Các loại chứng từ kế toán trong ngân hàng

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 19/07/2024 18 phút đọc

Chứng từ kế toán trong ngân hàng là gì và có những loại nào? Có lẽ đây là vấn đề mà nhiều bạn kế toán còn hoang mang chưa hiểu rõ. Bài viết sau đây,Kế toán Lê Ánh xin chia sẻ vấn đề này để các bạn hiểu rõ hơn nhé 

>>>>>>> Xem thêm: Toàn bộ thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán 

I. Các loại chứng từ kế toán trong ngân hàng 

Chứng từ kế toán trong ngân hàng là các căn cứ chứng minh bằng giấy tờ hoặc vật mang tin cho các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành. Là cơ sở pháp lý để hạch toán ghi sổ sách kế toán tại tổ chức tín dụng.

Các loại chứng từ kế toán trong ngân hàng khá đa dạng về chủng loại. Số lượng chứng từ kế toán phát sinh hàng ngày nhiều vô số.

Chứng từ kế toán ngân hàng bao gồm: 

- Chứng từ gốc: Là chứng từ lập ra ngay khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nó đầy đủ các yếu tố về mặt pháp lý và nội dung kinh tế sẽ được phản ánh trên sổ sách kế toán, chứng từ gốc được coi như một chứng từ mệnh lệnh khi được người có thẩm quyền duyệt

- Chứng từ ghi sổ: Là chứng từ dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán trên cơ sở có chứng từ gốc. Các chứng từ trong ngân hàng liên quan đến tài khoản tiền gửi của khách hàng vừa là chứng từ gốc vừa là chứng từ ghi sổ. tài liệu kế toán sản xuất

1. Phân loại chứng từ kế toán trong ngân hàng

a.Theo chế độ kế toán.

Căn cứ theo chế độ kế toán thì có thể phân chia cụ thể như sau:

+ Hệ thống chứng từ kế toán trong ngân hàng bắt buộc: là hệ thống các chứng từ do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành. Các đơn vị sử dụng chứng từ không được phép thêm bớt bất kỳ yếu tố nào trên chứng từ.

VD: Những chứng từ liên quan đến các giao dịch thanh toán với khách hàng và giữ các ngân hàng với nhau như Séc, Uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thư tín dụng L/C…học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất hà nội

+ Hệ thống chứng từ hướng dẫn: do các ngân hàg thiết lập theo một số đặc trưng cụ thể, riêng biệt của từng ngân hàng đó và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép sử dụng.

VD: Giấy gửi tiền, rút tiền, phiếu thu, chi, giấy nộp tiền mặt…

b. Theo địa điểm thiết lập.

+ Chứng từ nội bộ: Là chứng từ do chính Ngân hàng lập hoặc do khách hàng lập tạo ngân hàng.

+ Chứng từ bên ngoài: do các ngân hàng khác chuyển đến để thực hiện các nghiệp vụ phát sinh. cách xây dụng kpi

c. Theo mức độ tổng hợp của chứng từ.

+ Chứng từ đơn nhất: là những chứng từ chỉ phán ánh một nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

+ Chứng từ tổng hợp: là những chứng từ phán ảnh nhiều nghiệp vụ phát sinh.

d.Theo mục đích sử dụng và nội dung chứng từ.

+ Chứng từ tiền mặt: là những chứng từ liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ thu chi tiền mặt.

+ Chứng từ chuyển khoản: là những chứng từ khách hàng lập để yêu cầu chuyển tiền cho các ngân hàng khác.

e. Căn cứ theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.

+ Chứng từ giấy: là những chứng từ do ngân hàng hay khách hàng trực tiếp lập trên giấy.

+ Chứng từ điện tử: chủ yếu là các chứng từ được dùng cho mục đích chuyển tiền hoặc thanh toán vốn giữa các ngân hàng với nhau.

f. Theo công dụng và trình độ ghi sổ của chứng từ.

+ Chứng từ gốc: những chứng từ ban đầu khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

+ Chứng từ ghi sổ: là chứng từ do ngân hàng lập ra và làm căn cứ để ghi sổ kế toán. lớp học kế toán thuế

+ Chứng từ liên hợp: là những chứng từ thể hiện cả 02 chức năng.

Các loại chứng từ kế toán trong ngân hàng

Các loại chứng từ kế toán trong ngân hàng

2. Kiểm soát chứng từ.

Các loại chứng từ cần được kiểm soát một cách chặt chẽ trước và sau cũng như trong khi thực hiện các nghiệp vụ kinh tế nhằm giảm thiểu tối đa nhất những sai sót có thể xảy ra.

Quy trình kiểm soát chứng từ cụ thể như sau:

+ Kiểm soát trước: được thực hiện do giao dịch viên thực hiện ngay khi tiếp nhận chứng từ của khách hàng.

+ Kiểm soát sau: do kiểm soát viên kiểm soát khi nhận đượcc hứng từ từ bộ phận giao dịch viên, thủ quỹ chuyển đến trước khi thực hiện ghi chép vào sổ sách kế toán.

Kiểm soát viên là người có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao và có khả năng kiểm soát tương đương kế toán trưởng.

3. Luân chuyển chứng từ.

Luân chuyển chứng từ là quy trình, trật tự các bước, giao đoạn mà chứng từ phải được trai qua từ khi có phát sinh đến lúc hoàn thành ghi sổ kế toán và được đưa bảo quản lưu trữ.

Các bước luân chuyển chứng từ cụ thể như sau:

B1: Thu nhận, lập chứng từ

B2: Kiểm tra các chứng từ.

B3: Thực hiện lệnh thu chi

B4: Kiểm tra cuối ngày và tổng hợp chứng từ đã phát sinh.

B5: Sắp xếp và xử lý, tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ chứng từ.

Các loại chứng từ kế toán trong ngân hàng

4. Bảo quản, lưu trữ các loại chứng từ.

Chứng từ kế toán chỉ được phép để ở phòng kế toán trong vòng 01 năm. Và sau đó phải được bảo quản lưu trữ đúng nơi quy định.

Khi bàn giao toàn bộ hồ sơ cho thủ quỹ lưu trữ, bộ phận kế toán phải thực hiện đầy đủ các thủ tục giao nhận để tránh trường hợp thiếu xót.

Việc thực hiện lưu trữ chứng từ kế toán phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

+ Dễ tra cứu: Chứng từ kế toán phải được lưu trữ một cách khoa học, theo một trật tự nhất định, theo nội dung kinh tế và trình tự thời gian.

+ Không được thất lạc: Chỉ có những cơ quan có thẩm quyền Nhà nước mới được tạm giữ, tịch thu hay niêm phong chứng từ kế toán. Vì vậy lưu trữ cần hết sức cẩn thận, tránh trường hợp thất lạc chứng từ.

+ Thời gian bảo quản: bảo quản theo đúng chế độ quy định của Nhà nước về thời gian lưu trữ từng loại chứng từ kế toán.

Trên đây là tổng hợp các chứng từ kế toán trong ngân hàng được tổng hợp và biên soạn lại bởi đội ngũ giảng viên của kế toán Lê Ánh. Mong bài viết này giúp ích cho bạn đọc.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Hiện tại trung tâm Lê Ánh có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu thực tế, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng truy cập website: ketoanleanh.edu.vn

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Cách tăng chi phí hợp lý hợp lệ cho doanh nghiệp

Cách tăng chi phí hợp lý hợp lệ cho doanh nghiệp

Bài viết tiếp theo

Khóa Học Ôn Thi Chứng Chỉ Đại Lý Thuế

Khóa Học Ôn Thi Chứng Chỉ Đại Lý Thuế
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo