Các điều kiện ghi nhận tài sản cố định mới nhất 2016

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 18/07/2024 13 phút đọc

Kế toán có một công việc thườn xuyên gọi là ghi nhận TSCĐ, tuy nhiên có những kế toán vì không hiểu hết các điều kiện ghi nhận TSCĐ nên đã dẫn đến hạch toán nhầm lẫn và sai sót.

Kế toán Lê Ánh tổng hợp các điều kiện để ghi nhận TSCĐ như sau:

Thông tư liên quan: TT số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ tài chính

>>>Xem thêm: Hạch toán chi phí lãi vay hợp lý và không hợp lý theo thông tư mới nhất

Các điều kiện ghi nhận tài sản cố định mới nhất

1. Điều kiện để ghi nhận TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp

Tài sản nếu thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ dưới đây thì được ghi nhận là TSCĐ của doanh nghiệp. Bao gồm: lop hoc ke toan

- Là những Tài sản hữu hình, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.
 Như vậy: Những tài sản có giá trị  Chú ý:

- Các chi phí để đầu tư nâng cấp TSCĐ được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Các chi phí sửa chữa TSCĐ không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, (nhưng tối đa không quá 3 năm).
 Lưu ý thêm 1 vài trường hợp sau:
 - Những súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.
 - Những vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.

Lưu ý một số trường hợp thực tế về điều kiện ghi nhận tài sản cố định:

Trong quá trình sử dụng, nếu phát sinh các khoản chi phí liên quan đến TSCĐ thì tuỳ theo 2 trường hợp cơ bản để xử lý như sau:

+ Chi phí để sửa chữa TSCĐ không được ghi tăng NG của tài sản cố định mà phải hạch toán thẳng hoặc phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ sửa chữa (nhưng tối đa không quá 3 năm).

+ Chi phí bỏ ra nhằm nâng cấp tài sản cố định thì được ghi nhận khoản chi phí đó vào chính NG của TSCĐ.

Những tài sản cố định đang trích khấu hao theo chế độ kế toán cũ (thông tư số 203/2009/TT-BTC, nguyên giá chỉ cần từ 10.000.000 đồng trở lên còn 2 điều kiện kia giữ nguyên) , nay không đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ thì giá trị còn lại được phân bổ vào chi phí SXKD (thời gian phân bổ không quá 3 năm).

Những con súc vật làm việc tạo ra sản phẩm thì từng con súc vật được xem như là 1 tài sản cố định hữu hình (nếu thỏa mãn 3 điều kiện nêu trên).

Đối với các vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn hoặc từng cây lâu năm đó nếu thoã mãn đủ 3 điều kiện nêu trên thì được xem như là một tài sản cố định hữu hình.

 2. Điều kiện để ghi nhận tài sản cố định vô hình:

- Tất cả các khoản chi phí thực tế mà DN đã chi ra nếu thoả mãn đồng thời cả 3 tiêu chuẩn trên, mà không phải là TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình.
 - Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả 3 tiêu chuẩn trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
 - Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ DN nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau:
a) Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
b) Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán; học kế toán thực tế ở đâu
c) Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
d) Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;
đ) Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;
e) Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;
g) Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.

3. Những khoản chi phí sau không phải là TSCĐ vô hình, mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của DN (Tối đa không quá 3 năm):

 - Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh.
Trên đây là các điều kiện ghi nhận tài sản cố định mới nhất. Mong bài viết trên của Kế toán Lê Ánh giúp ích cho bạn đọc.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để biết được thông tin của các khóa học này.

 

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Những điều cần biết về chi phí nghỉ mát mới nhất 2016

Những điều cần biết về chi phí nghỉ mát mới nhất 2016

Bài viết tiếp theo

IFRS Cho Người Không Có Nền Tảng Kế Toán: Bắt Đầu Từ Đâu?

IFRS Cho Người Không Có Nền Tảng Kế Toán: Bắt Đầu Từ Đâu?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo