03 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theoThông tư mới nhất.

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 17/07/2024 49 phút đọc

Theo quy định của Luật Kế toán, Doanh nghiệp được tự lựa chọn phương pháp trích khấu hao TSCĐ sao cho phù hợp với đặc thù của Doanh nghiệp mình. Bài viết dưới đây, Kế toán Lê Ánh sẽ trình bày các phương pháp trích khấu hao TSCĐ hiện nay. học kế toán thực hành ở đâu tốt tại hà nội

Thông tư liên quan: TT số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ tài chính

>>> Xem thêm: Các điều kiện ghi nhận tài sản cố định mới nhất 2016

I. Phương pháp trích khấu hao TSCĐ theo đường thẳng

1. Khái niệm Phương pháp trích khấu hao TSCĐ theo đường thẳng

Là phương pháp trích khấu hao TSCĐ theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Công thức tính:

 

Mức trích khấu hao hàng năm 

 

=

Nguyên giá của tài sản cố định

Thời gian trích khấu hao

 

- Thời gian trích khấu hao bạn phải dựa vào khung quy định, chi tiết xem tại đây: Khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định

- Mức trích khấu hao hàng tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao hàng tháng

=

Mức trích khấu hao hàng năm 

12 tháng

 

 

 - Trường hợp mua TSCĐ về dùng ngay trong tháng các bạn trích khấu hao luôn theo công thức sau:

Mức khấu hao trong tháng p/s

 = 

Mức trích khấu hao theo tháng

 X 

Số ngày sử dụng trong tháng

 Tổng số ngày của tháng p/s

Trong đó:

Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng p/s – Ngày bắt đầu sử dụng + 1

3. Ưu điểm, Nhược điểm của phương pháp:

-  Ưu điểm của phương pháp này đơn giản, dễ tính toán, phân bổ đều giá trị của TSCĐ của các kỳ sử dụng.

- Nhược điểm: Phương pháp này không đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Vì chi phí được phân bổ đều cho các kỳ nên đã ngầm định rằng sản xuất là không có sự biến động giữa các kỳ (mức độ sử dụng TSCĐ, chi phí sửa chữa, bảo trì TSCĐ, mức độ sản xuất… không thay đổi, giả thiết này hoàn toàn không hợp lý). 

- Hiện nay, phương pháp này được nhiều DN lựa chọn.

4. Ví dụ minh họa

Ngày 5/3/2015 ,Công ty CP Hoàng Phát mua 01 máy In trị giá 55 triệu (chưa VAT), được chiết khấu 5tr, chi phí vận chuyển 2 triệu (chưa có VAT), chi phí lắp đặt chạy thử 3 triệu(chưa VAT). Máy In được mua về và sử dụng ngay ngày hôm đó.

Cách tính khấu hao theo đường thẳng cụ thể như sau:

 Bước 1: Xác định thời gian trích khấu hao:

 - Theo quy định tại khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ (Phụ lục I Thông tư số 45/2013/TT-BTC). Máy in có thời gian sử dụng từ 7 – 15 năm. Như vậy ta sẽ trích khấu hao trong vòng 10 năm.

 Bước 2: Xác định mức khấu hao hàng năm:

Mức khấu hao hàng năm = Nguyên giá của tài sản cố định/ Thời gian trích khấu hao

Nguyên giá = 55tr – 5tr + 2tr + 3tr = 55 triệu

=> Mức khấu hao hàng năm = 55 triệu/ 10 = 5,5 triệu/năm

 Bước 3: Xác định mức khấu hao hàng tháng:

+ Mức khấu hao hàng tháng = Mức khấu hao hàng năm /12 tháng

=> Mức khấu hao hàng tháng = 5,5tr / 12 = 458.000đ/tháng

 Bước 4: Xác định mức khấu hao tháng 3/2015:

Mức khấu hao trong tháng 3/2015 = Mức khấu hao theo tháng / Tổng số ngày của tháng 3/2015 x Số ngày sử dụng trong tháng 3

Số ngày sử dụng trong tháng 3 = Tổng số ngày của tháng 3 – Ngày bắt đầu sử dụng + 1

= > Số ngày sử dụng trong tháng 3 = 31 – 5 + 1 = 27 ngày

=> Mức khấu hao trong tháng 3 = (458.000/31)  x 27 = 398.900 đồng

 =>Như vậy trong tháng 3/2015 các bạn được trích 398.900 đồng vào chi phí kinh doanh. Hàng tháng được trích 458.000 và hàng năm được trích 5.500.000 đồng.

 II. Phương pháp trích khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần có điều chỉnh

1. Khái niệm:

- Là phương pháp được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

2. Công thức tính:

Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định:
- Thời gian trích khấu hao bạn phải dựa vào khung quy định.

- Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định

=

Giá trị còn lại của tài sản cố định

X

Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ khấu khao nhanh
(%)

=

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng

X

Hệ số điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng (%)

=

1

X 100

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:

Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh (lần)

Đến 4 năm ( t 

1,5

Trên 4 đến 6 năm (4 năm

2,0

Trên 6 năm (t > 6 năm)

2,5

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.

- Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

3. Ưu điểm, Nhược điểm, loại hình doanh nghiệp phù hợp

 - Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

 - TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

+ Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);

+ Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

4. Ví dụ minh họa

Công ty TNHH An Toàn Việt mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên giá là 50 triệu đồng. Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC) là 5 năm.

Xác định mức khấu hao hàng năm như sau:

- Tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đường thẳng là 20%.

- Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần bằng 20% x 2 (hệ số điều chỉnh) = 40%

- Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định trên được xác định cụ thể theo bảng dưới đây:

Đơn vị tính: Đồng

Năm thứ

Giá trị còn lại của TSCĐ

Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng năm

Mức khấu hao hàng năm

Mức khấu hao hàng tháng

Khấu hao luỹ kế cuối năm

1

50.000.000

50.000.000 x 40%

20.000.000

1.666.666

20.000.000

2

30.000.000

30.000.000 x 40%

12.000.000

1.000.000

32.000.000

3

18.000.000

18.000.000 x 40%

7.200.000

600.000

39.200.000

4

10.800.000

10.800.000 : 2

5.400.000

450.000

44.600.000

5

10.800.000

10.800.000 : 2

5.400.000

450.000

50.000.000

Trong đó:

+ Mức khấu hao tài sản cố định từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 3 được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh (40%).

+ Từ năm thứ 4 trở đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của tài sản cố định (đầu năm thứ 4) chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (10.800.000 : 2 = 5.400.000). (Vì tại năm thứ 4: mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần (10.800.000 x 40%= 4.320.000) thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (10.800.000 : 2 = 5.400.000)).

III. Phương pháp trích khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

1. Khái niệm:

- Là phương pháp được sử dụng cho các TSCĐ (các loại máy móc, thiết bị) thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;

+ Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;
+ Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 100% công suất thiết kế.

2. Công thức tính:

- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định

=

Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng

X

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

=

Nguyên giá của tài sản cố định

Sản lượng theo công suất thiết kế

- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:

Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định

=

Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm

X

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm

Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.

3. Ưu điểm, Nhược điểm của phương pháp:

- Ưu điểm: của phương pháp này có sự phân bổ chi phí hợp lý theo số lượng sản phẩm sản xuất, đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa các kỳ sản xuất nhiều sản phẩm thì giá trị của TSCĐ chuyền vào sản phẩm nhiều và ngược lại những sản phẩm sản xuất ít thì phân bổ giá trị TSCĐ vào ít hơn.

- Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là sự giả định mang tính chủ quan về số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, vì vậy không tính đến các yếu tố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất: hỏng máy không đạt được chỉ tiêu sản xuất do sản phẩm không tiêu thụ được… dẫn đến sự phân bổ thiếu chính xác gây sai lệch đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính đặc biệt là lợi nhuận và thuế phải nộp. lớp học kế toán thuế

4. Ví dụ minh họa

Công ty Dịch vụ ATS mua máy ủi đất (mới 100%) với nguyên giá 450 triệu đồng.

Công suất thiết kế của máy ủi này là 30m3/giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi này là 2.400.000 m3. Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy ủi này là:

Tháng

Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3)

Tháng

Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3)

Tháng 1

14.000

Tháng 7

15.000

Tháng 2

15.000

Tháng 8

14.000

Tháng 3

18.000

Tháng 9

16.000

Tháng 4

16.000

Tháng 10

16.000

Tháng 5

15.000

Tháng 11

18.000

Tháng 6

14.000

Tháng 12

18.000

Mức trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm của tài sản cố định này được xác định như sau:

- Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 m3 đất ủi = 450 triệu đồng: 2.400.000 m3 = 187,5 đ/m3

- Mức trích khấu hao của máy ủi được tính theo bảng sau:

Tháng

Sản lượng thực tế tháng
(m3)

Mức trích khấu hao tháng
(đồng)

1

14.000

14.000 x 187,5 = 2.625.000

2

15.000

15.000 x 187,5 = 2.812.500

3

18.000

18.000 x 187,5 = 3.375.000

4

16.000

16.000 x 187,5 = 3.000.000

5

15.000

15.000 x 187,5 = 2.812.500

6

14.000

14.000 x 187,5 = 2.625.000

7

15.000

15.000 x 187,5 = 2.812.500

8

14.000

14.000 x 187,5 = 2.625.000

9

16.000

16.000 x 187,5 = 3.000.000

10

16.000

16.000 x 187,5 = 3.000.000

11

18.000

18.000 x 187,5 = 3.375.000

12

18.000

18.000 x 187,5 = 3.375.000

 

Tổng cộng cả năm

35.437.500

 

Lưu ý:

- DN tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.

- Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà DN đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, DN phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. 

Trên đây là thông tin về 03 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo Thông tư mới nhất.. Mong bài viết trên của Kế toán Lê Ánh giúp ích cho bạn đọc.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để biết được thông tin của các khóa học này.

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Quy định thời gian khấu hao các loại tài sản cố định

Quy định thời gian khấu hao các loại tài sản cố định

Bài viết tiếp theo

Có Nên Thi Chứng Chỉ Đại Lý Thuế? Lợi Ích Và Cơ Hội

Có Nên Thi Chứng Chỉ Đại Lý Thuế? Lợi Ích Và Cơ Hội
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo