Mẫu sổ Cái theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 06/03/2024 25 phút đọc

Theo thông lệ, không bắt buộc phải mở Sổ cái để thực hiện quy trình kế toán. Tuy nhiên trên thực tế, việc sử dụng Sổ cái có nhiều tác dụng về quản lý cũng như thực hiện các nghiệp vụ hạch toán. 

Các kế toán trưởng tham gia giảng dạy tại khóa học kế toán online/offline của kế toán Lê Ánh hướng dẫn bạn mẫu sổ và cách lập sổ Cái theo Thông tư 133/2016 

1. Sổ Cái là gì? 

Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Mỗi tài khoản được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên sổ Cái đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán.

2. Mẫu sổ Cái theo Thông tư 133/2016/TT-BTC 

Đơn vị: …………………………..

Địa chỉ: …………………………...

Mẫu số S03b-DNN

(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

SỔ CÁI

(Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung)

Năm...

Tên tài khoản …………..

Số hiệu…………

Ngày, tháng ghi sổ

Chứng từ

Diễn giải

Nhật ký chung

Số hiệu TK đối ứng

Số tiền

Số hiệu

Ngày tháng

Trang sổ

STT dòng

Nợ

A

B

C

D

E

G

H

1

2

 

 

 

- Số dư đầu năm

- Số phát sinh trong tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cộng số phát sinh tháng

- Số dư cuối tháng

- Cộng lũy kế từ đầu quý

 

 

 

 

 

- Sổ này có .... trang, đánh số từ trang số 01 đến trang ...

- Ngày mở sổ:...

Ngày ... tháng ... năm ...

Người lập biểu

(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Người đại diện theo pháp luật

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.

3. Hướng dẫn cách ghi sổ Cái theo Thông tư 133/2016/TT-BTC 

- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ. 

- Cột B,C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán được dùng làm căn cứ ghi sổ. 

- Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ phát sinh. 

- Cột E: Ghi số trang của sổ Nhật ký chung đã ghi nghiệp vụ này. 

- Cột G: Ghi dòng của sổ Nhật ký chung đã ghi nghiệp vụ này. 

- Cột H: Ghi số hiệu của các tài khoản đối ứng liên quan đến nghiệp vụ phát sinh với tài khoản trang sổ Cái này (Tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau). 

- Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có của Tài khoản theo từng nghiệp vụ kinh tế.

 Đầu tháng , ghi số dư đầu kỳ cảu tài khoản vào dòng đầu tiên, cột số dư (Nợ hoặc Có). Cuối tháng, cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, tính ra số dư và cộng luỹ kế số phát sinh từ đầu quý của từng tài khoản để làm căn cứ lập Bảng cân đối tài khoản và báo cáo tài chính. 

4. Tải miễn phí mẫu sổ Cái theo Thông tư 133/2016/TT-BTC 

Để thuận tiện cho việc theo dõi sổ sách, các bạn có thể tải mẫu sổ Cái theo Thông tư 133/2016/TT-BTC  TẠI ĐÂY   

Bài viết xem thêm:  Mẫu sổ nhật ký chung theo Thông tư 133/2016/TT-BTC   

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công! 

Nhằm hỗ trợ học viên nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng, trung tâm Lê Ánh mở ra khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu thực tế , nếu bạn quan tâm,vui lòng truy cập website: ketoanleanh.edu.vn để biết thêm thông tin chi tiết. 

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Mẫu Giấy thanh toán tiền tạm ứng Mẫu số 04 – TT theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Mẫu Giấy thanh toán tiền tạm ứng Mẫu số 04 – TT theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Bài viết tiếp theo

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo