Quy định mới nhất về đóng bảo hiểm đối với lao động thời vụ năm 2016
Những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm hoặc những ngành nghề có tính chất mùa vụ cao, thường có các giao kết hợp đồng thời vụ với người lao động. Vậy trách nhiệm đóng bảo hiểm đối với những lao động này như thế nào? Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn các bạn quy định mới nhất về đóng bảo hiểm đối với lao động thời vụ.
1. Các trường hợp ký kết hợp đồng lao động thời vụ
Hợp đồng lao động thời vụ sẽ được ký kết trong các trường hợp sau:
- Công việc có tính chất tạm thời, không thường xuyên.
- Công việc có thể hoàn thành trong thời hạn dưới 12 tháng.
- Tạm thời thay thế người lao động đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghỉ chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.
Lưu ý: Không được giao kết HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên.
Ví dụ 1: Anh Cường là nhân viên kinh doanh của Công ty Nam Hồng. Tháng 3/2016 Công ty cử anh Cường vào TP Hồ Chí Minh 2 tháng để tìm kiếm thị trường. Để đảm bảo công việc của anh Cường ở Hà Nội, Công ty Nam Hồng ký hợp đồng thời hạn 2 tháng với anh Chiến.
Như vậy, hợp đồng Công ty ký với anh Chiến là đúng quy định và là hợp đồng lao động thời vụ.
2. Trách nhiệm đóng BHXH đối với hợp đồng lao động thời vụ
Quy định tại điều 2, điều 124 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13
a. Hợp đồng lao động thời vụ có thời hạn dưới 3 tháng.
Doanh nghiệp không phải đóng BHXH cho người lao động.
Lưu ý: Từ ngày 01/01/2018, hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng đến 3 tháng cũng phải đóng BHXH. học kế toán thực tế ở đâu
b. Hợp đồng lao động thời vụ có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
Đối với HĐLĐ từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, doanh nghiệp phải đóng BHXH cho người lao động.
3. Trách nhiệm đóng BHYT đối với hợp đồng lao động thời vụ
Theo quy định tại điều 12, Luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13
a. Hợp đồng lao động thời vụ có thời hạn dưới 3 tháng.
Doanh nghiệp không phải đóng BHYT cho người lao động.
b. Hợp đồng lao động thời vụ có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
Đối với HĐLĐ từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, doanh nghiệp phải đóng BHYT cho người lao động.
4. Trách nhiệm đóng BHTN đối với hợp đồng lao động thời vụ
Quy định tại Điều 43 Luật việc làm số 38/2013/QH13
a. Hợp đồng lao động thời vụ có thời hạn dưới 3 tháng.
Doanh nghiệp không phải đóng BHTN cho người lao động.
b. Hợp đồng lao động thời vụ có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
Đối với HĐLĐ từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, doanh nghiệp phải đóng BHTN cho người lao động.
Ví dụ: học kế toán thực tế
a. Trong ví dụ 1, Công ty Nam Hồng không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho anh Chiến.
b. Giả sử, trong ví dụ này, Công ty Nam Hồng và anh Chiến ký hợp đồng lao động thời hạn 3 tháng. Như vậy, Công ty Nam Hồng phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho anh Chiến.
>>>>Bài viết liên quan: Quy trình đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội lần đầu
Trên đây là Quy định mới nhất về đóng bảo hiểm đối với lao động thời vụ năm 2016. Mong bài viết trên của Kế toán Lê Ánh giúp ích cho bạn đọc.
Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)
Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để biết được thông tin của các khóa học này.