Các công việc mà kế toán trong doanh nghiệp vận tải cần làm

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 07/07/2023 17 phút đọc

Kế toán tại các doanh nghiệp vận tải có vai trò quan trọng trong việc giúp nhà quản trị kiểm soát, quản lý, sử dụng chi phí một cách hiệu quả. Dưới đây là một số nghiệp vụ kế toán tại các doanh nghiệp vận tải cần ghi nhớ để tránh những sai sót trong quá trình thực hiện.

>>>>> xem thêm  :  Các trường hợp bắt buộc phải thay đổi con dấu công ty

1.Nhiệm vụ của kế toán vận tải.

+ Nhập chứng từ chi hộ vận tải, làm hàng logistic.

+ Nhập sổ theo dõi vận chuyển hàng hóa.

+ Lập sổ, theo dõi kế toán nội bộ trong công ty

+ Đối với hoạt động vận tải: Theo dõi được doanh thu, Chi phí, lãi lỗ từng đầu xe

+ Đối với hoạt động kinh doanh phương tiện vận tải: Theo dõi được doanh thu, giá vốn và lãi lỗ từng phương tiện kinh doanh học kế toán ở cầu giấy

+ Đối với hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa: Theo dõi lịch trình, thời gian bảo dưỡng của từng xe, Chi phí từng lần sửa chữa

+ Theo dõi doanh thu, Chi phí, lỗ lãi của từng mảng kinh doanh

+ Theo dõi lịch trình, thời gian bảo dưỡng, Chi phí bảo dưỡng của từng xe.

+ Hỗ trợ các thủ tục: Hải quan, kho bãi, cảng vụ…

+ Quản lý giám sát việc vận chuyển hàng hóa bằng sổ sách và thực tế.

+ Làm báo cáo, theo dõi công nợ.

+ Quản lý, làm việc với các đối tác vận tải;

+ Lập Kế hoach, điều độ vận tải; nguồn nhân lực là gì

+ Lập bản kê vận chuyển, xuất hóa đơn, theo dõi thu hồi công nợ.

+ Lập bảng tính lương tài xế hàng tháng. 

2. Tài khoản và theo dõi chi phí

2.1. Danh mục tài khoản

Thực hiện hạch toán chi phí, tính giá thành ở TK154

2.2. Đối tượng chi phí

Theo dõi theo từng đối tượng chi phí hoặc đầu xe, hợp đồng hay mảng kinh doanh

Các công việc mà kế toán trong doanh nghiệp vận tải cần làm                                              Các công việc mà kế toán trong doanh nghiệp vận tải cần làm

3. Nghiệp vụ vận tải

3.1 Ghi nhận chi phí trực tiếp

-Chi phí xăng xe:

Nhân viên lái xe nộp các phiếu mua xăng cho phòng kế toán khi kết thúc ca hoặc định kỳ

Đơn vị cung cấp xăng gửi bảng kê tiền xăng từng ngày theo từng đầu xe

Phòng kế toán kiểm tra đối chiếu với bảng kê, đối chiếu với số xăng dầu tiêu hao của từng xe trên cơ sở định mức tiêu hao nhiên liệu và quãng đường

Hạch toán chi phí xăng: Nợ 154/Có 331, 111. (Chi tiết cho từng đầu xe, hay từng hợp đồng) 

-Chi phí lương lái xe:

Kế toán xác định doanh thu khi lái xe kết thúc ca

Kế toán đối chiếu với bảng định mức doanh thu để tính lương cho từng ca. Có thể tính trực tiếp tiền lương của từng lái xe hoặc phân bổ nếu không tính lương trực tiếp cho từng lái xe được

Hạch toán lương lái xe: Nợ 154/Có 334 chi tiết cho từng đầu xe và nhân viên lái xe

Chi phí sửa chữa:

Hạch toán trực tiếp cho từng đầu xe, hoặc hợp đồng. Việc sửa chữa, thay thế thiết bị cũng được theo dõi theo từng đầu xe và quãng đường thực hiện để tính định mức thay thế lốp, phụ tùng khác cho từng xe

Định khoản: Nợ 154/Có 111, 112 chi tiết theo từng đầu xe, nhân viên lái xe

Chi phí khấu hao:

Hạch toán trực tiếp cho từng xe, hoặc phân bổ cho từng hợp đồng

Định khoản: Nợ 154/có 214 chi tiết theo từng đầu xe, nhân viên lái xe

Chi phí khác

Hạch toán Nợ 642, 641 /Có 111, 112 chi tiết theo từng đầu xe, nhân viên lái xe hay phân bổ cho từng hợp đồng

3.2 Ghi nhận doanh thu trực tiếp

Phòng kế toán căn cứ vào Bảng lịch trình xe (đã được duyệt) để lập bảng kê chi tiết doanh thu và thu tiền của nhân viên lái xe

Hạch toán: Nợ 111, 112, 131 / Có 513, 3331 chi tiết cho từng xe, từng hợp đồng

3.3 Ghi nhận chi phí gián tiếp và phân bổ

Các chi phí gián tiếp bao gồm: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (hạch toán thông thường) – Không ghi nhận chi tiết

Phân bổ cho từng mảng kinh doanh, từng xe để xác định lãi lỗ của từng mảng kinh doanh, từng hợp đồng hoặc từng đầu xe

3.4 Xác định kết quả kinh doanh

Căn cứ vào doanh thu, chi phí trực tiếp hoặc chi phí phân bổ của từng đầu xe, từng hợp đồng hay mảng doanh thu để tính toán:

Lãi lỗ = Doanh thu – Chi phí trực tiếp – Chi phí phân bổ

4. Nghiệp vụ sửa chữa, bảo dưỡng

4.1 Sửa chữa bảo dưỡng cho đối tượng trong công ty

Doanh thu, chi phí chi tiết từng đầu xe, nhân viên lái xe

Chi phí phụ tùng sửa chữa:

+ Khi mua về nhập kho

Nợ 152/Có 331, 111, 112

+ Khi xuất dùng

Nợ 154/Có 152

Chi phí lương cho nhân viên sửa chữa: Nợ 154/Có 334

Chi phí khác: Nợ 642 /Có 331, 111, 112

Doanh thu: Nợ 131, 111, 112/ có 512, chi tiết từng xe, nhân viên sửa chữa

4.2 Sửa chữa, bảo dưỡng cho đối tượng ngoài công ty

Doanh thu, chi phí chi tiết từng đầu xe, nhân viên lái xe

Chi phí phụ tùng sửa chữa:

+ Khi mua về nhập kho

Nợ 152/Có 331, 111, 112

+ Khi xuất dùng

Nợ 154/Có 152

Chi phí lương cho nhân viên sửa xe: Nợ 154/Có 334

Chi phí khác: Nợ 642 /Có 331, 111, 112

Doanh thu: Nợ 131, 111, 112/ có 513,3331, chi tiết từng xe, nhân viên sửa chữa.

>>>>>> xem thêm: Hướng dẫn viết " Đơn đề nghị cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh"

Trên đây , kế toán Lê Ánh đã gửi đến các bạn đọc bài viết về các công việc phải làm của kế toán vận tải trong doanh nghiệp? Các bạn có thể tham khảo nhiều bài viết hơn nữa ở website :www.ketoanleanh.vn

Kế toán Lê Ánh tự hào là một trong những trung tâm đào tạo kế toán thực tế tốt nhất hiện nay.Trung tâm cam kết hỗ trợ học viên đến khi các bạn có thể làm được việc thì thôi mà không cần phát sinh thêm bất cứ khoản chi phí nào cả. Liên hệ tới Hotline 0904 848855 để tham gia khóa học kế toán tổng hợp thực hành để được các kế toán trưởng hướng dẫn các nghiệp vụ kế toán.
 

 

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Thủ tục và hồ sơ báo tăng giảm BHXH mới nhất

Thủ tục và hồ sơ báo tăng giảm BHXH mới nhất

Bài viết tiếp theo

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo