Những công việc định kỳ kế toán cần làm về thuế

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 19/07/2024 30 phút đọc

Công việc của kế toán đòi hỏi sự chính xác và đúng hạn. Ngoại trừ mùa báo cáo, quyết toán cuối năm thì các công việc của kế toán hầu hết đa phần là những công việc theo định kỳ. Tuy nhiên vẫn có khá nhiều bạn kế toán do chưa nắm rõ các công việc định kỳ cần làm, nên thường xuyên xảy ra sai sót và làm việc thiếu hệ thống. Bài viết sau Kế toán Lê Ánh  sẽ làm rõ các công việc định kỳ về thuế của kế toán , mời bạn đọc cùng tham khảo.

>>>>>Xem thêm:  Chế độ hóa đơn và thuế đối với xuất khẩu ủy thác mới nhất  

Những công việc định kỳ kế toan cần làm về Thuế

Những công việc định kỳ kế toán cần làm về Thuế

1. Khai, nộp lệ phí môn bài  

a) Các trường hợp phải khai, nộp lệ phí môn bài

Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai, nộp lệ phí môn bài khi mới ra hoạt động kinh doanh cho Chi cục Thuế quản lý trực tiếp.    hop dong thue nha  

Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (sau đây gọi chung là Đơn vị phụ thuộc) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh; thì, doanh nghiệp thực hiện khai, nộp lệ phí môn bài cho các Đơn vị phụ thuộc đó với Chi cục Thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp.  

Trường hợp doanh nghiệp có Đơn vị phụ thuộc kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh; thì, các Đơn vị phụ thuộc đó tự khai, nộp lệ phí môn bài với Chi cục Thuế quản lý trực tiếp mình.  

Doanh nghiệp và Đơn vị phụ thuộc khai lệ phí môn bài một lần khi mới ra hoạt động, kinh doanh, chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh;  

Trường hợp mới thành lập nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.  

b) Hồ sơ khai lệ phí môn bài

Bao gồm: 

1. Tờ khai lệ phí môn bài (ban hành theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP);  

2. Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật thực hiện công việc.   tài liệu nguyên lý kế toán  

c) Mức thu lệ phí môn bài

Mức thu lệ phí môn bài của doanh nghiệp được căn cứ theo vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cụ thể như sau:  

Doanh nghiệp, Đơn vị phụ thuộc mới thành lập, được cấp mã số doanh nghiệp, mã số thuế trong thời gian của 06 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm;  

Nếu thành lập, được cấp mã số doanh nghiệp, mã số thuế trong thời gian 06 tháng cuối năm (từ ngày 01.07 đến 31.12 của năm) thì năm đầu tiên chỉ nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.  địa chỉ học kế toán tại cầu giấy  

Doanh nghiệp, Đơn vị phụ thuộc sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài; thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 06 tháng đầu hay cuối năm.  

Nếu doanh nghiệp hoặc các Đơn vị phụ thuộc tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng kinh doanh; trường hợp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch thì vẫn phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm.  

Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.  

Doanh nghiệp chỉ cần nộp tiền lệ phí tương ứng, chứ không phải nộp tờ khai nữa. Việc khai lại chỉ thực hiện khi doanh nghiệp có sự thay đổi về vốn điều lệ dẫn đến thay đổi mức nộp lệ phí, hạn cuối nộp tờ khai là ngày 31 tháng 12 của năm có thay đổi.  học kế toán ở cầu giấy  

2. Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn định kỳ  

Hàng quý, doanh nghiệp phải gửi Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (Mẫu BC26/AC thuộc Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC) cho Chi cục Thuế quản lý trực tiếp,kể cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn (tại Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (=0))  

Hạn nộp cụ thể:  

- Quý I: 30/4 hàng năm  

- Quý II: 30/7 hàng năm  

- Quý III: 30/10 hàng năm  

- Quý IV: 30/1 của năm liền kề  

Riêng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in mà có hành vi vi phạm không được sử dụng hóa đơn tự in, đặt in; doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế thuộc diện mua hóa đơn của cơ quan thuế thì thực hiện nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.  

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng phải được nộp chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.  

Việc nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng được thực hiện trong thời gian 12 tháng kể từ ngày thành lập hoặc kể từ ngày chuyển sang diện mua hóa đơn của cơ quan thuế.  

3. Nộp Tờ khai thuế GTGT  

a) Các hình thức nộp tờ khai thuế GTGT  

Các doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi tắt là GTGT) theo Tháng hoặc theoQuý.  

Doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống là đối tượng khai thuế GTGT theo quý.  

Các doanh nghiệp không thuộc đối tượng khai thuế GTGT theo quý thì thực hiện kê khai theo tháng.  

Doanh nghiệp có trách nhiệm tự xác định mình thuộc đối tượng khai thuế theo tháng hay khai thuế theo quý để thực hiện khai thuế theo quy định.  

b) Hồ sơ khai thuế GTGT 

- Hồ sơ khai thuế GTGT theo quý và tháng của doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế:  

+ Tờ khai thuế giá trị gia tăng (Mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTC).  

Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh hoặc có cơ sở sản xuất trực thuộc tại địa phương khác nơi đóng trụ sở chính thì doanh nghiệp nộp cùng Tờ khai thuế GTGT tài liệu sau:  

+ Bảng tổng hợp số thuế giá trị gia tăng đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh (nếu có) (Mẫu số 01-5/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC);  

+ Bảng phân bổ thuế giá trị gia tăng cho địa phương nơi đóng trụ sở chính và cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán (nếu có) (Mẫu số 01-6/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC);  

+ Bảng phân bổ số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các địa phương nơi có công trình xây dựng, lắp đặt liên tỉnh (nếu có) (Mẫu số 01-7/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTC).  

- Hồ sơ khai thuế GTGT theo quý và tháng của doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu: Tờ khai thuế giá trị gia tăng (Mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC)  

- Hồ sơ khai thuế GTGT theo quý và tháng của doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT (doanh nghiệp có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý): Tờ khai thuế giá trị gia tăng (Mẫu số 03/GTGT ban hành theo Thông tư 156/2013/TT-BTC).  

c) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT  

- Khai thuế GTGT theo tháng: chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo.  

- Khai thuế GTGT theo quý: Chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng đầu tiên quý tiếp theo.  

4. Nộp Tờ khai thuế thu nhập cá nhân  

a) Hình thức nộp tờ khai thuế TNCN  

Doanh nghiệp khai thuế thu nhập cá nhân theo Tháng hoặc theo Quý. Nếu trong tháng (nếu khai theo tháng) hoặc quý (nếu khai theo quý) không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải kê khai tháng hoặc quý đó.  

Nguyên tắc:  

- Doanh nghiệp đang thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo quý thì khai thuế TNCN theo quý, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế TNCN trên 50 triệu đồng hay dưới 50 triệu đồng;  

- Trong tháng, doanh nghiệp có phát sinh số thuế khấu trừ của ít nhất một loại tờ khai thuế TNCN (do tùy trường hợp phát sinh khấu trừ mà có tờ khai thuế TNCN tương ứng) từ 50 triệu đồng trở lên thì khai thuế theo tháng;  

- Doanh nghiệp không thuộc diện khai thuế theo tháng thì thực hiện khai theo quý.  

b) Hồ sơ nộp tờ khai thuế TNCN  

- Tờ khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công (Mẫu số 05/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC).  

- Tờ khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng chứng khoán, từ bản quyền, từ nhượng quyền thương mại, từ trúng thưởng của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú; doanh nghiệp nhận chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú (Mẫu số 06/TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC).  

- Tờ khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với Công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp khấu trừ thuế đối với tiền hoa hồng từ làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp của cá nhân (Mẫu số 01/XSBHĐC ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC);  

Đối với tờ khai tháng hoặc quý cuối cùng trong năm, phải kèm theo Bảng kê chi tiết cá nhân có phát sinh doanh thu từ hoạt động đại lý xổ sổ, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp (Mẫu số 01-1/BK-XSBHĐC ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC), không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế.  

- Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu không phải người đại diện theo pháp luật trực tiếp thực hiện công việc.  

c) Hạn nộp tờ khai thuế TNCN  

- Khai thuế TNCN theo tháng: Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo.  

- Khai thuế TNCN theo quý: Chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng đầu tiên quý tiếp theo.  

5. Quyết toán thuế năm đối với thuế thu nhập cá nhân 

a. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN

Chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch (năm tính thuế), doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân dù phát sinh hay không phát sinh khấu trừ thuế trong năm và quyết thay cho các cá nhân có ủy quyền.  

Trường hợp doanh nghiệp không phát sinh trả thu nhập từ tiền lương, tiền công trong thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là TNCN).  

b) Hồ sơ quyết toán năm thuế TNCN  

Doanh nghiệp nộp hồ sơ quyết toán năm thuế TNCN đến Chi cục Thuế quản lý trực tiếp; bao gồm các giấy tờ sau:  

1. Tờ khai tuyết toán thuế thu nhập cá nhân (Mẫu 05/QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC);  

2. Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo biểu lũy tiến từng phần (Mẫu 05-1/BK-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC);  

3. Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất từng phần (Mẫu 05-2/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC);  

4. Phụ lục bảng kê chi tiết người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh (Mẫu 05-3/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC);  

5. Giấy ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân của các cá nhân ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế thay (Mẫu 02/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC);  

6. Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật thực hiện công việc.  

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán , khóa học kế toán tổng hợp online / offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu , khóa học phân tích báo cáo tài chính ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán online /offline của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855 / Mrs Lê Ánh

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khoá học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Xuất hóa đơn điện tử kèm bảng kê

Xuất hóa đơn điện tử kèm bảng kê

Bài viết tiếp theo

Tổng Hợp Bài Tập Kế Toán Quản Trị Thực Tế

Tổng Hợp Bài Tập Kế Toán Quản Trị Thực Tế
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo