TẤT TẦN TẬT CÁC VIỆC KẾ TOÁN CẦN LÀM ĐỐI VỚI CÔNG TY MỚI THÀNH LẬP NĂM 2016

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 18/07/2024 28 phút đọc

Khi mới thành lập doanh nghiệp có rất nhiều công việc cần xử lý. Để đưa doanh nghiệp mới thành lập vào hoạt động, kế toán cần phải chú ý những thủ tục gì? Các giảng viên là kế toán trưởng lâu năm kinh nghiệm của lớp học kế toán thực hành tại Kế toán Lê Ánh tổng hợp các công việc cần làm của kế toán đối với công ty mới thành lập như sau:

>>> ​Bài viết xem thêm: Mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo QĐ48 và TT 200

1. Đăng bố cáo về việc thành lập công ty cho doanh nghiệp mới thành lập 

Thời hạn đăng bố cáo đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp.

Các phương thức đăng bố cáo về việc thành lập công ty:

  • Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh
  • Trực tiếp tại Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh thuộc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh
  • Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Mức phí đăng bố cáo: 300.000đ/lần

2. Kê khai Thuế môn bài trong doanh nghiệp mới thành lập

B1: Kế toán cần xác định số Thuế môn bài phải nộp

Theo đó, Kế toán cần xác định số tiền Thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng bằng cách xác định bậc của Thuế môn bài thông qua Vốn đăng ký của doanh nghiệp. Mức thuế môn bài doanh nghiệp phải nộp sẽ được tính như sau:

Thuế Môn bài Vốn Đăng ký Mức thuế Môn bài cả năm
Bậc 1 Trên 10 tỷ 3 triệu
Bậc 2 Dưới 10 tỷ 2 triệu
Bậc 3 Khác 1 triệu

Cách xác định Vốn đăng ký đối với từng trường hợp cụ thể:

  • Doanh nghiệp nhà nước, công ty Cổ phần, Công ty TNHH, Hợp tác xã: Là vốn điều lệ. lớp kế toán thực hành

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty tư nhân: Là vốn đầu tư

B2: Xác định doanh nghiệp thành lập vào thời điểm nào trong năm

  • Nếu doanh nghiệp thành lập trong vòng  06 tháng đầu năm thì phải đóng thuế môn bài cả năm
  • Nếu doanh nghiệp thành lập trong vòng 06 tháng cuối năm thì phải đóng 1/2 thuế môn bài cả năm.

B3: Xác định thời hạn nộp tờ khai và tiền Thuế môn bài (để tránh bị phạt do nộp muộn).

  • Đối với các công ty mới thành lập nhưng chưa phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh: Thời hạn nộp tờ khai và tiền Thuế môn bài là 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy phép kinh doanh.
  • Đối với các công ty mới thành lập nhưng đã phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh: Thời hạn nộp tờ khai và tiền Thuế môn bài là ngày cuối cùng của tháng nhận được giấy phép kinh doanh.

3. Kê khai thuế GTGT trong doanh nghiệp mới thành lập

Đối với doanh nghiệp mới thành lập thì đều phải kê khai Thuế GTGT theo Qúy. Sau 1 năm tiến hành sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp có doanh thu lớn hơn 50 tỷ thì sẽ phải kê khai theo tháng.

Doanh nghiệp mới thành lập được lựa chọn một trong hai phương pháp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ hoặc trực tiếp.

Theo đó, nếu muốn áp dụng kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp phải đăng ký tự nguyện áp dụng kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ tại mẫu số 06/GTGT. Thời hạn nộp là trước kỳ kê khai Thuế theo Qúy đầu tiên của doanh nghiệp.

Lưu ý:  

  • Nếu doanh nghiệp không gửi Mẫu 06/GTGT thì doanh nghiệp sẽ chỉ được áp dụng kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp.
  • Công ty mới thành lập dù chưa phát sinh các nghiệp vụ mua bán, nhưng vẫn phải kê khai thuế GTGT và nộp tờ khai ngay tại quý đầu tiên (tích vào chỉ tiêu 21 của tờ khai Thuế GTGT mẫu 01, tờ khai 04 để trắng)
  • Đối với DN áp dụng phương pháp khấu trừ thì khai thuế GTGT theo mẫu 01/GTGT, phương pháp trực tiếp thì mẫu 04/GTGT.

4. Kê khai Thuế TNCN trong doanh nghiệp mới thành lập

Vì các công ty mới thành lập sẽ kê khai thuế GTGT theo Qúy nên trong năm hoạt động đầu tiên, doanh nghiệp sẽ chỉ kê khai Thuế TNCN theo Qúy. Kế toán khi làm thuế TNCN cần nhớ: học kế toán tổng hợp ở đâu tốt

  • Doanh nghiệp chỉ làm tờ khai Thuế TNCN nếu trong Qúy đó doanh nghiệp phát sinh thuế TNCN phải khấu trừ.
  • Trong trường hợp doanh nghiệp không phát sinh số Thuế TNCN phải khấu trừ, doanh nghiệp không cần nộp tờ khai Thuế TNCN cho Qúy đó
  • Dù cả năm doanh nghiệp có phát sinh Thuế TNCN phải khấu trừ hay không thì doanh nghiệp vẫn phải làm tờ khai Quyết toán Thuế TNCN theo mẫu 05/TK-TNCN vào thời điểm cuối năm.
  • Hết năm thứ nhất hoạt động, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào doanh thu hoạt động để xác định việc kê khai Thuế GTGT và TNCN cho năm sau theo Qúy hay Tháng.

Để có thể làm tốt công việc kê khai Thuế TNCN, các bạn nên đọc các bài viết sau:

  • Cách xác định doanh nghiệp kê khai Thuế TNCN theo Qúy hay Tháng
  • Hướng dẫn chi tiết cách lập tờ khai Thuế TNCN theo Tháng và Qúy mới nhất 2017
  • Hướng dẫn chi tiết cách lập tờ khai Quyết toán Thuế theo mẫu 05/TK-TNCN

​Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, khi tuyển lao động mới, Kế toán cần biết lao động đó đã được cấp MST hay chưa, nếu người lao động chưa có, kế toán cần hướng dẫn thủ tục hoặc làm đăng ký MST cho cá nhân người lao động đó.

>>>>Các bạn có thể xem bài viết: Hướng dẫn đăng ký mã số Thuế TNCN.

5. Kê khai Thuế TNDN trong doanh nghiệp mới thành lập

Các doanh nghiệp mới thành lập thì kê khai thuế TNDN theo Qúy. 

Từ quý 4 năm 2014 doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN theo quý, nếu trong quý phát sinh tiền thuế TNDN, doanh nghiệp chỉ cần nộp tiền thuế.

Các bạn đọc them bài viết: Cách kê khai thuế TNDN tạm tính theo Qúy nhé.

6. In hóa đơn trong doanh nghiệp mới thành lập

a. Đối với các doanh nghiệp áp dụng hình thức tính Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Để có hóa đơn GTGT đưa vào sử dụng, doanh nghiệp cần làm các việc sau:

Bước 1: Sauk hi làm tờ khai 06/GTGT, doanh nghiệp làm đơn đề nghị đặt in hóa đơn theo mẫu 3.14

Bước 2: Chuẩn bị các thủ tục để tiếp đón cán bộ Thuế

Bước 3: Tìm nhà cung cấp dịch vụ in hóa đơn

Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ đặt in hóa đơn

Bước 5: Thanh lý hợp đồng in

Bước 6: Làm thủ tục phát hành hóa đơn gửi cho cơ quan thuế trước khi sử dụng ít nhất là 5 ngày kể từ ngày thông báo phát hành hóa đơn, nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (Mẫu BC26/AC) theo Qúy, chậm nhất là ngày 30 quý sau.

b. Đối với DN mới thành lập nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Kế toán phải làm thủ tục mua hóa đơn trực tiếp tại cơ quan Thuế quản lý.

7. Đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

Theo quy định, những giao dịch có giá trị lớn hơn 20 triệu phải thanh toán qua hình thức chuyển khoản từ tài khoản doanh nghiệp đăng ký với cơ quan Thuế. Do vậy, để được khấu trừ Thuế GTGT cũng như tính chi phí hợp lý, hợp lệ, một trong những điều kiện cần là doanh nghiệp phải có tài khoản ngân hàng và tài khoản này phải được đăng ký với cơ quan Thuế.

Vì vậy, đối với các doanh nghiệp mới thành lập, kế toán cần lập mới tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp, đồng thời đăng ký tài khoản này với cơ quan Thuê theo mẫu 08/MST trong vòng 10 ngày từ ngày mở tài khoản ngân hàng.

8. Thủ tục lao động và Bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp mới thành lập

a. Đối với phòng Lao động Thương binh xã hội:

Doanh nghiệp mới thành lập phải nộp các giấy tờ sau:

  • Bản khai báo tình hình sử dụng lao động theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH trong thời gian 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.
  • Thang bảng lương của doanh nghiệp. Sau khi xin được xác nhận của phòng Lao động Xã hội vào thang bảng lương này, doanh nghiệp sẽ kẹp vào hồ sơ gửi cơ quan Bảo hiểm.
  • Doanh nghiệp phải có các văn bản sau (lưu tại doanh nghiệp, không phải nộp)
  • Lập sổ quản lý lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động tại nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Nội quy lao động đối với doanh nghiệp có số lượng lao động từ 10 người trở lên.

b. Đối với cơ quan bảo hiểm:

Doanh nghiệp phải nộp bộ hồ sơ đầy đủ như sau:

Với doanh nghiệp:

1.1. Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép hoạt động.

1.1.2. Một (01) bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS).

1.1.3. Đối với đơn vị đăng ký đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần: văn bản đăng ký phương thức đóng của đơn vị (mẫu D01-TS), kèm theo:

  • Phương án sản xuất, kinh doanh của đơn vị;
  • Phương thức trả lương cho người lao động.

Với Người lao động:

  • “Tờ khai tham gia BHXH, BHYT” (Mẫu số TK1-TS)
  • Đối với người đã hưởng BHXH một lần nhưng chưa hưởng BHTN: thêm giấy xác nhận thời gian đóng BHTN chưa hưởng BHTN do cơ quan BHXH nơi giải quyết BHXH một lần cấp.
  • Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn (người có công …): thêm bản sao giấy tờ liên quan (kèm theo bản chính) để chứng minh.

9. Bảng định mức NVL trong doanh nghiệp mới thành lập

Áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp sản xuất. Theo đó, doanh nghiệp cần lập bảng định mức NVL dùng để sản xuất các sản phẩm tại doanh nghiệp. Bảng định mức này không phải nộp cho cơ quan Thuế mà sẽ dùng lưu tại doanh nghiệp, phục vụ sản xuất và xuất trình khi cơ quan Thuế yêu cầu.

10. Thông báo phương pháp khấu hao TSCĐ

Khi phát sinh mua mới TSCĐ, doanh nghiệp cần lập và nộp bảng thông bao phương pháp trích khấu hao TSCĐ cho cơ quan Thuế khi bắt đầu đưa TSCĐ vào sử dụng.

11. Các thủ tục khai báo ban đầu khác như:

(1) Đăng ký chế độ kế toán hiện hành áp dụng theo thông tư 200 hay 48; (2) Hình thức kế toán; (3) Phương pháp hàng tồn kho mà doanh nghiệp sử dụng…, cho cơ quan thuế.

Các thủ tục này có một số cơ quan Thuế bắt buộc, nhưng một số cơ quan Thuế khác thì không bắt buộc.

Trên đây là sự tổng hợp các công việc mà kế toán cần phải làm cho các doanh nghiệp mới thành lập. Để có thể làm tốt nhất công việc tại doanh nghiệp, cũng như để doanh nghiệp có được bộ máy kế toán khoa học, hiệu quả, các kế toán viên cần phải thực hiện chỉn chu, khoa học và đúng ngay từ những công việc đầu tiên của mình.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Trung tâm Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về Khóa học Kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc các bạn thành công!

Hiện tại trung tâm Lê Ánh có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng truy cập website: ketoanleanh.edu.vn

 

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo QĐ 48 và TT 200

Mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo QĐ 48 và TT 200

Bài viết tiếp theo

Học Phân Tích Tài Chính Ở Đâu Tốt? REVIEW Thực Tế Tại Lê Ánh

Học Phân Tích Tài Chính Ở Đâu Tốt? REVIEW Thực Tế Tại Lê Ánh
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo