Thủ tục thanh lý tài sản cố định hữu hình với doanh nghiêp

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 18/07/2024 18 phút đọc

Tài sản cố định khi đã sử dụng hết giá trị muốn khâu hao phải cần những chứng từ gì, thủ tục thanh lý tài sản cố định có phức tạp không, các bạn quan tâm tham khảo bài viết hướng dẫn thanh lý tài sản cố định do trung tâm kế toán Lê Ánh trình bày tại đây nhé.  

Tài sản cố định thanh lý là những TSCĐ hữu hình đã hết giá trị sử dung hoặc lỗi kỹ  thuật, không thể sử dụng hoặc thay thế dây truyền công nghệ mới phải tiến hành làm thủ tục thanh lý tài sản cố định hữu hình. Trong các trường hợp này hquy trình thanh lý tài sản cố định được thực hiện như sau.

I. Quy trình làm thủ tục thanh lý tài sản cố định hữu hình với doanh nghiệp  

1.  Đơn vị làm thủ tục thanh lý tài sản cố định tiến hành làm hồ sơ thanh lý tài sản cố định

 Lập hội đồng xác định lại giá TSCĐ, đơn vị làm hồ sơ lập quyết định thanh lý tài sản cố định cần có như sau:

•    Biên bản kiểm kê TSCĐ

•    Biên bản đánh giá lại TSCĐ

•   Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ  được thanh lý

•   Biên bản giao nhận TSCĐ

•    Biên bản hủy TSCĐ

•   Thanh lý hợp đồng kinh tế bánTSCĐ

•    Biên bản thanh lý TSCĐ

 2. Thủ tục làm thanh lý tài sản cố định sau khi làm thanh lý tài sản cố định 

  • Bước 1: Lấy kết quả kiểm kê TSCĐ, tiến hành làm giấy tờ trình thủ trưởng đơn vị phê duyệt danh mục thanh lý tài sản theo quy định.

  • Bước 2: Lập quyết định thanh lý tài sản cố định do thủ trưởng đơn vị ký làm quyết định thành lập hội đồng kiểm tra, đánh giá lại giá trị tài sản.

  • Bước 3: Thành lập hội đồng thanh lý và kiểm kê, đánh giá tài sản của doanh nghiệp

 Thủ tục thanh lý tài sản cố định với hội đồng thanh lý tài sản cố định gồm:

+Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch Hội đồng đơn vị ký

+ Kế toán trưởng và kế toán viên kế toán tài sản

+ Trưởng (hoặc phó) đơn vị phụ trách xử lý tài sản cố định hữu hình

+ Đại diện đơn vị trực tiếp quản lý tài sản lớp học kế toán thuế

+ Doanh nghiệp làm thủ tục thanh lý tài sản cố định phải  hiểu đầy đủ về  tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý.

+  Người đại diện đoàn thể, công đoàn, phòng thanh tra, tiếp nhân dân trong trường hợp cần.

  • Bước 4:   Thực hiện thanh lý tài sản cố định theo hội đồng thanh lý tài sản cố định,  sau đó trình thủ trường đơn vị đưa ra quyết định xử lý kiểm tra hay bán hoặc hủy tài sản cố định.

  • Bước 5: Tiến hành tổng hợp, xử lý và thanh lý tài sản đơn vị, Hội đồng thanh lý tiến hành lập bản thanh lý tài sản cố định đem giao cho bộ phận kế toán ghi giảm phần TSCĐ theo quy định đơn vị chức năng.

thủ tục tính khấu hao tài sản cố định

 Tài sản cố định được tính khấu hao theo quy định tại TT200

II.   Hạch toán theo thủ tục thanh lý tài sản cố định hữu hình

Bộ tài chính ban hành TT200/ 2014/ TT-BTC quy định cụ thể tại điểm 3.2  khoản 3 điều 35 về thủ tục thanh lý tài sản cố định như sau:  

Đơn vị làm thanh lý tài sản cố định phải dựa vao các biên bản giao nhận tài sản cố định Dựa vào các biên bản giao nhận, thanh lý chứng từ liên quan đến hoạt động thu chi, thực hiện thanh lý TSCĐ chia ra các trường hợp cụ thể như sau: tài sản cố định, kế toán ghi sổ theo từng trường hợp cụ thể như sau:

TH1: Thanh lý tài sản cố định để  dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh

Thực hiện phản ánh khoản thu về thanh lý tài sản cố định mang lại

Nợ TK 111, 112, 131 học kế toán thực tế ở đâu tốt nhất tphcm

       Có TK 711 – Thu nhập khác (giá bán chưa có thuế GTGT)

        Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).

Xuất hiện chi phí phát sinh cho với hoạt động thanh lý  TSCĐ

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị đã hao mòn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)

      Có TK 111, 112,….(tổng giá thanh toán)

Kế toán phải thực hiện ghi giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình

Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố định (Giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại)

      Có TK 211 – Nguyên giá tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá)

TH2:  Thực hiện thanh lý tài sản cố đinh hữu hình để dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án

Dựa vào biên bản giao nhận kế toán ghi giảm TSCĐ đã thanh lý:

Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị TSCĐ hao mòn)

      Có TK 211 – TSCĐ hữu hình ( tính theo nguyên giá).

Phản ánh số thu về thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ TK 111, 112…

      Có TK 466 – Nguồn chi phí dành cho TSCĐ

      Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331 nếu có phát sinh)

Phản ánh số chi về thanh lý TSCĐ, hạch toán như sau

Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

   Có TK 111, 112 …

TH3: Nếu doanh nghiệp thanh lý Nếu thanh lý TSCĐ dùng vào hoạt động văn hóa , phúc lợi

Thủ tục thanh lý tài sản cố định dựa vào biên bản giao nhận TSCĐ đê ghi giảm TSCĐ nhượng bán, ghi như sau: 

Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3533) (giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị đã hao mòn)

      Có TK 211 – TSCĐ hữu hình ( tính theo nguyên giá).

Doanh nghiệp thời phản ánh doanh thu về thanh lý TCSĐ và phản ánh số thu về thanh lý TSCĐ ghi:

Nợ TK 111, 112…

      Có TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi ( TK 3532)

      Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước ( TK 3331 nếu có phát sinh)

Phản ánh số chi về thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)

      Có các TK 111, 112…

>>>Xem thêm: Quy trình kiểm kê tài sản cố định và cách xử lý chênh lệch

Trên đây là Quy định về chi phí trả trước, khấu hao tài sản cố định. Mong bài viết trên của Kế toán Lê Ánh giúp ích cho bạn đọc.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để biết được thông tin của các khóa học này.

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Hộ kinh doanh sử dụng trên 10 lao động có phải thành lập doanh nghiệp không

Hộ kinh doanh sử dụng trên 10 lao động có phải thành lập doanh nghiệp không

Bài viết tiếp theo

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán: Cách Làm và Mẫu Tham Khảo

Báo Cáo Thực Tập Kế Toán: Cách Làm và Mẫu Tham Khảo
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo