Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ (định mức)

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 07/08/2016 24 phút đọc

Các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, đối tượng sản phẩm sử dụng nhiều nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ phức tạp và khác phân xưởng cần một phương pháp tính giá có công thức chung nhất.

Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên của lớp học đào tạo kế toán tổng hợp tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các yêu cầu cần thiết của Phương pháp tính giá theo tỷ lệ (định mức). 

Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ (định mức)

a.    Cách tính giá thành theo tỷ lệ (định mức)

-    Đối tượng áp dụng là các loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau trong cùng một doanh nghiệp (có thể khác phân xưởng).
-    Phương pháp này sử dụng nhằm giảm bớt khối lượng hạch toán.
-    Kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. học kế toán doanh nghiệp
-    Tỷ lệ (định mức) ở đây chính là tỷ lệ giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức).
-    Đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm cùng loại, đối tượng tập hợp giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm.

b.    Ví dụ thực tế Học kế toán ở đâu tốt

Tại doanh nghiệp An Hòa sản xuất sp kệ inox A có 2 quy cách A1 và A2, chi phí trong tháng tập hợp được như sau (ĐVT : triệu đồng)
-    CP NVLTT: 2.750; CP NCTT: 390; CP SXC: 364
-    Không có sản phẩm dở dang.
-    Trong tháng đã hoàn thành nhập kho 1 SP A1; 100 SP A2, giá thành định mức từng quy cách sản phẩm như sau:
(ĐVT: triệu đồng)

Khoản mục

SP A1

SP A2

Chi phí NVLTT

10

15

Chi phí NCTT

1,4

1,85

Chi phí SXC

1,4

2,1

Tổng cộng

12,8

18,95

Theo số liệu trong kỳ và cách thức phương pháp tỷ lệ, kế toán lên được bảng tính giá thành cho mỗi sản phẩm:
ĐVT: nghìn đồng

 

Sản phẩm A

Sản phẩm B

Tổng tiêu chuẩn phân bổ 

Chi phí sản xuất TT

Tỷ lệ tính giá thành

Giá thành định mức

Tiêu chuẩn phân bổ

Giá thành định mức

Tiêu chuẩn phân bổ

Chi phí NVLTT

10

1.000

15

1.500

2.500

2.750

1,1

Chi phí NCTT

1,4

140

1,85

185

325

390

1,2

Chi phí SXC

1,4

140

2,1

210

350

364

1,04

Tổng cộng

12,8

1.280

31.000

1.895

3.425

3.504

 

Bảng tính giá thành sản phẩm A1 số lượng: 100

ĐVT: triệu đồng

 

Tiêu chuẩn phân bổ

Tỷ lệ tính giá thành

Tổng giá thành sản phẩm A1

Giá thành đơn vị sản phẩm A1

Chi phí NVLTT

1.000

1,1

1.100

11

Chi phí NCTT

140

1,2

168

1,68

Chi phí SXC

140

1,04

145,6

1,456

Tổng cộng

1.280

1.120.000

1.413,6

14,136

Bảng tính giá thành sản phẩm A2 số lượng: 100

ĐVT: triệu đồng

Khoản mục
chi phí

Tiêu chuẩn phân bổ

Tỷ lệ tính giá thành

Tổng giá thành sản phẩm A2

Giá thành đơn vị sản phẩm A2

Chi phí NVLTT

1.500

1,1

1.650

16,5

Chi phí NCTT

185

1,2

222

2,22

Chi phí SXC

210

1,04

218,4

2,184

Tổng cộng

1.895

 

2.090,4

20,904

c.    Ưu điểm 

-    Dễ phát hiện những khoản chênh lệch về chi phí thực tế phát sinh so với định mức của từng khoản mục, đối tượng, khu vực chịu chi phí. 
-    Xác định nguyên nhân dẫn đến những thay đổi của chi phí. 
-    Giúp cho nhà quản lý có những căn cứ đề ra những quyết định hữu ích, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, ngăn chặn được những hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí đúng mục đích. 

d.    Nhược điểm

-    Sử dụng phương pháp này rất phức tạp.
-    Đầu mỗi kỳ kế toán phải tính giá thành định mức cho từng khoản mục cấu thành nên giá thành trên nhiều phương diện khác nhau.
-    Khó khăn trong việc tính chính xác định mức và phải liên tục kiểm tra lại tính thực tế của định mức.

e.    Đối tượng áp dụng

Thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng đa dạng như: may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng),…

>>>>>Bài viết xem thêm: Phương pháp tính giá thành theo hệ số

Mong bài viết Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ (định mức) của Kế toán Lê Ánh giúp ích được cho bạn đọc.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để biết được thông tin của các khóa học này.

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Phương pháp tính giá thành phân bước

Phương pháp tính giá thành phân bước

Bài viết tiếp theo

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo