Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo Mẫu số: C70a – HD

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 19/07/2024 22 phút đọc

Từ 01/10/2015, Doanh nghiệp phải lập danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản theo mẫu C70-HD ban hành theo quyết định 919/QĐ-BHXH. Để giúp các bạn thuận lợi hơn trong công việc, Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách lập danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định mới nhất. học kế toán thực tế

I.    Mục đích và thời gian lập

a.    Mục đích: Làm căn cứ để giải quyết trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động trong doanh nghiệp

b.    Thời gian: Tùy thuộc vào số người hưởng trợ cấp phát sinh, đơn vị có thể đề nghị làm nhiều đợt trong tháng, theo tháng hoặc theo quý. Nếu danh sách có nhiều tờ thì giữa các tờ phải có dấu giáp lai.

II.    Cơ sở lập và những lưu ý khi lập

a.    Cơ sở lập: là hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe và bảng chấm công, bảng lương trích nộp BHXH của doanh nghiệp như:  học kế toán thực hành ở đâu tốt tại hà nội

-    Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, 
-    Giấy khám chữa bệnh của con, bản sao sổ y bạ của con, 
-    Phiếu hội chẩn, giấy khám thai, 
-    Bản sao giấy chứng sinh, bản sao giấy khai sinh, giấy ra viện, 
-    Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi...  
-    Danh sách được cơ quan BHXH duyệt của đợt trước.

b. Lưu ý:

-    Nếu danh sách có nhiều tờ thì giữa các tờ phải có dấu giáp lai.
-    Phải phân loại chế độ phát sinh theo trình tự ghi trong danh sách, những nội dung không phát sinh chế độ thì không cần hiển thị; 
-    Đơn vị tập hợp hồ sơ đề nghị hưởng chế độ của người lao động để nộp cho cơ quan BHXH theo trình tự ghi trong danh sách.

III.    Hướng dẫn lập Mẫu C70a-HD

1.    Phần 1: Danh sách đề nghị hưởng chế độ mới phát sinh.

- Gồm danh sách người lao động đề nghị giải quyết hưởng chế độ mới phát sinh trong đợt.
a.  Cột A, B: Ghi STT, họ và tên đầy đủ của người lao động trong doanh nghiệp đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH mới phát sinh.
b. Cột 1: Ghi số sổ BHXH hoặc số định danh của người lao động trong doanh nghiệp đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH.
c. Cột 2: 
 TH1: Người hưởng chế độ ốm đau:
- Nếu NLĐ bị bệnh thông thường thì để trống; 
- Nếu ngày nghỉ hàng tuần của doanh nghiệp thực hiện theo quy định chung thì không phải ghi và được hiểu là ngày thứ Bảy và Chủ nhật hoặc ngày Chủ nhật tùy theo quy định đối với từng loại hình doanh nghiệp;
- Nếu ngày nghỉ hàng tuần của người lao động không rơi vào ngày nghỉ hàng tuần theo quy định chung thì cần ghi rõ.
Ví dụ: Ngày nghỉ hàng tuần theo quy định của Công ty vào thứ Năm thì ghi: T5;
- Trường hợp bản thân người lao động bị bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi: BDN.
Ví dụ:
 danh-sach-de-nghi-huong-che-do-thai-san
TH2:  Đối với chế độ thai sản:
-  Đối với khám thai: ghi ngày nghỉ hàng tuần giống như trường hợp đối với người hưởng chế độ ốm đau;
Để trống nếu thai bình thường, thai bệnh lý thì ghi: BL
Ví dụ: Chị Nguyễn Thị A đang mang thai tháng thứ 7. Ngày nghỉ của chị A theo quy định của Doanh nghiệp là thứ 5 hàng tuần. Ngày 03/06/2016, đến lịch khám thai định kì của chị A, Chị A nghỉ làm việc đi khám thai theo chế độ thai sản.
 danh-sach-de-nghi-huong-che-do-thai-san-2
-  Đối với sảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu: Ghi số tuần của thai. 
-  Đối với sinh con, nhận nuôi con nuôi: 
+ Sinh con thông thường hoặc mẹ phải nghỉ dưỡng thai:
•    Sinh hoặc nhận nuôi 1 con: ghi (SC) hoặc (NCN)
•    Sinh hơn 1 con hoặc nhận nuôi hơn 1 con ghi: SC hoặc NCN/số con. Ví dụ: Nếu nhận nuôi 3 con ghi: NCN/03
•    Nếu không còn con nào sống: con chết dưới 2 tháng tuổi: ghi SC hoặc NCN/số con/-2; nếu con từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi bị chết ghi SC hoặc NCN/số con/2
+  TH mẹ chết sau khi sinh là trường hợp mẹ có tham gia BHXH mà cha hưởng chế độ để chăm con thì ghi: số con được sinh/số CMT hoặc số hộ chiếu hoặc số thẻ căn cước của người mẹ; Nếu sinh một con thì không cần ghi số con 
Ví dụ: Vợ sinh 2 con, số chứng minh thư của vợ là 021353297 thì ghi: 2/CMT021753293,  nếu là số hộ chiếu thì ghi:2/HC......( sau HC là số hộ chiếu); nếu là thẻ căn cước thì ghi: 2/CC.....(sau CC là số căn cước); trường hợp người cha không nghỉ việc thì ghi thông tin của người cha như trên trong danh sách tại đơn vị của người vợ;
+ Trường hợp mẹ chết sau khi sinh hoặc mẹ gặp rủi ro không còn đủ sức khỏe để chăm con là trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà cha hưởng chế độ để chăm con thì ghi tương tự như trường hợp mẹ chết sau khi sinh 
+ Đối với lao động nữ mang thai hộ sinh: Ghi số trẻ được sinh/số ngày tuổi của con (trong trường hợp con dưới 6 tháng tuổi bị chết); trường hợp sinh một đứa trẻ thì không phải ghi và mặc nhiên được hiểu là sinh một đứa trẻ; nếu đứa trẻ dưới 60 ngày tuổi chết thì ghi -60, nếu đứa trẻ từ 60 ngày tuổi trở lên chết thì ghi 60, trường hợp sinh từ hai đứa trẻ trở lên mà vẫn còn có đứa trẻ sống thì không phải ghi thông tin này (ví dụ sinh hai đứa trẻ thì ghi: 2, sinh hai đứa trẻ mà các đứa trẻ đều bị chết khi dưới 60 ngày tuổi thì ghi 2/-60).
+ Đối với lao động nữ nhờ mang thai hộ nhận con: Ghi số con/số tháng tuổi của con (trong trường hợp con dưới 6 tháng tuổi bị chết); trường hợp có một con thì không phải ghi và mặc nhiên được hiểu là có một con; nếu con dưới hai tháng tuổi chết thì ghi -2, nếu con từ hai tháng tuổi trở lên chết thì ghi 2, trường hợp có từ hai con trở lên mà vẫn còn có con sống thì không phải ghi thông tin này (ví dụ có hai con thì ghi: 2, có hai con mà các con đều bị chết khi dưới 2 tháng tuổi thì ghi 2/-2);
+ Đối với lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con: ghi ngày nghỉ hàng tuần giống như trường hợp đối với người hưởng chế độ ốm đau;
•    Vợ sinh thường 1 con và trên 32 tuần tuổi: ghi số CMT hoặc số sổ hộ chiếu hoặc số thẻ căn cước 
•    Sinh con phải phẫu thuật: ghi PT; sinh con dưới 32 tuần tuổi: ghi 32
•    Vợ sinh trên 1 con: ghi số con được sinh/số chứng minh thư hoặc số hộ chiếu hoặc số thẻ căn cước của người mẹ (trong trường hợp giấy khai sinh, giấy chứng sinh, giấy chứng tử không thể hiện)/phương thức sinh con hoặc số tuần tuổi của con
          Ví dụ: Vợ sinh hai con phải phẫu thuật thì ghi: 2/PT
+ Đối với lao động nam hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con: Ghi số con được sinh/số chứng minh thư hoặc số hộ chiếu hoặc số thẻ căn cước của vợ; 
Ví dụ: Chị Nguyễn Thị A có số sổ BH là 2341567890, ngày 12/11/2015 chị làm thủ tục nghỉ sinh, ngày 30/11/2015 chị sinh thường 1 con, con được 38 tuần. Chị đăng ký nhận tiền trợ cấp bằng tiền mặt qua Doanh nghiệp. 
 danh-sach-de-nghi-huong-che-do-thai-san-3
TH3:  Đối với thực hiện các biện pháp tránh thai:
- Nếu đặt vòng tránh thai ghi: ĐV; nếu thực hiện biện pháp triệt sản thì ghi: TS;
TH4:  Đối với nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
+ Đối với nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau:
- Trường hợp ốm đau do mắc bệnh thông thường thì để trống và mặc nhiên được hiểu là bị bệnh thông thường;
- Nếu ốm đau phải phẫu thuật thì ghi: PT;
- Nếu ốm đau do mắc các bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi: BDN;
- Đối với trường hợp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe phát sinh theo quy định của Luật BHXH năm 2006, thì sau đó ghi tiếp hình thức nghỉ, nếu nghỉ tại gia đình thì không phải ghi và mặc nhiên được hiểu là nghỉ tại gia đình, nếu nghỉ tại cơ sở tập trung thì ghi: TT (Ví dụ: Nghỉ dưỡng sức tập trung do mắc bệnh thông thường nhưng phải phẫu thuật thì ghi: PT/TT); 
+ Đối với nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:
- TH nghỉ sau khi sinh thường một con thì để trống; nghỉ sau khi sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu thì ghi: ST; nếu nghỉ do sinh con phải phẫu thuật thì ghi:PT; nếu sinh một lần từ 2 con trở lên thì ghi SC/số con. 
+ Đối với nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Ghi tỷ lệ suy giảm khả năng lao động. Ví dụ: Nghỉ do suy giảm khả năng lao động 25% tại gia đình thì ghi: 25. 
d. Cột 3: Điều kiện tính hưởng về thời điểm
- Trường hợp nghỉ việc để chăm sóc con ốm mà Giấy ra viện, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH không thể hiện ngày, tháng, năm sinh của con thì ghi ngày, tháng, năm sinh của con. Ví dụ: Con sinh ngày 08 tháng 7 năm 2015 thì ghi: 08/07/2015
- Ghi ngày, tháng, năm trở lại làm việc sau ốm đau, thai sản đối với trường hợp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản. 
- Ghi ngày, tháng, năm Hội đồng Giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 
Các trường hợp khác để trống. 
e. Cột 4: Ghi ngày, tháng, năm đầu tiên người lao động thực tế nghỉ việc hưởng chế độ theo quy định. 
f. Cột 5: Ghi ngày, tháng, năm cuối cùng người lao động thực tế nghỉ hưởng chế độ theo quy định.  
g. Cột 6: Ghi tổng số ngày thực tế người lao động nghỉ việc trong kỳ đề nghị giải quyết. Cộng tổng ở từng loại chế độ.
h. Cột C: Ghi hình thức người lao động đăng ký nhận tiền trợ cấp: 
-    Nhận tiền mặt qua doanh nghiệp: bỏ trống
-    Nhận tiền qua tài khoản: ghi số tài khoản, tên ngân hàng, chi nhánh mở tài khoản; 
-    Nhận tiền trực tiếp tại cơ quan BHXH thì ghi: BHXH; 
-    Nhận tiền trực tiếp tại tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền thì ghi: DVBH.

2.    Phần 2: Danh sách đề nghị điều chỉnh số đã được giải quyết

Lập khi cơ quan BHXH đã giải quyết hưởng trợ cấp cho người lao động trong các đợt trước nhưng do tính sai mức hưởng hoặc phát sinh về hồ sơ, về chế độ hoặc tiền lương... làm thay đổi mức hưởng, phải điều chỉnh lại theo quy định.
 
Cột A, B, 1: Ghi như hướng dẫn tại Phần I.
 
Cột 2: Ghi Đợt …tháng…..năm ….. cơ quan BHXH đã xét duyệt cho người lao động đề nghị điều chỉnh đợt này được hưởng trợ cấp trước đây 
Cột 3: Diễn giải nội dung đề nghị  điều chỉnh như:
+ Điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp: trong  các TH  sau: tăng mức đóng BHXH do tăng lương nhưng đơn vị chưa báo tăng kịp thời, người lao động bổ sung hồ sơ, đơn vị sử dụng lập hồ sơ nhầm chế độ hưởng (Ví dụ: Thai sản nhầm thành Ốm đau), lập thiếu hồ sơ, tính thiếu mức trợ cấp...
 + Điều chỉnh giảm mức hưởng trợ cấp: Trong các trường hợp sau: giảm mức đóng BHXH nhưng đơn vị chưa báo giảm kịp thời, đơn vị lập nhầm chế độ hưởng, lập trùng hồ sơ; tính thừa mức trợ cấp... 
 
Cột 4: Lý do điều chỉnh: Căn cứ cột 3 để ghi rõ lý do điều chỉnh. Ví dụ: Do đơn vị chưa kịp thời báo tăng hoặc báo giảm tiền lương đóng BHXH, do người lao động mới nộp thêm giấy ra viện; do đơn vị lập hồ sơ đề nghị nhầm chế độ, sai số con, nhầm số sổ BHXH/số định danh; do cơ quan BHXH duyệt nhầm chế độ, tính sai mức trợ cấp, do Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, do cơ quan BHXH rà soát phát hiện....
 
Cột C: Ghi giống phần 1

Ví dụ:
 mau-c70a-phan2

Bài viết liên quan: Quy định mới nhất về đóng bảo hiểm đối với lao động thời vụ năm 2016

Nếu có gì thắc mắc hoặc chưa rõ bạn vui lòng để lại comment bên dưới bài viết hoặc nhắn tin cho chúng tôi để Kế toán Lê Ánh tư vấn cho bạn. Hoặc bạn hãy đăng ký tham gia khóa học Kế toán Tổng hợp tại Kế Toán Lê Ánh.

Trên đây là Quy định về chi phí trả trước, khấu hao tài sản cố định. Mong bài viết trên của Kế toán Lê Ánh giúp ích cho bạn đọc.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để biết được thông tin của các khóa học này.

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Các yêu cầu về chứng từ trong quá trình mua hàng

Các yêu cầu về chứng từ trong quá trình mua hàng

Bài viết tiếp theo

Tổng Hợp Bài Tập Kế Toán Quản Trị Thực Tế

Tổng Hợp Bài Tập Kế Toán Quản Trị Thực Tế
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo