Đăng nhập
- 1. Kế toán Tiền mặt
- 2. Kế toán Ngân hàng
- 3. Kế toán nhập hàng, công nợ với nhà cung cấp
- 4. Kế toán doanh thu và công nợ phải thu khách hàng
- 5. Kế toán lương và các khoản trích theo lương
- 6. Kế toán tài sản cố định và đầu tư XD cơ bản
- 7. Kế toán công cụ dụng cụ, chi phí ngắn hạn, dài hạn
- 8. Kế toán doanh thu-chi phí tài chính, thu nhập – chi phí khác
- 9. Kế toán các loại chi phí, giá vốn và giá thành
- 10. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
-
06/10/2022 Mẫu Biên Bản Thanh Lý Hợp Đồng Theo Quy Định Mới Nhất
-
22/04/2022 Cách Hạch Toán Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương
-
15/04/2022 Cách Dùng Hàm Countif Trong Excel - Ứng Dụng Trong Kế Toán
-
31/03/2022 Công Việc Của Kế Toán Tổng Hợp - Mô Tả Chi Tiết
-
26/03/2022 Mẫu Biên Bản Đối Chiếu Công Nợ Mới Nhất - Kế Toán Lê Ánh
- 9
- 2869
- 11,668,010
Những điều Kế toán cần biết về mua hàng không có hóa đơn GTGT và cách xử lý theo thông tư mới nhất
Mua hàng không có hóa đơn GTGT có thực sự nguy hiểm trong tất cả trường hợp? Cách xử lý như thế nào để cơ quan Thuế chấp nhận? Đội ngũ Kế toán trưởng tại Lớp học kế toán thực hành Kế toán Lê Ánh tóm lược những vấn đề cơ bản và cách giải quyết hiệu quả trong tình huống này như sau:
1. Các trường hợp được chấp nhận mua hàng không có hóa đơn GTGT
Tại Điều 6, Khoản 2, Điểm 2.4 Thông tư 78/2014/TT-BTC và Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung có quy định về các khoản chi phí không được trừ khi mua các mặt hàng hóa không có hóa đơn (được phép lập bảng kê) như sau: tự học kế toán thuế
-
Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
-
Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
-
Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
-
Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
-
Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
-
Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).”
Đây là những trường hợp khi mua hàng không cần hóa đơn GTGT. Tuy nhiên, để đưa các chi phí này vào chi phí hợp lý, được cơ quan Thuế chấp nhận, doanh nghiệp cần phải có bộ hồ sơ thanh toán đầy đủ các chứng từ sau:
-
Hợp đồng mua bán
-
Chứng minh thư bên bán
-
Giấy đề nghị thanh toán
-
Giấy báo nợ nếu thanh toán qua ngân hàng
-
Phiếu chi nếu thanh toán bằng tiền mặt
-
Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn GTGT theo mẫu 01/TNDN (được ban hành kèm theo TT 78/2014/TT-BTC). Bảng kê này phải do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm và ký tên vào bảng kê.
Ghi nhớ: Hàng hóa dịch vụ phải có giá bán tương đương trên thị trường. Trường hợp, doanh nghiệp để mức giá cao hơn thị trường, cơ quan Thuế sẽ căn cứ vào mức giá trên thị trường hiện tại để tính lại chi phí tính thuế TNDN. Phần chênh lệch giá trị hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp mua với giá trị thị trường sẽ bị loại, không được chấp nhận là chi phí hợp lý khi tính Thuế TNDN.
2. Các trường hợp thực tế hay gặp và cách xử lý theo thông tư mới nhất.
Trường hợp 1: Chi phí thuê xe vận chuyển, chi phí bốc dỡ như xe ôm, xe ba gác của cá nhân không có hóa đơn GTGT.
Thực tế, khoản chi phí này không được coi là chi phí không cần hóa đơn GTGT như quy định bên trên. Do đó, các bạn khéo léo biến chi phí này từ chi phí vận chuyển, bốc dỡ thành chi phí nhân công bằng thủ thuật sau:
- Đối với chi phí thuê vận chuyển, bốc dỡ có giá trị nhỏ hơn 2 triệu đồng/lần hoặc tháng:
Bước 1: Ký hợp đồng lao động thời vụ 3 tháng, kèm theo chứng minh thư của người cung cấp dịch vụ.
Bước 2: Thanh toán chi phí cho họ thông qua thanh toán tiền lương. Tiền lương của họ sẽ được đưa vào bảng lương của doanh nghiệp. Thông tin của người lao động này sẽ nằm ở mục lao động thời vụ.
Bước 3: Chi trả lương cho người lao động này, lấy chữ ký của họ trên bảng thanh toán lương. học kế toán thực hành ở đâu tốt tại hà nội
- Đối với chi phí thuê vận chuyển, bốc dỡ có giá trị lớn hơn 2 triệu đồng/lần hoặc tháng:
Khoản thu nhập này của người vận chuyển, bốc dỡ theo quy định phải nộp Thuế TNCN, do vậy, để vừa có thể tính chi phí hợp lý cho doanh nghiệp, vừa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNCN của cá nhân cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp, các bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1, bước 2, bước 3: Thực hiện như trường hợp trên
Bước 4: Khấu trừ thuế TNCN 10%, phần còn lại chi trả cho người cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ. Sau đó cung cấp cho họ bản chứng từ khấu trừ thuế TNCN để họ thực hiện quyết toán Thuế về sau. Lưu ý: Chứng từ khấu trừ Thuế này, doanh nghiệp có thể đăng ký đặt in hoặc mua của cơ quan Thuế.
Hoặc: không khấu trừ thuế TNCN 10%, chi trả cho họ 100% chi phí vận chuyển, bốc dỡ. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải làm MST cho họ, và yêu cầu họ làm cam kết tổng thu nhập trong năm không nằm trong diện thu nhập phải nộp thuế TNCN (cam kết 23).
Trong trường hợp này, kinh nghiệm là các bạn nên khấu trừ 10% thuế TNCN của người cung cấp dịch vụ.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp thuê xe ô tô, hoặc máy ủi, máy xúc… của cá nhân (có giá trị lớn)
Chi phí vận chuyển này cũng không được quy định trong thông tư 78 trên, nên các bạn có thể chuyển sang ký hợp đồng khoán việc với cá nhân cho thuê.
Hồ sơ gồm:
-
Hợp đồng giao khoán
-
Biên bản nghiệm thu công việc
-
Chứng minh thư pho tô của cá nhân cho thuê
-
Chứng từ thanh toán: giấy đề nghị thanh toán, phiếu chi (thanh toán bằng tiền mặt) hoặc giấy báo nợ (thanh toán chuyển khoản). Các bạn ghi nhớ nếu giá trị thanh toán lớn hơn 20 triệu thì phải thanh toán qua chuyển khoản từ tài khoản đăng ký với cơ quan thuế của doanh nghiệp đến tài khoản của cá nhân người cung cấp dịch vụ.
-
Hoá đơn bán lẻ của cơ quan thuế cấp (Cụ thể: Cá nhân cho thuê xe sẽ phải mang những giấy tờ sau để lên cơ quan thuế để nộp thuế: Hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu hoàn thành công việc, chứng từ thanh toán, CMT photo. Sau khi nộp thuế xong cơ quan thuế sẽ cấp cho 1 hoá đơn bán lẻ để đưa cho DN)
Trường hợp 3: Doanh nghiệp thuê nhà, cửa hàng của cá nhân có giá nhỏ hơn 100 triệu/năm, hoặc 8,4 triệu/tháng.
Theo khoản 7 điều 1 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định:
“Hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê thuộc đối tượng phải khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN và nộp thuế môn bài theo thông báo của cơ quan thuế.
- Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân có tài sản cho thuê mà tổng số tiền cho thuê trong năm thu được từ 100 triệu trở xuống hoặc tổng số tiền cho thuê trung bình một tháng trong năm từ 8,4 triệu đồng trở xuống thì không phải khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN và cơ quan thuế không thực hiện cấp hóa đơn lẻ đối với trường hợp này”
Như vậy trong trường hợp này, doanh nghiệp không có hóa đơn GTGT đầu vào. Để được chấp nhận chi phí, doanh nghiệp cần có bộ hồ sơ thanh toán đầy đủ như sau:
-
Hợp đồng thuê nhà
-
Chứng minh thư photo của chủ nhà
-
Chứng từ thanh toán: giấy đề nghị thanh toán, phiếu chi (nếu thanh toán bằng tiền mặt), giấy báo nợ của ngân hàng (nếu thanh toán qua chuyển khoản). Lưu ý: Đối với khoản tiền thuê nhà từ 20 triệu trở lên, doanh nghiệp phải chuyển khoản thanh toán cho chủ nhà từ tài khoản của doanh nghiệp (tài khoản đăng ký với cơ quan Thuế) đến tài khoản cá nhân của chủ nhà thì khoản chi phí này mới được tính là hợp lệ khi khấu trừ Thuế.
-
Biên bản bàn giao nhà nếu có.
-
Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn mẫu 01/TNDN (ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC). (Bảng kê này sẽ lưu tại DN để sau này giải trình).
Trường hợp 4: Doanh nghiệp thuê nhà, cửa hàng của cá nhân có giá trị lớn hơn 100 triệu/năm và giá trị lớn hơn 8.4 triệu/tháng
Trong trường hợp này, các bạn yêu cầu chủ ra cơ quan Thuế để nộp Thuế thu nhập, sau đó cơ quan Thuế sẽ cấp cho chủ nhà 1 hóa đơn bán lẻ. Hóa đơn này chủ nhà sẽ trao lại cho doanh nghiệp để hoàn thiện hồ sơ thanh toán.
Hồ sơ thanh toán trong trường hợp này như trường hợp thuê nhà dưới 100 triệu/năm hoặc 8.4 triệu/tháng. Tuy nhiên, bổ sung hóa đơn thuê nhà trên.
Trường hợp 5: Doanh nghiệp mua lại tài sản, công cụ, dụng cụ của cá nhân (ví dụ: xe ô tô) để tiến hành sản xuất kinh doanh.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp không cần hóa đơn GTGT đầu vào. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải hoàn thiện bộ chứng từ đầy đủ sau:
-
Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn mẫu 01/TNDN (ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC).
-
Hợp đồng mua bán xe
-
Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu mang tên công ty để làm căn cứ hạch toán giá trị tài sản cố định, trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
-
Chứng từ thanh toán: giấy đề nghị thanh toán, phiếu chi (nếu thanh toán bằng tiền mặt), giấy báo nợ của ngân hàng (nếu thanh toán qua chuyển khoản). Lưu ý: Đối với khoản tiền thuê nhà từ 20 triệu trở lên, doanh nghiệp phải chuyển khoản thanh toán cho chủ nhà từ tài khoản của doanh nghiệp (tài khoản đăng ký với cơ quan Thuế) đến tài khoản cá nhân của chủ nhà thì khoản chi phí này mới được tính là hợp lệ khi khấu trừ Thuế.
Trường hợp 6: Chi phí quảng cáo trên mạng của một số trang quảng cáo trong và ngòai nước với hình thức thanh tóan bằng thẻ ngân hàng không có hóa đơn GTGT.
Về nguyên tắc, các khoản chi của doanh nghiệp cho hoạt động quảng cáo trên các trang mạng xã hội (ví dụ yahoo, facebook, google,…) hoặc các nhà mạng trong và ngoài nước sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chiụ thuế TNDN, nếu các hoạt động quảng cáo này phục vụ hoạt động SXKD của DN và có đầy đủ chứng từ hoặc hoá đơn hợp pháp, hợp lệ.
Có 2 tình huống xảy ra như sau trong thực tế:
Tình huống 1: Doanh nghiệp ký kết hợp đồng quảng cáo đối với các doanh nghiệp trong nước.
Chứng từ trong trường hợp này bao gồm:
-
Hợp đồng cung cấp dịch vụ
-
Hóa đơn GTGT
-
Biên bản nghiệm thu hợp đồng
-
Chứng từ thanh toán: Giấy đề nghị thanh toán, phiếu chi (nếu thanh toán bằng tiền mặt), giấy báo có (nếu thanh toán qua ngân hàng)
Tình huống 2: Doanh nghiệp ký kết hợp đồng quảng cáo đối với các doanh nghiệp nước ngoài (Quảng cáo Facebook, quảng cáo Google Adwords...).
Thông thường, các nhà mạng/nhà quảng cáo quốc tế (không đăng ký thuế tại Việt Nam) không có Hợp đồng dạng văn bản giấy và Hoá đơn của Việt Nam mà thường có các điều khoản giao kết ngay trên trang quảng cáo. Theo đó, nếu khách hàng có nhu cầu quảng cáo, và chấp nhận các quy định về thời gian, phương thức, mức tiền chấp nhận thanh toán qua thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng,… thì sẽ tiến hành thực hiện (mua) dịch vụ của nhà cung cấp. Do đó, bộ chứng từ cần thiết để DN được tính vào chi phí được trừ bao gồm:
-
Tờ trình nhu cầu chạy quảng cáo của bộ phận kinh doanh cần quảng cáo với cấp trên, kèm theo bản in các điều khoản mà nhà mạng/trang quảng cáo đó đưa ra (giá cả, phương thức quảng cáo, cách trả tiền, thời gian chạy quảng cáo,…) được Lãnh đạo DN phê duyệt.
-
Biên cáo nghiệm thu của bộ phận kinh doanh hoặc bằng chứng chứng minh quảng cáo của doanh nghiệp hoàn thành theo hợp đồng trên.
-
Chứng từ thanh toán: Sao kê ngân hàng kèm uỷ nhiệm chi, séc của DN chứng minh việc DN thanh toán tiền trả cho trang quảng cáo;
-
Tờ khai và chứng từ nộp thuế nhà thầu nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 78/2014 và số 103/2014).
Trên đây là một số trường hợp mua hàng không có hóa đơn GTGT mà các doanh nghiệp hay gặp phải ngoài thực tế, các bạn nên lưu lại để xử lý công việc hiệu quả.
>>>Xem thêm: 2 bước hạch toán đầy đủ với hàng hóa cho biếu tặng năm 2016 theo thông tư mới nhất
Trên đây là Quy định về việc đóng nhờ bảo hiểm xã hội bắt buộc ở công ty. Mong bài viết trên của Kế toán Lê Ánh giúp ích cho bạn đọc.
Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)
Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để biết được thông tin của các khóa học này.
Bình luận
Tin tức mới

Hướng dẫn viết hóa đơn điện tử hàng bán bị trả lại
Nhận hàng mua không đúng quy cách, chất lượng nên phải xuất trả là vấn đề mà rất nhiều doanh nghiệp gặp phải. Bài viết dưới đây, kế toán Lê Ánh đã hướng dẫn các kế toán và doanh nghiệp cách xuất hóa điện tử hàng bán bị trả lại.

Kinh nghiệm làm kế toán công nợ trong doanh nghiệp thực tế
Kế toán công nợ là một phần hành trong bộ máy kế toán của doanh nghiệp, liên quan đến các khoản phải thu phải trả của doanh nghiệp.Với những doanh nghiệp có nhiều đối tác và khách hàng thì cần phải có một kế toán công nợ theo dõi các khoản thanh toán

Kế toán công nợ và những sai sót mà kế toán cần chú ý
Kế toán công nợ và những sai sót mà kế toán cần chú ý .Trong quá trình làm kế toán công nợ, kế toán rất dễ gặp phải những sai sót không đáng kể.

Kiểm tra số liệu tài khoản 131 và 331 trên báo cáo tài chính
Tài khoản 131 và 331 là tài khoản phản ánh công nợ phải thu và công nợ phải trả trong doanh nghiệp. Trong bảng cân đối kế toán, tài khoản 131 và 331 có thể có số dư ở cả hai bên

Phiếu thu theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Phiếu thu theo Thông tư 133/2016/TT-BTC nhằm xác định số tiền, ngoại tệ,…thực tế nhập quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ thu tiền, ghi sổ quỹ, kế toán ghi sổ các khoản thu có liên quan. Mọi khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ nhập quỹ đều phải có Phiếu thu.

Mẫu thẻ quầy hàng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Mẫu thẻ quầy hàng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC được lập ra nhằm theo dõi số lượng và giá trọ hàng hoá trong quá trình nhận và bán tại quầy hàng, giúp cho người bán hàng thường xuyên nắm được tình hình nhập, xuất, tồn tại quầy, làm căn cứ để kiểm tra

Mẫu Giấy đề nghị thanh toán Mẫu số 05 – TT theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Giấy đề nghị thanh toán dùng trong trường hợp đã chi nhưng chưa được thanh toán hoặc chưa nhận tạm ứng để tổng hợp các khoản đã chi kèm chứng từ (nếu có) để làm thủ tục thanh toán, làm căn cứ thanh toán và ghi sổ kế toán.

Mẫu Giấy thanh toán tiền tạm ứng Mẫu số 04 – TT theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Giấy thanh toán tiền tạm ứng là bảng liệt kê các khoản tiền đã nhận tạm ứng và các khoản đã chi của người nhận tạm ứng, làm căn cứ thanh toán số tiền tạm ứng và ghi sổ kế toán.

Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu số 03 – TT)
Giấy đề nghị tạm ứng là căn cứ để xét duyệt tạm ứng, làm thủ tục lập phiếu chi và xuất quỹ cho tạm ứng.

Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi theo Thông tư 133/2016/TT-BTC dùng để phản ánh tính hình thanh toán hàng đại lý, ký gửi giữa đơn vị có hàng và đơn vị nhận bán hàng, là chứng từ để đơn vị có hàng và đơn vị nhận bán hàng đại lý, ký gửi thanh toán tiền

Bảng kê mua hàng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Bảng kê mua hàng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC là chứng từ kê khai mua vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hoá, dịch vụ lặt vặt trên thị trường tự do trong trường hợp người bán thuộc diện không phải lập hoá đơn khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định

Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá theo Thông tư 133/2016/TT-BTC nhằm xác định số lượng, chất lượng và giá trị vật tư, công cụ, sản pharm, hàng hoá có ở kho tại thời điểm kiểm kê làm căn cứ xác định trách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý

Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC nhằm theo dõi số lượng, vật tư còn lại cuối kỳ hạch toán ở đơn vị sử dụng, làm căn cứ tính giá thành sản phẩm và kiểm tra tình hình thực hiện định mức sử dụng vật tư.

Biên bản kiểm nghiệm (vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá) theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Biên bản kiểm nghiệm (vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá) theo Thông tư 133/2016/TT-BTC nhằm xác định số lượng, qui cách, chất lượng, vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá trước khi nhập kho, làm căn cứ để qui cách trách nhiệm trong thanh toán và bảo quản.

Mẫu phiếu nhập kho theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Mẫu phiếu nhập kho theo Thông tư 133/2016/TT-BTC nhằm xác nhận số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá nhập kho làm căn cú ghi Thẻ kho, thanh toán tiền hàng, xác định trách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ kế toán.

Phiếu xuất kho theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Phiếu xuất kho theo Thông tư 133/2016/TT-BTC nhằm theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm hàng hoá xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong doanh nghiệp, làm căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm

Kinh nghiệm xử lý hàng hóa thừa chờ xử lý hay nhất
Xử lý hàng hóa thừa chờ xử lý như thế nào trong trường hợp số hàng nhập kho thực tế nhiều hơn số hàng trên hóa đơn là câu hỏi của rất nhiều kế toán viên mới vào nghề.

Kinh nghiệm xử lý hàng hóa thiếu chờ xử lý hay nhất
Xử lý hàng hóa thiếu chờ xử lý như thế nào trong trường hợp số hàng nhập kho thực tế ít hơn số hàng trên hóa đơn là câu hỏi của rất nhiều kế toán viên mới vào nghề.

Cách hạch toán và phân bổ chi phí mua hàng (Chi phí vận chuyển, bốc dỡ…)
Chi phí mua hàng là những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình mua hàng. Bao gồm các chi phí sau: Chi phí bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi; chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp

Cách xử lý hàng tồn kho bị âm trên sổ sách và âm trên kho
Hàng tồn kho là tài khoản tài sản có số dư bên Nợ, nhưng trong nhiều trường hợp sai bút toán từ trong kỳ dẫn đến có số dư bên Có. Hoặc đôi khi quá trình theo dõi sổ sách không sát sao dẫn đến hàng trong kho hết mà trên sổ sách vẫn còn dương. Bài viết này,

Hướng dẫn chi tiết cách tính giá hàng mua ngoài
Khi mua hàng, kế toán cần xác định đúng giá nhập kho để ghi nhận, hạch toán chính xác. Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên của lớp học kế toán thực hành tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách tính giá hàng mua ngoài

Một số lưu ý khi ký kết hợp đồng mua hàng với người bán
Khi ký kết các hợp đồng mua hàng, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều khoản quan trọng để tránh gặp các rủi ro khi hợp đồng được thực hiện. Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên từ lớp học đào tạo kế toán tổng hợp Kế toán Lê Ánh đã tổng hợp những lưu ý khi

Hướng dẫn chi tiết cách xử lý và hạch toán tình huống hàng về mà hóa đơn chưa về
Trong nhiều trường hợp, hàng hóa đã được chuyển đến kho người mua nhưng vì lý do khách quan hoặc có thể là thỏa thuận mua hàng giữa hai bên nên hóa đơn bán hàng được chuyển đến người mua sau. Khi đó, kế toán sẽ xử lý hàng hóa đó như thế nào? Bài viết dưới

Những sai sót thường gặp phải trong quá trình mua hàng
Quá trình mua hàng nếu không được thưc hiện đúng quy trình hoặc không được kiểm tra cẩn thận thường có thể gặp phải một số sai sót. Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên của lớp học đào tạo kế toán tổng hợp tại Kế toán Lê Ánh sẽ tổng hợp chi tiết các lỗi

Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán mua hàng nhập khẩu
Trong doanh nghiệp tồn tại chủ yếu hai hình thức mua hàng đó là mua hàng trong nước và mua hàng nhập khẩu. Trong bài viết này, đội ngũ giảng viên của lớp học đào tạo kế toán tổng hợp tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách hạch toán trong tr

Hướng dẫn chi tiết các nghiệp vụ và cách hạch toán nghiệp vụ mua hàng trong nước
Trong doanh nghiệp có thể có nhiều hình thức mua hàng khác nhau như mua hàng trong nước hay mua hàng nhập khẩu. Mỗi hình thức mua hàng lại có quy trình, hóa đơn và cách định khoản khác nhau. Trong bài viết dưới đây, Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết cá

Tổng hợp chi tiết những lưu ý về chi phí mua hàng mới nhất
Khi mua hàng, doanh nghiệp có thể phát sinh các chi phí mua hàng. Những chi phí mua hàng này sẽ được hạch toán vào đâu, có cần điều kiện hay lưu ý gì không? Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên của lớp học kế toán thực hành tại Kế toán Lê Ánh sẽ tổng hợp

Cách luân chuyển chứng từ trong quá trình mua hàng.
Quá trình mua hàng trong doanh nghiệp cần được thực hiện đầy đủ, đúng quy trình. Trong quy trình mua hàng, chứng từ được luân chuyển như thế nào? Bài viết dưới đây, Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách luân chuyển chứng từ trong quá trình mua

Mô tả chi tiết công việc của kế toán phải làm khi mua hàng.
Khi doanh nghiệp tiến hành mua hàng tức là doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản Chi phí mua hàng. Để chi phí mua hàng đó được chấp nhận là hợp lý, hợp lệ thì đòi hỏi bộ phận kế toán phải tổ chức chứng từ qua mỗi quy trình chặt chẽ. Điều này đòi hỏi Kế toán p

Các yêu cầu về chứng từ trong quá trình mua hàng
Hoạt động mua hàng trong doanh nghiệp cần được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, đảm bảo các yêu cầu về hóa đơn, chứng từ để tránh gian lận, rủi ro mua hàng giá cao, mua hàng không cần thiết gây lãng phí cho doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, đội