Cách xử lý hàng tồn kho bị âm trên sổ sách và âm trên kho

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 01/01/1970 13 phút đọc

Hàng tồn kho là tài khoản tài sản có số dư bên Nợ, nhưng trong nhiều trường hợp sai bút toán từ trong kỳ dẫn đến có số dư bên Có. Hoặc đôi khi quá trình theo dõi sổ sách không sát sao dẫn đến hàng trong kho hết mà trên sổ sách vẫn còn dương. Bài viết này, đội ngũ giảng viên từ khóa học đào tạo kế toán tổng hợp tại Kế toán Lê Ánh xin hướng dẫn cách xử lý hàng tồn kho bị âm cả trên sổ sách và trong kho thực tế. 

>>>>Xem thêm: hướng dẫn chi tiết cách tính giá hàng mua ngoài

1.    Cách xử lý hàng tồn kho bị âm trên sổ sách

Cách xử lý hàng tồn kho bị âm trên sổ sách 

cach-xu-ly-hang-ton-kho-bi-am-tren-so-sach

1.1.    Nếu có hoá đơn đầu vào

-    Kiểm tra lại sổ sách:
•    Kiểm tra lại sổ chi tiết 331 các trường hợp người bán chưa xuất hoá đơn thì yêu cầu người bán xuất lại để bổ sung.
•    Đối chiếu hóa đơn mua hàng, PNK, PXK với sổ chi tiết hàng tồn kho xem đã vào đủ các hóa đơn, bắt đầu từ thời điểm lên Bảng cân đối kế toán của kỳ trước, nếu thiếu hoặc sai sót thì chỉnh sửa và bổ sung.
-    Kiểm tra lại hàng trong kho:
•    Nếu có hoá đơn đầu vào nhưng hàng hóa kho bị âm so với sổ, các bạn làm biển bản kiểm kê kho. Nếu hàng hóa đã khớp với sổ, chứng tỏ quá trình kiểm tra hàng trước đây có sai sót.
•    Nếu hàng hóa thực sự bị âm, hạch toán hàng thiếu vào tài khoản 138, sau đó tuy tìm nguyên nhân dẫn đến thiếu hàng và truy cứu trách nhiệm của thủ kho hoặc nhân viên có liên quan.

1.2.    Nếu không có hoá đơn đầu vào

a.    Cách 1: Bổ sung hoá đơn

-    Doanh nghiệp có thể ổ sung hoá đơn GTGT, hoá đơn bán lẻ của cá nhân, hộ kinh doanh (Ngày trên hoá đơn bổ sung trước ngày hoá đơn bán ra).
-    Khi có hoá đơn, kế toán ghi sổ nhập kho, tính giá thành bình thường. 
-    Các lưu ý khi bổ sung hóa đơn đầu vào:
•    Đây là phương án “hạ sách” cuối cũng mà các doanh nghiệp cần sử dụng. Việc bổ sung hóa đơn đầu vào thể hiện sự gian dối trong hoạt động kinh doanh và chứa nhiều tiềm ẩn rủi ro. Học kế toán doanh nghiệp ở đâu
•    Không nên sử dụng các hóa đơn đầu vào không liên quan đến các nghiệp vụ của doanh nghiệp. Ví dụ: doanh nghiệp không có hoạt động vận tải, nghiệp vụ giao xăng thì không thể có hóa đơn vận tải, xăng dầu.
•    Nên giải thích được tính hợp lệ của hóa đơn, không nên bổ sung quá nhiều hóa đơn với giá trị và diễn giải chung chung giống nhau.

b.    Cách 2: Làm thủ tục hàng về trước hoá đơn về sau

-    Nếu doanh nghiệp quan hệ được với các công ty khác hoặc có sự đồng thuận giao dịch giữa hai bên, có thể làm thủ tục như sau:
•    Để chứng minh được việc hàng về trước hóa đơn về sau, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ: hợp đồng / thoả thuận với các bên, các phiếu nhập, phiếu xuất kho, chứng từ thanh toán,…)
•    Trong hợp đồng phải ghi rõ: thời điểm giao hàng, thời điểm giao nhận hoá đơn, chứng từ cho hàng đi đường (bên bán sử dụng Phiếu xuất kho kiêm lệnh vận chuyển / điều động, sau khi giao nhận đủ, thanh toán tiền mới xuất Hoá đơn GTGT).
-    Lưu ý: 
•    theo khoản 3, điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC, Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi: Lập hóa đơn không đúng thời điểm.
•    Trong trường hợp này, doanh nghiệp đã phải thỏa thuận trước với bên bán và
•    Doanh nghiệp phải giải thích với thuế: Bên bán đã giao hàng nhưng chưa kịp xuất hoá đơn. Do đó đây là lỗi của người bán.

c. Cách 3: Chuyển sang trường hợp hóa đơn sai số lượng

Nếu DN có thể đàm phán với bên mua chuyển thành hóa đơn viết sai số lượng thì cần lập ngay biên bản điều chỉnh giảm và xuất hóa đơn điều chỉnh giảm số lượng mặt hàng đó.

d.    Cách 4: Chấp nhận bị phạt khi quyết toán

-    Vi phạm xuất hóa đơn khống vì trên sổ sách không còn hàng tồn kho (dù trong kho vẫn còn hàng), vẫn xuất hàng ra để sử dụng. 
-    Lưu ý, theo điều 10, Thông tư 10 /2014/TT-BTC): Phạt tiền đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (giảm nhẹ với hành vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng) hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (có giảm với hành vi Thông báo thông tin không đầy đủ về việc lập hóa đơn hoặc thông báo không đúng quy định)

2.    Cách xử lý hàng tồn kho bị âm trong kho

-    Doanh nghiệp có hai nghiệp vụ chính, mua và bán. 
•    Đầu vào, mua hàng thì doanh nghiệp lấy hoá đơn và có hạch toán đầy đủ 
•    Nhưng khi bán hàng, một số doanh nghiệp chuyên bán lẻ cho người tiêu dùng, họ không lấy hóa đơn. 
•    Do đó, bộ phận bán hàng không xuất hoá đơn cho khách hàng. Dẫn đến kế toán không hạch toán vào sổ, cuối năm kiểm kê kho thì trong kho không còn hàng nhưng trên sổ sách lại còn hàng.

⇒    Cách xử lý: học kế toán doanh nghiệp

-    Kế toán kiểm tra kho và đối chiếu tất cả sổ sách, chứng từ đầu ra, đầu vào kỹ xem còn thừa bao nhiều hàng trên sổ sách so với kho.
-    Doanh nghiệp xuất hoá đơn bán ra theo hai cách:
•    Có thể xuất bán cho các công ty đang cần hoá đơn đầu vào, trong trường hợp này cần cẩn thận để không vi phạm pháp luật.
•    Xuất cho khách hàng mua hàng mà không lấy hoá đơn, trên hoá đơn viết rõ: Khách hàng không lấy hoá đơn.

 

Trên đây là cách xử lý hàng tồn kho bị âm trên sổ sách và âm trên kho. Mong bài viết trên của Kế toán Lê Ánh giúp ích cho bạn đọc.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để biết được thông tin của các khóa học này.

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Hướng dẫn chi tiết cách tính trị giá vốn hàng bán trong từng loại hình doanh nghiệp

Hướng dẫn chi tiết cách tính trị giá vốn hàng bán trong từng loại hình doanh nghiệp

Bài viết tiếp theo

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo