Tổng quan các phương pháp tính giá thành sản phẩm phổ biến nhất hiện nay

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 18/07/2024 23 phút đọc

Giá thành sản phẩm phản ánh toàn bộ kết quả sử dụng các khoản hao phí về khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành, chỉ bao gồm chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, không tính những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

Kế toán cần phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành để tránh dẫn tới việc phá vỡ các quan hệ hàng hóa - tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất. Dưới đây, đội ngũ giảng viên của lớp học đào tạo kế toán tổng hợp tại Kế toán Lê Ánh xin được trình bày các phương pháp tính giá thành sản phẩm.

1. Các loại giá thành sản phẩm

Muốn hiểu rõ các phương pháp tính giá thành sản phẩm, trước hết cần phân loại được các loại giá thành theo các tiêu thức phân biệt như sau:

-    Phân loại theo thời điểm tính và số liệu tính giá thành

•    Giá thành kế hoạch: được xây dựng vào thời điểm đầu kỳ kế toán dựa trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Đây là căn cứ để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp. khóa học kế toán thuế

•    Giá thành định mức: cũng được xây dựng vào thời điểm đầu kỳ kế toán dựa trên cơ sở chi phí các định mức chi phí sản xuất hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Đây là thước đo để đánh giá kết quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp cũng như các giải pháp mới được đưa vào để cải thiện tình hình sử dụng chi phí.
•    Giá thành thực tế: chỉ được xác định khi quá trình sản xuất và chế tạo đã hoàn thành dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. Đây là chỉ tiêu kinh tế để xác định được chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

-    Phân loại theo phạm vi chi phí

•    Giá thành sản xuất: giá thành sản xuất được ghi sổ kế toán thành phẩm để tính lợi nhuận của hoạt động bán hàng. Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã hoàn thành. 

•    Giá thành tiêu thụ: bao gồm các chi phí từ khi bắt đầu đến khi sản phẩm đến được tay người tiêu dùng. Đó là chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

2. Những phương pháp tính giá thành sản phẩm 

Mỗi doanh nghiệp đều có đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm riêng, vì thế thực tế phải có nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm thích hợp cho từng loại hình. Có thể liệt kê các phương pháp tính giá thành sau:
-    Phương pháp trực tiếp
-    Phương pháp hệ số
-    Phương pháp tỷ lệ ( định mức)
-    Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
-    Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
-    Phương pháp phân bước
Đặc điểm của từng phương pháp:

2.1.Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp

a. Cách tính

Tổng giá thành sản xuất sản phẩm    =    Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ    +    Chi phí sản xuất trong kỳ    -    Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ

b. Đối tượng áp dụng

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít , sản xuất với khối lượng lớn và chu kì sản xuất ngắn. Ví dụ: các doanh nghiệp khai thác than, quặng, hải sản, các doanh nghiệp sản xuất động lực (điện, nước,…)
Ngoài ra phương pháp còn được áp dụng cho những doanh nghiệp tuy có quy trình sản xuất phức tạp nhưng sản xuất khối lượng lớn và ít loại sản phẩm, đối tượng tính giá thành ở trong những phân xưởng riêng biệt hoặc để tính giá thành của những công việc nhất định như thi công công trình, xây lắp.

2.2. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

a. Cách tính

-    Đặc biệt sử dụng cho các quy trình sản xuất ngoài sản phẩm chính còn thu được các sản phẩm phụ có giá trị.
-    Sản phẩm được coi là sản phẩm phụ là những sản phẩm:
•    Không thuộc danh mục sản xuất chính
•    Sản xuất không hướng đến
•    Tỷ trọng về khối lượng và giá trị sản phẩm phụ phải chiếm tỷ trọng nhỏ so với sản phẩm chính ( -    Giá trị sản phẩm phụ đơn giản nhất được xác định bằng cách xây dựng tỷ trọng của chi phí sản xuất sản phẩm phụ so với sản phẩm chính.
-    Công thức:

Tỷ trọng của chi phí sản xuất sản phẩm phụ    =    Chi phí sản xuất sản phẩm phụ / Chi phí sản xuất thực tế

b. Các đối tượng áp dụng

-    Các doanh nghiệp có quá trình sản xuất mà bên cạnh sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ.
-    Doanh nghiệp chế biến dầu thô, ngoài sản xuất xăng, dầu còn sản xuất được một phần chế phẩm cho nước hoa, nến,…
-    Doanh nghiệp sản xuất gỗ có thêm sản phẩm phụ là các phế liệu như: mùn cưa, gỗ vụn nhỏ,… bán cho các nhà máy gạch hoặc nhà máy giấy.

2.3. Phương pháp theo đơn đặt hàng

a.    Cách tính

-    Phương pháp áp dụng cho từng đơn đặt hàng nên việc tổ chức kế toán chi phí phải phụ thuộc vào từng đơn đặt hàng.
-    Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng cũng  là đối tượng tính giá thành . 
-    Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, máy thi công và sản xuất chung phát sinh kể từ lúc tiến hành thực hiện cho đến lúc hoàn thành hay chuyển giao cho khách hàng. 
-    Giá trị của những sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau chính là phầm đơn đặt hàng chưa hoàn thành thu thập được. 

b.    Đối tượng áp dụng

-    Công ty xây dựng, xây lắp các công trình hạ tầng riêng biệt.
-    Công ty sản xuất các hàng thủ công, mỹ nghệ lớn và đặc biệt cho riêng từng dự án.
-    Công ty xuất khẩu theo đơn hàng tiêu chuẩn của nước ngoài: giầy dép, quần áo thời trang, nông sản, thủy sản.

2.4.    Phương pháp hệ số

a.    Cách tính

-    Dùng cho các sản phẩm được sản xuất trên cùng một dây chuyền với cùng nguyên liệu, nhân công và các chi phí bằng tiền khác.
-    Quá trình tập hợp chi phí được dựa trên toàn bộ quá trình sản xuất mà không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm.
-    Để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm cần phải quy đổi các sản phẩm khác nhau về từng hệ số trên một loại sản phẩm tiêu chuẩn được quy ước là hệ số 1.
-    Quy đổi cả thành phẩm và sản phẩm dở dang trên một dây chuyền.
-    Công thức:
•    Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm / Tổng số sản phẩm gốc
•    Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại * Hệ số quy đổi từng loại 
•    Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn * Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn

b.    Đối tượng áp dụng

Áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau:
-    Doanh nghiệp sản xuất quần áo, giầy dép nhiều mẫu mã trên một dây chuyền.
-    Doanh nghiệp chuyên đóng gói các loại bao bì sản phẩm.
-    Doanh nghiệp chế biến hàng nông sản.

2.5.    Phương pháp tỷ lệ (định mức)

a.    Cách tính

-    Đối tượng áp dụng là các loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau trong cùng một doanh nghiệp (có thể khác phân xưởng).
-    Phương pháp này sử dụng nhằm giảm bớt khối lượng hạch toán kế toán​.
-    Kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. 
-    Tỷ lệ (định mức) ở đây chính là tỷ lệ giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức).
-    Đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm cùng loại, đối tượng tập hợp giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm.

b.    Đối tượng áp dụng

Thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng đa dạng như: may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng),…

Tổng quan các phương pháp tính giá thành sản phẩm phổ biến nhất hiện nay

2.6.    Phương pháp phân bước

a.    Cách tính

-    Tính cho các quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, nhiều công đoạn khác nhau nối tiếp theo trình tự.
-    Mỗi công đoạn có một bán thành phẩm riêng biệt.
-    Bán thành phẩm của công đoạn trước là đối tượng của công đoạn sau.
-    Đặc điểm của loại hình sản xuất này là luôn có sản phẩm dở dang và sản phẩm dở dang có thể ở tất cả các công đoạn.
-    Tập hợp chi phí trên từng công đoạn, tính giá trên các công đoạn trung gian và thành phẩm tại công đoạn cuối cùng.

b.    Đối tượng áp dụng Học kế toán ở đâu tốt

-    Áp dụng trong doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục.
-    Các doanh nghiệp chế biến đồ hộp, đồ gia dụng, quần áo thời trang,…

>>>>Bài viết xem thêm: Phương pháp tính giá thành phân bước

Mong bài viết tổng quan các phương pháp tính giá thành sản phẩm phổ biến nhất hiện nay của Kế toán Lê Ánh giúp ích được cho bạn đọc.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để biết được thông tin của các khóa học này.

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Cách hạch toán nhập kho thành phẩm

Cách hạch toán nhập kho thành phẩm

Bài viết tiếp theo

IFRS Cho Người Không Có Nền Tảng Kế Toán: Bắt Đầu Từ Đâu?

IFRS Cho Người Không Có Nền Tảng Kế Toán: Bắt Đầu Từ Đâu?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo