Thủ tục và hồ sơ báo tăng giảm BHXH mới nhất

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 19/07/2024 15 phút đọc

Khi có sự thay đổi về nhân sự kế toán cần xử lý ngay các vấn đền liên đến các loại bảo hiểm bắt buộc mà doanh nghiệp tham gia cho nhân viên. Đặc biệt kế toán cần phải khẩn trương thực hiện và nộp hồ sơ báo tăng giảm BHXH cho nhân viên.

Vậy thủ tục, hồ sơ và các quy định liên quan đến việc báo tăng giảm BHXH cụ thể như thế nào? Bài viết sau Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục hồ sơ báo tăng giảm BHXH chuẩn nhất.

I.Hồ sơ làm thủ tục báo tăng giảm BHXH

Công ty đang tham gia BHXH, và có nghiệp vụ phát sinh trong tháng thực hiện báo tăng giảm BHXH theo nguyên tắc rất đơn giản: Báo tăng cho nhân viên khi có nhân viên mới hoặc Báo giảm cho nhân viên khi có nhân viên thôi việc. học kế toán thực hành tại cầu giấy

1. Đối với Báo tăng BHXH nhân viên, Hồ sơ cần chuẩn bị như sau:

Khi có nhân viên mới đủ điều kiện tham gia BHXH, doanh nghiệp phải báo tăng bảo hiểm xã hội

- Hợp đồng lao động giữa công ty với nhân viên, HĐLĐ có ký tên, đóng dấu

- Bảng thanh toán tiền lương cho nhân viên, chỉ cung cấp trong trường hợp báo tăng lùi so với thời điểm hiện tại

- Thông tin của nhân viên báo tăng, điền đầy đủ theo phiếu giao nhận hồ sơ (PGNHS) 600 của BHXH. 

Tải mẫu tại đây: PGNHS 600

2. Đối với Báo giảm nhân viên, Hồ sơ cần chuẩn bị như sau:

- Hợp đồng lao động giữa công ty với nhân viên, HĐLĐ có ký tên, đóng dấu

- Thông tin của nhân viên báo giảm, điền đầy đủ theo phiếu giao nhận hồ sơ (PGNHS) 600a của BHXH. 

- Quyết định cho thôi việc nhân viên, có ký tên đóng dấu của công ty.

Tải mẫu tại đây: PGNHS 600a 

II.Mức đóng bảo hiểm khi tăng

Tỉ lệ đóng bảo hiểm xã hội của 1 nhân viên khi báo tăng cũng tương tự như 1 nhân viên đã đóng lâu năm. Cụ thể tỷ lệ đóng/tiền lương như sau:

Tiền đóng BHXH = 32% * Mức lương đóng BHXH của người lao động.

Thủ tục và hồ sơ báo tăng giảm BHXH

III.Nơi nộp hồ sơ báo tăng, báo giảm BHXH

Sau khi doanh nghiệp đã chuẩ bị đầy đủ hồ sơ để báo tăng giảm BHXH theo đúng quy định, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo 2 hình thức: nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc nộp trực tuyến qua mạng, cụ thể:

1.Nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH

Kế toán có thể đến trực tiếp cơ quan BHXH quản lý công ty mình để nộp hoặc gửi qua đường bưu điện. Tuy nhiên, trong thời đại mới như hiện nay hình thức này không còn được áp dụng phổ biến, tùy BHXH từng quận, đa số hiện nay, ít có cơ quan BHXH nào còn nhận báo tăng hoặc báo giảm cho nhân viên bằng hồ sơ giấy trực tiếp. quản trị nguồn nhân lực

2. Nộp hồ sơ báo tăng giảm BHXH trực tuyến qua mạng

Hình thức này thuận tiện, đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn so với hình thức nộp trực tiếp. Hiện nay đa số các cơ quản BHXH cấp quận, huyện đều áp dụng hình thức nộp hồ sơ này. Để sử dụng được hình thức này, công ty cần có một phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội để tạo được file hồ sơ. Bên cạnh đó, công ty cũng cần thiết bị chữ ký số (Token) để nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH thông qua trang https://ketoanleanh.vngddt.baohiemxahoi.gov.vn Cụ thể qua các bước như sau:

Bước 1: Truy cập trang https://ketoanleanh.vngddt.baohiemxahoi.gov.vn để đăng ký tài khoản giao dịch bảo hiểm xã hội điện tử cho công ty.

Bước 2: Sau khi đăng ký thành công tài khoản giao dịch, các bạn tải phần mềm kê khai BHXH về để kê khai và kết xuất ra file hồ sơ để lưu trữ.

Kế toán có thể tham khảo phần mềm miễn phí của Tổng cục Bảo hiểm xã hội: Phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội KBHXH. Phần mềm này áp dụng đối với đơn vị lần đầu tiên kê khai BHXH qua mạng điện tử và Không áp dụng đối với những công ty trước đây đã từng mua phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội của các nhà mạng khác như: Viettel, VNPT, EFY Viet Nam, BKAV, TS24,… học kế toán tổng hợp thực hành tại tphcm

Nếu trường hợp công ty bạn trước đây đã mua phần mềm kê khai của các nhà mạng khác, bây giờ muốn sử dụng phần mềm kê khai KBHXH của Tổng cục bảo hiểm, thì phải liên hệ lên các nhà mạng đã đăng ký để yêu cầu hỗ trợ hủy bỏ dịch vụ bên nhà mạng cũ, thì có thể sử dụng phần mềm KBHXH bình thường.

IV.Thời gian giải quyết hồ sơ báo tăng, báo giảm BHXH

Trong vòng 10 ngày làm việc sẽ nhận được kết quả.

– Đối với báo tăng: Sẽ nhận được Sổ BHXH và thẻ BHYT, nếu nhân viên báo tăng trước đây đã từng tham gia Bảo hiểm xã hội và đã có sổ BHXH thì chỉ nhận được thẻ BHYT. Vì mỗi một người lao động tham gia BHXH chỉ được cấp 01 sổ BHXH, trong trường hợp người lao động làm mất hoặc thất lạc thì phải làm hồ sơ xin cấp lại sổ BHXH.

– Đối với báo giảm: Sau khi hoàn tất thủ tục báo giảm cho nhân viên, công ty làm hồ sơ chốt sổ cho nhân viên và nộp lên cơ quan BHXH quản lý kèm cùng với sổ BHXH và thẻ BHYT (nếu còn hạn).

Trên đây là những chia sẻ thủ tục hồ sơ báo tăng giảm BHXH chuẩn nhất được tổng hợp và biên soạn bởi đội ngũ giảng viên Kế toán trưởng tại Kế toán Lê Ánh . Mong bài viết giúp các bạn kế toán làm việc hiệu quả hơn.

>>>>Tham khảo thêm: Chi phí lương không đóng bảo hiểm có bị loại chi phí hợp lý

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Hiện tại trung tâm Lê Ánh có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng truy cập website: ketoanleanh.edu.vn

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Tiền thưởng Tết có phải đóng thuế TNCN, thuế TNDN và BHXH không

Tiền thưởng Tết có phải đóng thuế TNCN, thuế TNDN và BHXH không

Bài viết tiếp theo

IFRS Cho Người Không Có Nền Tảng Kế Toán: Bắt Đầu Từ Đâu?

IFRS Cho Người Không Có Nền Tảng Kế Toán: Bắt Đầu Từ Đâu?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo