Các trường hợp bắt buộc phải thay đổi con dấu công ty
Con dấu là một yếu tố có tính pháp lý mang dấu hiệu nhận biết của doanh nghiệp. Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty, mỗi doanh nghiệp sẽ được cấp một con dấu. Theo quy định mới thì doanh nghiệp có quyền tự quyết định về số lượng, hình thức cũng như nội dung con dấu. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, có một số trường hợp doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi con dấu công ty.
>>>>>> xem thêm : Hướng dẫn viết "Đơn đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã" theo từng lần phát sinh
1.Các trường hợp phải thay đổi con dấu công ty
Con dấu công ty phải thể hiện được tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp (khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014). Theo đó, 05 trường hợp bắt buộc thay đổi mẫu con dấu gồm:
- Thay đổi tên công ty
- Thay đổi loại hình doanh nghiệp
- Hợp nhất mã số thuế doanh nghiệp
- Thay đổi hình thức, nội dung, số lượng con dấu theo điểm b khoản 4 Điều 15 Nghị định 96/2015/NĐ-CP học nguyên lý kế toán online
- Mất con dấu hoặc con dấu mờ, bị hỏng, mòn méo không thể tiếp tục sử dụng.
Lưu ý:Trong trường hợp trên con dấu cũ của doanh nghiệp có địa chỉ trụ sở thì khi thay đổi địa chỉ này cũng cần phải thay đổi con dấu. Nếu việc thay đổi địa chỉ trụ sở không ảnh hưởng đến mẫu con dấu thì không phải thay đổi mẫu dấu.
Các trường hợp bắt buộc phải thay đổi con dấu công ty
2. Thủ tục thay đổi con dấu doanh nghiệp
a) Khi phải thay đổi mẫu con dấu, công ty cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ
- Thông báo thay đổi mẫu dấu (Phụ lục II-9 Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT).
- Giấy ủy quyền (nếu không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp)
- Chứng minh nhân dân của người nộp hồ sơ.
b) Nơi nộp hồ sơ
Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở. kỹ năng phỏng vấn xin việc
c) Lệ phí
Không mất phí
3. Lưu ý khi thực hiện thủ tục thay đổi con dấu
Tùy thuộc vào thời gian thành lập doanh nghiệp, khi thay đổi mẫu dấu cần lưu ý một số vần đề sau:
a) Đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015
Sau khi thông báo mẫu dấu mới, doanh nghiệp phải tiến hành nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cũ cho cơ quan công an nơi trước đây đã đăng ký mẫu dấu và nhận giấy Biên nhận đã trả lại con dấu từ cơ quan công an, hồ sơ trả mẫu dấu bao gồm:
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Bản gốc Giấy chứng nhận mẫu dấu
- Công văn đề nghị trả con dấu
- Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải là đại diện pháp luật của doanh nghiêp) học kế toán tại cầu giấy
- Chứng minh nhân dân của người nộp hồ sơ
- Con dấu cũ
b) Đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015 bị mất con dấu và mất giấy chứng nhận đăng ký con dấu
Thông báo mẫu dấu theo thủ tục thông thường, nhưng đồng thời phải thông báo đến cơ quan Công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu về việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
c) Đối với doanh nghiệp thành lập sau ngày 01/07/2015
Có thể giữ hoặc tiêu hủy con dấu cũ sau khi đã có con dấu mới.
>>>>>> xem thêm: Mức hưởng bảo hiểm y tế mới nhất
Kế toán Lê Ánh tự hào là một trong những trung tâm đào tạo kế toán thực tế tốt nhất hiện nay.Trung tâm cam kết hỗ trợ học viên đến khi các bạn có thể làm được việc thì thôi mà không cần phát sinh thêm bất cứ khoản chi phí nào cả. Liên hệ tới Hotline 0904 848855 để tham gia khóa học kế toán tổng hợp thực hành để được các kế toán trưởng hướng dẫn các nghiệp vụ kế toán.
Trên đây , kế toán Lê Ánh đã gửi đến bạn đọc các thông tin về những trường hợp bắt buộc phải thay đổi con dấu công ty.Các bạn có thể tham khảo nhiều bài viết hơn nữa ở website : www.ketoanleanh.vn
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!