Phương pháp tính giá thành trực tiếp

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 19/07/2024 13 phút đọc

Trong doanh nghiệp sản xuất ít mặt hàng sản phẩm, mà mỗi sản phẩm có khối lượng lớn với chu kỳ ngắn thì nên sử dụng Phương pháp tính giá thành sản phẩm trực tiếp. Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên của lớp học đào tạo kế toán tổng hợp tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách sử dụng phương pháp này.

Phương pháp tính giá thành sản phẩm trực tiếp

a.    Cách tính giá thành sản phẩm trực tiếp

Tổng giá thành sản xuất sản phẩm    =    Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ    +    Chi phí sản xuất trong kỳ    -    Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ

b.    Ví dụ thực tế 

Tại doanh nghiệp sản xuất Từ Sơn, tháng 6/2016 có tài liệu như sau (nghìn đồng):
Sản phẩm dở dang đầu tháng theo gỗ tấm: 20.000
Chi phí sản xuất trong tháng đã tập hợp được:
-    Chi phí gỗ tấm : 180.000
-    Chi phí NCTT: 28.800
-    Chi phí SXC: 21.600
Kết quả sản xuất trong tháng hoàn thành 160 tủ kệ, còn lai 40 tủ kệ đang dở dang.
Từ số liệu tập hợp, tính được các số liệu kế toán cần thiết như sau:

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ    =    (20.000 +180.000) / (160 + 40)    x  40    =    40.000

Bảng tính giá thành sản phẩm tủ kệ, số lượng: 160 sản phẩm

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Khoản mục
chi phí

Giá trị dở dang đầu kỳ

Chi phí phát sinh trong kỳ

Giá trị dở dang cuối kỳ

Tổng giá thành

Giá thành đơn vị

Chi phí gỗ tấm

20.000

180.000

40.000

160.000

1.000

Chi phí NCTT

-

28.800

-

28.800

180

Chi phí SXC

-

21.600

-

21.600

135

Tổng cộng

20.000

229.600

40.000

210.400

 

c.    Ưu điểm

-    Dễ hạch toán với số lượng mặt hàng ít;
-    Chi phí phân bổ thường khớp với thực tế nên phản ánh được đúng chi phí phát sinh cho từng đối tượng kế toán. học kế toán thực tế
-    Việc hạch toán thường được tiến hành vào cuối tháng trùng với kì báo cáo nên dễ dàng đối chiếu, theo dõi.

d.    Nhược điểm

-    Thường áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất ít mặt hàng, khối lượng lớn;
-    Doanh nghiệp sản xuất độc quyền một loại sản phẩm, chu kì sản xuất ngắn.
-    Sản phẩm dở dang ít hoặc không đáng kể 

e.    Đối tượng áp dụng Học kế toán doanh nghiệp ở đâu

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít , sản xuất với khối lượng lớn và chu kì sản xuất ngắn. Ví dụ: các doanh nghiệp khai thác than, quặng, hải sản, các doanh nghiệp sản xuất động lực (điện, nước,…)
Ngoài ra phương pháp còn được áp dụng cho những doanh nghiệp tuy có quy trình sản xuất phức tạp nhưng sản xuất khối lượng lớn và ít loại sản phẩm, đối tượng tính giá thành ở trong những phân xưởng riêng biệt hoặc để tính giá thành của những công việc nhất định như thi công công trình, xây lắp.

>>>>>Bài viết xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tính giá hàng mua ngoài

 

Mong bài viết phương pháp tính giá xuất kho theo thông tư mới nhất của Kế toán Lê Ánh giúp ích được cho bạn đọc.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để biết được thông tin của các khóa học này.

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Phương pháp tính giá thành loại trừ sản phẩm phụ

Phương pháp tính giá thành loại trừ sản phẩm phụ

Bài viết tiếp theo

IFRS Cho Người Không Có Nền Tảng Kế Toán: Bắt Đầu Từ Đâu?

IFRS Cho Người Không Có Nền Tảng Kế Toán: Bắt Đầu Từ Đâu?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo