Tổng hợp công việc của kế toán nội bộ trong doanh nghiệp

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 27/03/2024 30 phút đọc

Kế toán nội bộ là gì ? Công việc kế toán nội bộ phải làm tại doanh nghiệp gồm những gì? Vai trò của từng kế toán nội bộ như thế nào? Đây là những câu hỏi đang nhận được nhiều sự quan tâm của những bạn có nhu cầu tham gia vào lĩnh vực này.  

Ở mỗi doanh nghiệp lại có những kế toán nội bộ riêng, với vai trò riêng biệt. Nếu bạn đang để ý đến công việc kế toán nội bộ trong doanh nghiệp thì hãy tham khảo chi tiết nội dung trong bài viết dưới đây.   

Phần lớn sinh viên mới ra trường, người chưa làm kế toán, công việc có liên quan đến kế toán chưa hiểu rõ kế toán nội bộ là gì? Trong từng doanh nghiệp sản xuất, thương mại, xuất nhập khẩu,… kế toán nội bộ phải làm những gì. Để trở thành một kế toán nội bộ giỏi bạn cần biết và phải đáp ứng những kỹ năng gì. Trung tâm kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn những kiến thức bổ ích nhất. 

I. ĐỊNH NGHĨA KẾ TOÁN NỘI BỘ LÀ GÌ   

Kế toán nội bộ được định nghĩa như sau:  

Kế toán nội bộ trong doanh nghiệp là tập hợp tất cả các phát sinh thực tế, từ những phát sinh không có hóa đơn chứng từ, qua đó để lấy căn cứ xác định lãi lỗ thực tế của từng loại hình doanh nghiệp khác nhau. Người thực hiện hạch toán các bút toán kết chuyển , thanh toán đó đươc gọi là kế toán viên nội bộ 

Hiện tại, ở mỗi doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ đều có những kế toán nội bộ thực hiện các bút toán trong từng thời điểm tháng, quý, năm khác nhau. Chính vì vậy mà bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ công việc của kế toán nội bộ trong doanh nghiệp là gì để nắm chắc thông tin một cách rõ ràng nhất. 

II. CÔNG VIỆC KẾ TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP LÀ GÌ   

Trong các công ty, kế toán nội bộ là người thực hiện các công việc ghi chép, lập chứng từ, lưu giữ, kiểm tra, theo dõi các hoạt động từ khi phát sinh đến khi kết thúc:  

Phát hành, kiểm tra tính hợp phát của chứng từ , kiểm soát tình hợp lệ, hợp pháp theo đúng quy trình luân chuyên chứng từ nội bộ.  

Hạch toán chứng từ kế toán nội bộ, lưu giữ chứng từ khoa học, cẩn thận.  

Phổi hợp với các phòng ban khác, thực hiện công việc theo quy trình kế toán  

Phân công nhiệm vụ với  những kế toán nội bộ cùng phòng ban khác.  

Lưu lại chứng từ, làm báo cáo hàng tuần, hàng tháng, theo quý. Sư lý nhanh những phát sinh trong quá trình làm việc  

Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế tại doanh nghiệp.  

Quan hệ với đối tác, cơ quan thuế, thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của kế toán trưởng, giám đốc, thống kê, phân tích tình hình tài chính, hướng giải quyết trong những tình huống cụ thể cho cấp trên.  

Ở mỗi doanh nghiệp kế toán nội bộ có vị trí và làm những công việc khác nhau, phu thuộc vào quy mô và chỉ định của giám đốc tại doanh nghiệp đó.   

Bạn đã biết có những vị trí kế toán nội bộ trong doanh nghiệp nào, kế toán nội bộ phải làm những gì ở những vị trí ấy chưa.   

III. PHÂN LOẠI KẾ TOÁN NỘI BỘ TẠI DOANH NGHIỆP   

Dù trong những doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa hay lớn có 1,2 kế toán hay một phòng ban nhất định có nhiều hay ít kế toán thì tùy thuộc và loại hình kinh doanh mà có những kế toán nội bộ riêng.  

1.  Kế toán thu chi (đóng vai trò của thủ quỹ)  

Thủ quỹ trong doanh nghiệp có vai trò quản lý công việc thu, chi tài chính tại doanh nghiệp.  

Kế toán thu chi có trách nhiệm cập nhật đầy đủ, chính xác và kịp thời các số liệu: tổng-xuất-nhập-tồn tại kho trong từng thời điểm theo: ngày, tuần, tháng, năm.  

Cập nhật thông tin và báo cáo cho kế toán trưởng, BGĐ  

Làm đúng theo trách nhiệm về quản lý quỹ tiền mặt đã nêu, thực hiện những công việc khác theo phân công của cấp trên.  

2. Kế toán kho  

Công việc kế toán kho là theo dõi, nhập chứng từ xuất  nhập, nhập - xuất hàng ngày.  

Dựa trên chứng từ ghi sổ theo dõi và quản lý luồng hàng qua kho lên báo cáo nhập xuất tồn hàng làm báo cáo tài chính.  

Có trách nhiệm kiểm kê, giữ an toàn kho bãi, kiểm soát được tình trạng hàng còn lại, thiếu thừa. lên phương án xứ lý nhanh các tình huống phát sinh cho cấp trên từ các yếu tố: thời tiết, khách hàng, nhà cung cấp…  

3. Kế toán ngân hàng  

Kế toán ngân hàng phải làm hàng ngày là theo dõi các luồng tiền thanh toán, thu chi tại doanh nghiệp.  

Lập ủy nhiệm chi, tạo tài khoản mới cho nhân viên, thanh toán qua tài khoản, lập sec rút tiền, theo dõi quá trình xuất, nộp tiền vào tài khoản.  

Theo dõi luồng tiền qua ngân hàng cuối tháng đối chiếu với sổ phụ ngân hàng và quản lý tiền tại ngân hàng.  

4. Kế toán tiền lương  

Kế toán tiền lương là vị trí kế toán nội bộ trong doanh nghiệp công việc hàng ngày là theo dõi sổ lương, thanh toán, lập bảng tính lương các  khoản đi kèm theo lương.  

Soạn thảo hợp đồng lao động, quản lý, tư vấn cấp trên đề ra quy chế lương và  

các tính lương và thanh toán lương, quản lý và theo dõi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.  

Làm các công việc theo yêu cầu của cấp trên.  

5. Kế toán bán hàng  

Công việc của kế toán bán hàng tại doanh nghiệp làm chủ yếu trong các doanh nghiệp thương mai, dịchvụ… Công việc kế toán làm tại doanh nghiệp gồm có:  

Theo dõi nghiệp vụ mua bán, khách hàng tại công ty, thu hồi công nợ.  

Nhập số liệu bán hàng, mua hàng vào phần mềm kế toán, làm thẻ vip cho khách hàng,tính chiết khấu cho khách hàng, hỗ trợ kế toán trưởng.  

Theo dõi công việc tổng hợp các số liệu hàng hóa được mua, bán hàng hàng ngày báo cáo cho TP Kế toán.  

Theo dõi, kiểm tra đối chiếu số liệu mua bán hàng hóa trên phần mềm số liệu và công nợ.  

Công việc hàng ngày, cuối ngày công việc mô tả, tính tổng giá trị hàng bán, tính thuế GTGT phát sinh trong ngày, kết hợp với kế toán kho theo dõi hàng hóa.  

Thực hiện việc đối chiếu với thủ kho về số lượng xuất, tồn vào cuối ngày.  

Kế toán bán hàng là kế toán nội bộ trong doanh nghiệp còn phụ thuộc vào những yêu cầu khác nhau tại doanh nghiệp.  

6.  Kế toán công nợ  

Kế toán công nợ không thể thiếu trong bất kỳ công ty nào. Do đặc thù hoạt động kinh doanh luôn phát sinh công nợ nên kế toán công nợ có nhiệm vụ chính là:  

Xác nhận công nợ, theo dõi và thanh toán công nơ với khách hàng, nhà cung cấp  

Lập hoá đơn bán hàng, chứng từ thanh toán, theo dõi lượng tốt hàng xuất nhập tuàn tại doanh nghiệp. Theo dõi, kiểm tra công nợ.  

Phân bổ tình hình toán công nợ của khách hàng. Thực hành trả nợ các khoản thu theo quy định theo hóa  đơn  bán hàng.  

Lập bút toán kết chuyển công nợ hàng hoá, dịch vụ với các Chi nhánh/công ty  

Báo cáo công nợ và công nợ đặc biệt. công nợ ủy thác…  

Ngoài ra, kế toán công nợ tại doanh nghiệp còn làm theo các yêu cầu khác nhau từng loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.  

7. Kế toán tổng hợp  

Kế toán tổng hợp ở công ty có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh tổng quát các nghiệp vụ kế toán phản ánh tổng quát trên các tài khoản, chuẩn bị chứng từ hồ ớ làm báo cáo tài chính và quyết toán thuế. Thực hiện các yêu cầu của kế toán trưởng tại doanh nghiệp.  

8. Kế toán trưởng  

 Kế toán trưởng là vị trí quan trọng nhất ở doanh nghiệp, ở vị trí này kế toán có thể làm tất cá các nghiệp vụ và công viêc kế toán khác  nhau tại doanh nghiệp. Vai trò kế toán trưởng giúp giám đốc quản lý, điều hành công việc, kiểm tra, rà sóat số liệu cũng là  công việc của kế toán nội bộ trong doanh nghiệp .  

Điều hướng, phân công công việc của kế toán cho hợp lý.   

Thay mặt ban giám đốc, quản trị thay mặt ban giám đốc làm việc, đối ngoại với cơ quan thuê, đối tác.  

Đưa ra hướng giải quyết hợp lý, đảm bảo lợi ích doanh nghiệp, thực hiện theo quy  định của nhà nước.  

Làm các công việc khác theo chỉ đạo của cấp trên.  

9. Kiểm soát nội bộ  

Vị trí kiểm soát nội bộ phải làm là giám sát mọi hoạt động trong công ty theo những tiêu chuẩn. Hoạt động kiểm tra, rà xoát phát hiện  các sai phạm trong quá trình kiểm tra, có phương án điều chỉnh kịp thời chất lượng nhân sự, hoạt động kế toán tài chính. Hỗ trợ giám đốc tư vấn các phương pháp làm việc hiêu quả.  

Kiểm soát nội bộ còn thực hiện các nghiệp vụ khác theo yêu cầu của  giám đốc.  

IV. LÀM ĐƯỢC KẾ TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP CẦN NHƯNG GÌ   

Ngoài kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ kế toán viên muốn làm tốt kế toán nội bộ cần biết thêm các kỹ năng mềm cần thiết. Nếu bạn chưa có đủ kiến thức và kỹ năng làm việc thực tế, bạn cần học thêm nghiệp vụ có thể tham khảo thêm các khóa học kế toán tổng hợp thực hành tại trung tâm kế toán Lê Ánh với sự hỗ trợ của kế toán trưởng trên 10 năm kinh nghiệm, bạn sẽ được hỗ trợ toàn diện kiến thức, cách thức làm việc với quan thuế, đối tác…để xin được công việc kế toán nội bộ trong doanh nghiệp.  

820x450-khoa-hoc-ke-toan-tong-hop-thuc-hanh-4 Hình ảnh khóa học kế toán tổng hợp thực hành tại trung tâm Lê Ánh   

Lịch học: Các bạn tham khảo cụ thể: khóa học kế toán tổng hợp thực hành  

Địa chỉ tham gia khoá học  

Chi nhánh tại Hà nội  

+ Cơ sở 1: 29 Vũ Phạm Hàm, P Yên Hòa, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội  

+ Cơ sở 2: P268, P639 Vân Nam Building, Số 26 Đường Láng, P Ngã Tư Sở, Q Đống Đa, TP Hà Nội  

Chi nhánh tại Tp. HCM  

+ Cơ sở 1: T2, số 125A Nguyễn Đình Chiểu, P 6, Q 3, TPHCM  

+ Cơ sở 2: Số 14 - 18 Nguyễn An Ninh, Phường 14, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh  

+ Cơ sở 3: 155 Võ Thị Sáu, Phường 6, Quận 3. Hồ Chí Minh  

+ Cơ sở 4: 25 Đường 23, P Linh Chiểu, Q Thủ Đức, TP HCM  

+ Cơ sở 5: Số 576, Đường 3/2 Phường 14 Quận 10, TPHCM  

Công việc kế toán nội bộ không quá khó nhưng các bạn chưa có kinh nghiệm vẫn còn nhiều vướng mắc và sai sót. Mong bài viết tổng hợp công việc của kế toán nội bộ trong doanh nghiệp của kế toán Lê Ánh có ích cho bạn đọc.  

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành  

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!  

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khóa học kế toán , khóa học hành chính nhân sự khóa học xuất nhập khẩu TPHCM , Hà Nội, và dịch vụ kế toán thuế trọn gói vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để biết được thông tin chi tiết

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Những điều cần biết về quy định đóng bảo hiểm mới nhất

Những điều cần biết về quy định đóng bảo hiểm mới nhất

Bài viết tiếp theo

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo