Các Bài Tập Nguyên Lý Kế Toán Phổ Biến Và Cách Giải
Bài tập Nguyên lý Kế toán là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập và rèn luyện của bất kỳ sinh viên kế toán nào. Thông qua việc giải các bài tập, sinh viên sẽ giúp củng cố kiến thức lý thuyết nền tảng và học cách áp dụng nguyên lý kế toán vào các tình huống thực tế.
Cùng tìm hiểu về Các bài tập nguyên lý kế toán phổ biến và cách giải trong bài viết sau của Kế toán Lê Ánh.
1. Tầm quan trọng của bài tập nguyên lý kế toán
Bài tập Nguyên lý Kế toán có vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập và phát triển kỹ năng của sinh viên kế toán.
- Giúp sinh viên củng cố kiến thức lý thuyết đã học, đảm bảo rằng các khái niệm cơ bản như tài sản, nguồn vốn, và nguyên tắc định khoản không chỉ được hiểu rõ mà còn có thể áp dụng một cách chính xác.
- Bài tập kế toán cung cấp cơ hội để sinh viên rèn luyện kỹ năng phân tích và giải quyết các tình huống thực tế, điều này cực kỳ quan trọng trong môi trường làm việc sau này.
- Giúp sinh viên phát triển tư duy logic, khả năng tính toán chính xác, và quen thuộc với các quy trình kế toán trong doanh nghiệp. Những kỹ năng này không chỉ cần thiết để vượt qua các kỳ thi mà còn là nền tảng vững chắc để sinh viên có thể thực hiện tốt công việc kế toán trong thực tế.
2. Các dạng bài tập nguyên lý kế toán phổ biến và cách giải
2.1. Bài tập 1
Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Lê Ánh được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh vào ngày 10/10/2015 là loại hình công ty TNHH 2 thành viên, với ngành nghề kinh doanh chính: kinh doanh buôn bán và sửa chữa các thiết bị điện tử điện lạnh, vốn điều lệ là: 1.800.000.000, và lựa chọn 1 số phương pháp kế toán:
- Chế độ kế toán theo QD48/2006/QĐ-BTC.
- Hạch toán Hàng tồn kho theo PP Kê khai thường xuyên.
- Tính giá xuất kho hàng tồn kho theo PP: Bình quân gia quyền.
- Công ty mới thành lập nên KK thuế GTGT theo quý.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
- Ngày 15/10/2015: Tuyển nhân viên kế toán: Nguyễn thị Xuân. Ký HĐ thử việc 15 ngày (Từ ngày 16 đến ngày 31/10) với nội dung như sau: Lương TV: 1.500.000 (cho 16 ngày đi làm trong tháng 8 – không phụ cấp). Trả tiền lương vào ngày cuối tháng (31/10).
- 16/10/2015: Làm thủ tục mở Tài khoản Ngân hàng và nộp tiền vào Tài khoản Ngân hàng: 1.000.000 để duy trì Tài khoản. Tiền này lấy của Giám đốc.
=> Hạch toán:
Mượn tiền của GĐ: (làm Hợp đồng mượn tiền)
Nợ TK 1111 : 1000.000
Có TK 3388 :1000.000
Nộp tiền vào TK Ngân hàng:
Nợ TK 1121 : 1000.000
Có TK 1111 :1000.000
- 17/10/2015: Góp vốn chủ sở hữu:
Thành viên 1: góp bằng tiền mặt: 100.000 triệu
Nợ TK 1111 : 100.000.000
Có TK 411 : 100.000.000
Thành viên 2: Nộp tiền vào TK NH: 200.000 triệu
Nợ TK 1121 : 200.000.000
Có TK 411 : 200.000.000
- 20/10/2015: Nộp tờ khai thuế Môn bài.
(Tính thuế Môn bài: VĐL 1,8 tỷ = bậc 4 => Tiền thuế Môn bài là 1 triệu/năm nhưng công ty thành lập 6 tháng cuối năm nên tiền thuế MB chỉ còn ½ năm, tức là phải đóng 500.000 cho năm 2015, sang năm 2016 sẽ đóng 1 triệu/năm))
Hạch toán chi phí thuế MB: căn cứ vào tờ khai
Nợ TK 6422 : 500.000 (Thông tư 200 sử dụng tài khoản 642)
Có TK 3338 : 500.000
- 24/10/2015: trả tiền cho Giám đốc số đã mượn để mở TKNH: 1.000.000.
Lập phiếu chi trả tiền cho giám đốc số tiền đã mượn ngày 16/10:
Nợ TK 3388 : 1000.000
Có TK 1111 : 1000.000
- 28/10/2015: Xuất Tiền mặt 500.000 đặt cọc tiền để đặt in hoá đơn cho Nhà in B.
Lập phiếu chi tiền đặt cọc:
Nợ TK 331 (B) : 500.000
Có TK 1111 : 500.000
- 28/10/2015: Chuyển khoản trả tiền làm website cho Công ty C.
Nhận hóa đơn bán hàng số tiền: 2.000.000. (không phân bổ, đưa hết vào CPQLDN)
Căn cứ vào UNC, HĐ dịch vụ làm website hạch toán:
Nợ TK 6422 : 2000.000 (Thông tư 200 sử dụng tài khoản 642)
Có TK 1121 : 2000.000
- 30/10/2015: Nhận Hoá đơn GTGT từ Nhà in B ghi nhận Chi phí in Hoá đơn đã đặt in vào 28/10/2015 số tiền chưa thuế GTGT 10% là: 1.500.000. Sau đó thanh toán luôn bằng Tiền mặt số tiền còn lại. (không phân bổ, đưa hết vào CPQLDN).
Căn cứ vào hóa đơn từ nhà B, Hạch toán ghi nhận toàn bộ chi phí đặt in:
Nợ TK 6422 :1.500.000 (Thông tư 200 sử dụng tài khoản 642)
Nợ TK 1331 :150.000
Có TK 331 (B) : 1.650.000
Lập phiếu chi thanh toán nốt số tiền còn lại:
Nợ TK 331 (B) : 1.150.000
Có TK 1111 : 1.150.000
- 31/10/02015: Cuối tháng, Thực hiện tính lương cho Nguyễn Thị Xuân: đi làm đầy đủ nên được nhận đủ số lương theo HĐ:
Căn cứ vào bảng tính lương, hạch toán
Nợ TK 6422 : 1.200.000 (Thông tư 200 sử dụng tài khoản 642)
Có TK 334 :1.200.000
Lập phiếu chi lương:
Nợ TK 334 :1.200.000
Có TK 1111 : 1.200.000
- 01/11/2015: Ký hợp đồng thuê nhà của Ông Nguyễn Thành Hưng:
+ Thời gian thuê: 6 tháng
+ Giá Thuê: 4.000.000 /tháng
+ Tiền điện, tiền nước phát sinh trong quá trình SD nhà DN chịu.
+ Thanh toán: Trả luôn tiền khi ký Hợp đồng bằng tiền mặt
(Vì ông Hưng là cá nhân không kinh doanh nên khi cho thuê nhà mà doanh thu trong 1 năm dương lịch không quá 100 triệu/năm thì sẽ không phải chịu thuế GTGT, thuế TNCN nên cơ quan thuế không bán cho hóa đơn. Doanh nghiệp được lập Bảng kê 01/TNDN (theo TT 78/2014/TT-BTC) kèm theo chứng từ thanh toán (tiền mặt hoặc CK đều được) để tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN).
Kế toán lập phiếu chi trả tiền thuê nhà, Hạch toán:
Nợ TK 242 : 24.000.000
Có TK 1111 : 24.000.000
02/11/2015: Mua phần mềm kế toán Misa SME.NET 2015 để hạch toán sổ sách. Nhận hóa đơn bán hàng với số tiền là 9.600.000 (dự kiến phân bổ 2 năm).
Căn cứ vào hóa đơn bán hàng nhận được từ công ty CP Misa, Hạch toán:
Nợ TK 242 : 9.600.000
Có TK 1111 : 9.600.000
- 02/11/2015:
Mua 1 bộ Bàn, ghế Giám đốc, nhận Hoá đơn GTGT số tiền 4.200.000 (chưa thuế GTGT 10%) đã trả tiền cho Người bán bằng tiền mặt, lập biên bản bàn giao đưa ngay vào sử dụng, (phân bổ 6 tháng)
Căn cứ vào hóa đơn GTGT nhận được, Hạch toán:
Nợ TK 242 : 4.200.000
Nợ TK 1331 : 420.000
Có TK 1111 : 4.620.000
- 03/11/2015: Mua 01 bộ máy tính bàn cho nhân viên kinh doanh (BPBH) nhận Hoá đơn GTGT số tiền đã bao gồm thuế GTGT 10% là: 9.900.000 đã chuyển khoản trả hết tiền cho Người bán. Lập biên bản bàn giao đưa ngay vào sử dụng: (phân bổ 15 tháng).
Căn cứ vào hóa đơn GTGT nhận được, chứng từ chuyển khoản, Hạch toán:
Nợ TK 242 : 9000.000
Nợ TK 1331 : 900.000
Có TK 1121 : 9.900.000
- 05/11/2015: Làm hợp đồng kinh tế mua hàng với công ty CP Công nghệ số:
+ Mua 10 bộ Máy Điều hoà LG 9000BTU giá trị chưa thuế GTGT 10% là: 8.000.000/Bộ
+ Ngày giao hàng: 07/11/2015.
+ Địa điểm giao hàng: tại kho người bán
+ Thanh toán: Nếu Thanh toán ngay khi ký HĐ được hưởng chiết khấu thanh toán 1% trên tổng giá trị của HĐ. Nếu không thanh toán ngay thì thời hạn thanh toán là 10 ngày kể từ ngày nhận được hàng.
=> Giám đốc quyết định Thanh toán ngay khi ký HĐ:
Lập UNC đề nghị ngân hàng chuyển 88.000.000 cho công ty CP Công nghệ số, căn cứ vào chứng từ chuyển khoản, Hạch toán:
Nợ TK 331 (Công nghệ số) : 88.000.000.
Có TK 1121 : 88.000.000
- 07/11/2015: Nhận hàng, nhập kho và nhận HĐ GTGT của công ty Công nghệ số:
Căn cứ vào hóa đơn GTGT nhận được, Hạch toán:
Nợ TK 156 : 80.000.000
Nợ TK 1331 : 8.000.000
Có TK 331 (Công nghệ số): 88.000.000
Vì hàng được giao tại kho bên bán, nên để vận chuyển được hàng về công ty đã phải thuê vận chuyển. Nhận HĐ GTGT: 500.000 chưa VAT 10%, Thanh toán luôn bằng tiền mặt. Căn cứ vào hóa đơn GTGT nhận được, phiếu chi thanh toán tiền vận chuyển, Hạch toán:
Nợ TK 156 : 500.000
Nợ TK 1331 : 50.000
Có TK 1111 : 550.000
Vì trên hợp đồng không thể hiện khoản CKTT được bù trừ vào công nợ (tức là bù trừ ngay vào số tiền phải trả) nên Sau khi hoàn thành hợp đồng, công ty công nghệ số đã chuyển khoản trả số tiền chiết khấu thanh toán (1% * 88 triệu = 880.000), căn cứ vào thông báo của ngân hàng đã nhận được tiền, Hạch toán:
Nợ TK 1121 : 880.000
Có TK 515 : 880.000
- 08/11/2015: Ký Hợp đồng kinh tế bán hàng cho công ty TNHH An Phước với thỏa thuận:
+ Bán 2 bộ Máy Điều hoà LG 9000BTU giá trị chưa thuế GTGT 10% là: 12.000.000/Bộ
+ Giao hàng: ngày 9/11/2015 - tại kho người mua.
+ Thanh toán: thanh toán trong vòng 30 kể từ ngày nhận được hàng.
- 09/11/2015: Xuất hóa đơn và phiếu xuất kho để giao hàng cho công ty TNHH An Phước:
Căn cứ vào hóa đơn GTGT đầu ra: Hạch toán ghi nhận Doanh Thu:
Nợ TK 131 (An Phước) : 26.400.000
Có TK 511 : 24.000.000
Có TK 33311 : 2.400.000
Căn cứ vào phiếu XK, Hạch toán ghi nhận giá vốn: (chú ý Lê Ánh áp dụng Phương pháp bình quân gia quyền)
Nợ 156:
Có 632:
Vì HĐKT thỏa thuận là giao tại kho người mua, nên Lê Ánh đã phải thuê vận chuyển bên ngoài nhận hóa đơn Bán hàng số tiền 300.000, đã thanh toán bằng tiền mặt. Căn cứ vào hóa đơn, phiếu chi, Hạch toán:
Nợ TK 6421 : 300.000 (Thông tư 200 SD TK 641)
Có TK 1111 : 300.000
- 11/11/2015: Làm hợp đồng vay tiền của công ty TNHH Hoàng Hà với số tiền: 200.000.000 với lãi suất 1%/tháng – thanh toán tiền lãi vào ngày cuối mỗi tháng. Thời hạn vay 1 năm. Ngày giao tiền là 12/11/2015.
- 12/11/2015: Theo quy định tại điều 4 thông tư 09/2015/TT-BTC hướng dẫn điều 6 của nghị định 222/2013/NĐ-CP thì: khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Do vậy, công ty Hoàng Hà đã chuyển khoản số tiền vay trên vào tài khoản ngân hàng của Lê Ánh:
Căn cứ vào giấy báo có của ngân hàng, kế toán hạch toán:
Nợ TK 1121 : 200.000.000
Có TK 341 : 200.000.000
- 15/11/2015: Ký hợp đồng mua xe với công ty TNHH Minh Long:
+ Mua Xe tải thùng kín Thaco 1.4 tấn.
+ Giá: 330 triệu (đã bao gồm VAT)
+ Giao hàng: tại công ty mua
+ Ngày bàn giao xe: 1/12/2015.
Thanh toán:
+ Đặt cọc: 100 triệu ngày 16/11/2015
+ Thanh toán nốt: 230 triệu ngày giao xe (1/12/2015)
- Ngày 16/11/2015: đặt cọc tiền
Lập UNC đề nghị ngân hàng chuyển khoản tiền đặt cọc 100 triệu cho công ty Minh Long để mua xe tải, kế toán hạch toán:
Nợ TK 331 (Minh Long):100.000.000
Có TK 1121 :100.000.000
- 18/11/2015: Làm hợp đồng kinh tế mua hàng với công ty CP Thuận Phát:
+ Mua 20 bộ Máy Điều hoà LG 9000BTU giá trị chưa thuế GTGT 10% là: 7.000.000/bộ (Giá trên chưa bao gồm CK - Được hưởng chiết khấu thương mại 10%/bộ)
+ Ngày giao hàng: 20/11/2015.
+ Địa điểm giao hàng: tại kho người mua
+ Thanh toán: trả chậm trong vòng 3 tháng (kể từ ngày mua)
- 20/11/2015: Nhận hàng, nhập kho và nhận HĐ GTGT của công ty CP Thuận Phát. Vì Lê Ánh mua hàng 1 lần được hưởng luôn CKTM nên trên hóa đơn bên Thuận Phát xuất là giá đã giảm (tức 6.300.000/bộ)
Căn cứ vào hóa đơn GTGT nhận được, Hạch toán:
Nợ TK 156 : 126.000.000
Nợ TK 1331 : 12.600.000
Có TK 331 (Thuận Phát) : 138.600.000
- 25/11/2015: Mua 20 chiếc Quạt sưởi NOVA của công ty Bảo Minh giá 300.000/chiếc chưa bao gồm thuế GTGT. Thanh toán ngay bằng tiền mặt:
Căn cứ vào hóa đơn GTGT nhận được, Hạch toán:
Nợ TK 156 : 6000.000
Nợ TK 1331 : 600.000
Có TK 1111 : 6.600.000
- 27/11/2015: Bán 3 bộ Máy Điều hoà LG 9000BTU giá trị chưa thuế GTGT 10% là: 13.000.000/Bộ cho công ty Hoàng Thái, chưa thu được tiền:
Căn cứ vào hóa đơn GTGT đầu ra: Hạch toán ghi nhận Doanh Thu:
Nợ TK 131 (Hoàng Thái) : 42.900.000
Có TK 5111 : 39.000.000
Có TK 33311 : 3.900.000
Căn cứ vào phiếu XK, Hạch toán ghi nhận giá vốn: (chú ý Lê Ánh áp dụng Phương pháp bình quân gia quyền)
Nợ 632
Có 156
- 01/12/2015: Nhận xe ô tô tải của công ty TNHH Minh Long:
Nhận hóa đơn GTGT, ghi nhận Giá: 330 triệu (đã bao gồm VAT), hạch toán: Căn Nhận hóa đơn GTGT, ghi nhận Giá: 330 triệu (đã bao gồm VAT), hạch toán:
Nhận hóa đơn GTGT, ghi nhận Giá: 330 triệu (đã bao gồm VAT), hạch toán:
Nợ TK 211 : 300.000.000
Nợ TK 1331 : 30.000.000
Có TK 331 (Minh Long) : 330.000.000
Nộp tiền lệ phí trước bạ 36.000.000 bằng tiền mặt cho chi cục Thuế, căn cứ vào tờ khai lệ phí trước bạ và phiếu chi, hạch toán:
Nợ TK 211 : 36.000.000
Có TK 111 : 36.000.000
Nộp tiền đăng ký biển số xe hết 20 triệu bằng tiền mặt, căn cứ phiếu chi, hạch toán:
Nợ TK 211 : 20.000.000
Có TK 111 : 20.000.000
- 01/12/2015: Thanh toán nốt số tiền mua xe còn lại cho công ty Minh Long: (Ngày 16/11/2015 chúng ta đã đặt cọc 100 triệu => số tiền còn phải trả là 230 triệu)
Kế toán lập UNC đề nghị ngân hàng chuyển nốt số tiền còn lại, căn cứ chứng từ thanh toán, hạch toán:
Nợ TK 331 (Minh Long): 230.000.000
Có TK 1121: 230.000.000
Xem thêm: Khóa Học Nguyên Lý Kế Toán
2.2. Bài tập định khoản kế toán về tiền và các khoản phải thu
Một một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có tình hình như sau:
1. Bán hàng thu tiền mặt 22.000.000đ, trong đó thuế GTGT 2.000.000đ.
2. Đem tiền mặt gửi vào NH 30.000.000đ, chưa nhận được giấy báo Có.
3. Thu tiền mặt do bán TSCĐ hữu hình 63.000.000đ, trong đó thuế GTGT 3.000.000đ. Chi phí vận chuyển để bán TSCĐ trả bằng tiền mặt 220.000đ, trong đó thuế GTGT 20.000đ.
4. Chi tiền mặt vận chuyển hàng hóa đem bán 300.000đ.
5. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên mua hàng 10.000.000đ.
6. Nhận được giấy báo có của NH về số tiền gởi ở nghiệp vụ 2.
7. Vay ngắn hạn NH về nhập quỹ tiền mặt 100.000.000đ.
8. Mua vật liệu nhập kho giá chưa thuế 50.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng TGNH. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu mua vào 440.000đ trả bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT 40.000đ.
9. Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm về sử dụng ngay 360.000đ.
10. Nhận phiếu tính lãi tiền gửi không kì hạn ở ngân hàng 16.000.000đ.
11. Chi TGNH để trả lãi vay NH 3.000.000đ.
12. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 25.000.000đ, chi tiền mặt tạm ứng lương cho nhân viên 20.000.000đ.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Lời giải:
1.
Nợ TK 111: 22.000.000
Có TK 333: 2.000.000
Có TK 511: 20.000.000
2.
Nợ TK 113: 30.000.000
Có TK 111: 30.000.000
3.
Nợ TK 111: 63.000.000
Có TK 333: 3.000.000
Có TK 711: 60.000.000
Nợ TK 811: 200.000
Nợ TK 133: 20.000
Có TK 111: 220.000
4.
Nợ TK 641: 300.000
Có TK 111: 300.000
5.
Nợ TK 141: 10.000.000
Có TK 111: 10.000.000
6.
Nợ TK 112: 30.000.000
Có TK 113: 30.000.000
7.
Nợ TK 111: 100.000.000
Có TK 311: 100.000.000
8.
Nợ TK 152: 400.000
Nợ TK 133: 40.000
Có TK 111: 440.000
9.
Nợ TK 642: 360.000
Có TK 111: 360.000
10.
Nợ TK 112: 16.000.000
Có TK 515: 16.000.000
11.
Nợ TK 635: 3.000.000
Có TK 112: 3.000.000
12.
Nợ TK 111: 25.000.000
Có TK 112: 25.000.000
Nợ TK 334: 20.000.000
Có TK 111: 20.000.000
Thực hành bài tập nguyên lý kế toán giúp sinh viên phát hiện và khắc phục những lỗ hổng trong kiến thức của mình, từ đó củng cố sự tự tin khi xử lý các nghiệp vụ kế toán. Nắm vững kiến thức nền móng sẽ là bước đệm cần thiết để biến kiến thức thành kỹ năng, từ đó xây dựng sự thành công trong ngành kế toán.