫu Và Hướng Dẫn Cách Lập

Bảng Cân Đối Kế Toán Là Gì? Mẫu Và Hướng Dẫn Cách Lập
Viết bình luận
Thêm bình luận

1 Bình luận

B
Bộ

Trung tâm tư vấn cho tôi khóa học kế toán hành chính sự nghiệp có thu nhé. Tôi mới nhận việc chưa làm được . Cần gv hỗ trợ nghiệp vụ trực tiếp . Cảm ơn

Trả lời
22:41 23/08/2024
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo