Nguyên tắc tạm ứng theo quy định mới nhất năm 2016

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 01/01/1970 9 phút đọc

Tạm ứng cần phải được thực hiện đúng đối tượng, đúng mục đích. Khi tạm ứng, kế toán cần tuân thủ những nguyên tắc tạm ứng. Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên của lớp học kế toán tổng hợp tại kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết các nguyên tắc tạm ứng.

1. Đối tượng tạm ứng

- Đối tượng tạm ứng: là người lao động làm việc tại doanh nghiệp, nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt.

- Trách nhiệm của đối tượng tạm ứng (có tư cách cá nhân hay tập thể): phải chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về số đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt.

- Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng trước mới tiếp tục được tạm ứng lần sau. khóa học kế toán thuế

Ví dụ: Công ty ứng trước tiền mua hàng cho Nhà cung cấp. Lúc này, Nhà cung cấp là đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, không phải là đối tượng tạm ứng.

Nguyên tắc tạm ứng theo quy định mới nhất năm 2016

2. Thanh toán khoản tạm ứng

- Khoản tạm ứng: là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho đối tượng tạm ứng.

Lưu ý: Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên (thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, quản trị, hành chính) phải được Giám đốc chỉ định bằng văn bản.

- Thanh toán khoản tạm ứng: Học kế toán doanh nghiệp ở đâu

  • Nếu số tiền nhận tạm ứng không sử dụng hoặc không sử dụng hết phải nộp lại quỹ. Người nhận tạm ứng không được chuyển số tiền tạm ứng cho người khác sử dụng.

  • Khi bàn giao công việc, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng (kèm theo chứng từ gốc) để thanh toán toàn bộ, dứt điểm (theo từng lần, từng khoản) số tạm ứng đã nhận, số tạm ứng đã sử dụng và khoản chênh lệch giữa số đã nhận tạm ứng với số đã sử dụng (nếu có).

  • Khoản tạm ứng sử dụng không hết nếu không nộp lại quỹ thì phải tính trừ vào lương của người nhận tạm ứng. Trường hợp chi quá số nhận tạm ứng thì doanh nghiệp sẽ chi bổ sung số còn thiếu.

3. Trách nhiệm của kế toán theo dõi tạm ứng:

  • Phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi cho từng người nhận tạm ứng và ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng.

  • Thanh toán xong lần tạm ứng trước mới tiếp tục cho tạm ứng lần sau.

​>>>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách định khoản các khoản tạm ứng

 

Trên đây là Nguyên tắc tạm ứng theo quy định mới nhất. Mong bài viết trên của Kế toán Lê Ánh giúp ích cho bạn đọc.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để biết được thông tin của các khóa học này.

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Quy định về hồ sơ, chứng từ đề nghị tạm ứng

Quy định về hồ sơ, chứng từ đề nghị tạm ứng

Bài viết tiếp theo

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo