BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (Mẫu số 01 - TSCĐ)

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 16/07/2024 8 phút đọc

Nhằm xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành xây dựng, mua sắm, được cấp trên cấp, được tặng, biếu, viện trợ, nhận góp vốn, TSCĐ thuê ngoài...đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc tài sản của đơn vị bàn giao cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, theo hợp đồng góp vốn,...(không sử dụng biên bản giao nhận TSCĐ trong trường hợp nhượng bán, thanh lý hoặc tài sản cố định phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê).

Biên bản giao nhận TSCĐ là căn cứ để giao nhận TSCĐ và kế toán ghi sổ (thẻ) TSCĐ, sổ kế toán có liên quan. Các kế toán trưởng giảng dạy tại lớp kế toán thực hành ở Kế toán Lê Ánh xin hướng dẫn các bạn cách lập Biên bản giao nhận TSCĐ tại nơi sử dụng như sau: 

1. Mẫu Biên bản giao nhận TSCĐ tại nơi sử dụng

Mẫu số 01 - TSCĐ: Biên bản giao nhận tài sản cố định

Mẫu số 01 - TSCĐ: Biên bản giao nhận tài sản cố định

2. Hướng dẫn cách ghi Biên bản giao nhận TSCĐ tại nơi sử dụng

Góc trên bên trái của Biên bản giao nhận TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Khi có tài sản mới đưa vào sử dụng hoặc điều tài sản cho đơn vị khác, đơn vị phải lập hội đồng bàn giao gồm: Đại diện bên giao, đại diện bên nhận và 1 số uỷ viên.

Biên bản giao nhận TSCĐ lập cho từng TSCĐ. Đối với trường hợp giao nhận cùng một lúc nhiều tài sản cùng loại, cùng giá trị và do cùng 1 đơn vị giao có thể lập chung 1 biên bản giao nhận TSCĐ.

             Cột A, B: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) của TSCĐ. Nên học kế toán ở đâu

            Cột C: Ghi số hiệu TSCĐ.

            Cột D: Ghi nước sản xuất (xây dựng).

            Cột 1: Ghi năm sản xuất.

            Cột 2: Ghi năm bắt đầu đưa vào sử dụng.

            Cột 3: Ghi công suất (diện tích, thiết kế) như xe TOYOTA 12 chỗ ngồi, hoặc máy phát điện 75 KVA, ...

            Cột 4, 5, 6, 7: Ghi các yếu tố cấu thành nên nguyên giá TSCĐ gồm: Giá mua (hoặc giá thành sản xuất) (cột 4); chi phí vận chuyển, lắp đặt (cột 5); chi phí chạy thử (cột 6). khóa học kế toán

            Cột 8: Ghi nguyên giá TSCĐ (cột 7 = cột 4 + cột 5 + cột 6 +...).

            Cột E: Ghi những tài liệu kỹ thuật kèm theo TSCĐ khi bàn giao.

Bảng kê phụ tùng kèm theo: Liệt kê số phụ tùng, dụng cụ đồ nghề kèm theo TSCĐ khi bàn giao. Sau khi bàn giao xong các thành viên bàn giao, nhận TSCĐ cùng ký vào biên bản.

Biên bản giao nhận TSCĐ được lập thành 2 bản, mỗi bên (giao, nhận) giữ 1 bản chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và lưu.

3. Tải miễn phí mẫu Biên bản giao nhận TSCĐ tại nơi sử dụng.

Để thuận tiện cho việc ghi sổ, các bạn có thể tải mẫu Biên bản giao nhận TSCĐ tại nơi sử dụng tại đây.

Bài viết xem thêm: Nguyên tắc kế toán tài khoản 632 theo thông tư 133

Trên đây là Biên bản giao nhận tài sản cố định (Mẫu số 01 - TSCĐ) theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Mong bài viết trên của Kế toán Lê Ánh giúp ích cho bạn đọc.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để biết được thông tin của các khóa học này.

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Mẫu thẻ tài sản cố định theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Mẫu thẻ tài sản cố định theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Bài viết tiếp theo

Kế Toán Thuế Cần Học Những Gì? Lộ Trình Học Chi Tiết

Kế Toán Thuế Cần Học Những Gì? Lộ Trình Học Chi Tiết
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo