Các đối tượng không chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 19/07/2024 10 phút đọc

 Đối tượng không chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt là hàng hóa, dịch vụ không phải đóng thuế Tiêu thụ đặc biệt. Bài viết này, kế toán Lê Ánh hướng dẫn các bạn chi tiết các đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định mới nhất.

Theo Điều 3 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12, Điều 3 Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ, Điều 2 Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ & Điều 3 Thông Tư 05/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012, đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:

1. Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công chế biến trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu.

- Hàng hóa do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài bao gồm cả hàng hóa bán, gia công cho doanh nghiệp chế xuất, trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi bán cho doanh nghiệp chế xuất.

Cơ sở có hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB theo quy định này phải có hò sơ chứng minh là hàng đã thực tế xuất khẩu:

  • Hợp đồng bán hàng hoặc hợp đồng gia công cho nước ngoài
  • Hóa đơn bán hàng hóa xuất khẩu hoặc trả hàng, thanh toán tiền gia công
  • Tờ khai hàng hóa xuất khẩu
  • Chứng từ thanh toán qua ngân hàng

- Cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB nếu tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu theo giấy phép tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, trong thời hạn chưa phải nộp thuế xuất nhập khẩu thì khi tái nhập khẩu không phải nộp thuế TTĐB, nhưng khi cơ sở sản xuất xuất bán hàng hóa này phải nộp thuế TTĐB

- Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế

Đối với hàng hóa cơ sở xuất khẩu mua, nhận ủy thác xuất khẩu để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước, cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải kê khai, nộp thuế TTĐB đối với hàng hóa này khi tiêu thụ bán trong nước.

- Hàng hóa mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm ở nước ngoài

các đối tượng không chịu thuế TTĐB

2. Hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

  • Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ;

  • Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ; học kế toán thực hành

  • Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

  • Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp luật;

Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch; học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất hà nội

Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông;

Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.

Bài viết xem thêm: Các đối tượng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt

Chúc các kế toán thành công!

Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến các khóa học đang được đào tạo tại Lê Ánh bao gồm: Khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở TPHCM và Hà Nội, vui lòng liên hệ theo số hotline: 0904.84.88.55 hoặc truy cập địa chỉ web: ketoanleanh.edu.vn.

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Biểu Thuế suất Thuế Tiêu thụ đặc biệt mới nhất

Biểu Thuế suất Thuế Tiêu thụ đặc biệt mới nhất

Bài viết tiếp theo

IFRS Cho Người Không Có Nền Tảng Kế Toán: Bắt Đầu Từ Đâu?

IFRS Cho Người Không Có Nền Tảng Kế Toán: Bắt Đầu Từ Đâu?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo