Khác biệt giữa giấy uỷ quyền và hợp đồng uỷ quyền bạn nên biết
Quy định cụ thể tại bộ luật dân sự có nêu về hình thức giấy ủy quyền, tuy nhiên thực tế nhiều nơi vẫn sử dụng giấy ủy quyền nhưng hợp đồng ủy quyền được sử dụng để công chứng. Vậy giữa hai loại chứng từ này có gì khác biệt, bạn đọc quan tâm tham khảo chi tiết bài viết phân biệt do kế toán trưởng tại trung tâm Lê Ánh sẽ chia sẻ tại đây nhé.
>>>Xem thêm: Cách tăng chi phí hợp lý hợp lệ cho doanh nghiệp
I. Giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền có gì khác nhau
Hợp đồng ủy quyền: Chứng từ này cần có sự ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền.
Giấy ủy quyền: Không cần sự tham gia của bên nhận ủy quyền (ủy quyền đơn phương).
Trường hợp doanh nghiệp lập giấy ủy quyền không cần bên nhận được ủy quyền phải đồng ý vì nó không có giá trị bắt buộc thực hiện theo đúng các công việc ghi trong giấy.
Như vậy nếu khi doanh nghiệp lập giấy ủy quyền mà bên được nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết trong giấy thì bên làm giấy ủy quyền cũng không được quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có. ứng dụng bsc là gì
Một số trường hợp hiện nay, có sự tham gia của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền thì được xem là Hợp đồng ủy quyền. Nếu có tranh chấp, pháp luật sẽ áp dụng các quy định về hợp đồng ủy quyền để giải quyết tranh chấp đó.
Hình ảnh mẫu giấy ủy quyền theo quy định
II. Các hình thức lập giấy ủy quyền phổ biến hiện nay
Trường hợp 1: Giấy ủy quyền được lập tại tòa án
Nếu giấy ủy quyền lập tại tòa án thì người lập giấy ủy quyền có thể tới trực tiếp tòa án làm văn bản hủy bỏ việc ủy quyền đó. Trường hợp người lập giấy không có mặt tại Việt Nam có thể tới cơ quan đai diện của Việt Nam tại nước bạn đang cư trú để lập giấy này. Sau khi được cơ quan chức năng chứng thực người lập giấy có thể gửi về tòa án nơi lập giấy ủy quyền để thụ lý hồ sơ. Tuy nhiên người lập giấy vẫn phải có mặt với tư cách đương sự trong vụ án đó mà không triệu tập người nhận ủy quyền nữa. Trường hợp người lập giấy không có mặt theo như triệu tập thì sẽ đươc giải quyết riêng theo quy định của pháp luật.
Trường hợp 2: Người lập giấy ủy quyền lập tại Phòng công chứng, mà không có chữ ký của người nhận ủy quyền.
Đối với trường hợp này người lập giấy ủy quyền muốn hủy bỏ thực hiện tương tự như với trường hợp lập giấy ủy quyền tại tòa án. Hoăc đến phòng công chứng đã công chứng Giấy ủy quyền trước đây để lập văn bản hủy.
Trường hợp ba: Lập giấy ủy quyền tại Phòng công chứng và có chữ ký của người nhận ủy quyền học kế toán thực hành
Trong trường hợp này khi thực hiện hủy giấy ủy quyền xảy ra tình huống như sau:
+ Tình huống 1: Người được ủy quyền đồn ý hủy bỏ hợp đồng ủy quyền. Thực hiện theo quy định tại Điều 44 Luật Công chứng thì 2 người ủy quyền và được ủy quyền tới nơi công chứng giấy ủy quyền trước đây cho bạn để lập văn bản hủy bỏ hợp đồng ủy quyền, văn bản hủy được lập ra phải có sự cam kết của cả 2 bên. học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất hà nội
Lưu ý trường hợp này, không đươc phép hủy văn bản ủy quyền từ nước ngoài .
+ Tình huống 2: Người được ủy quyền không đồng ý làm thủ tục hủy giấy ủy quyền, hoặc đồng ý hủy bỏ hợp đồng nhưng đưa ra những điều kiện nhất định mà người ủy quyền không chấp nhận. Theo quy định tại điều Điều 44, để chấm dứt việc ủy quyền, người thực hiện ủy quyền có thể đơn phương hủy hợp đồng ủy quyền theo đúng quy định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự (Luật Công chứng hiện hành không quy định về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền).
Theo quy định tại Điều 588, trong trường hợp uỷ quyền có thù lao (tiền công), bạn (người ủy quyền) có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bạn của bạn (bên được uỷ quyền) tương ứng với công việc mà bên được uỷ quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại. Nếu uỷ quyền không có thù lao thì bên uỷ quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được uỷ quyền một thời gian hợp lý. Để tòa án biết việc bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền, bạn cần làm văn bản thông báo gửi cho tòa án. Văn bản có thể lập trực tiếp tại tòa án hoặc lập tại cơ quan đại diện ngoại giao rồi gửi về cho tòa án.
Nếu như xảy ra tranh chấp giữa bên ủy quyền và nhận được ủy quyền, thì một trong các bên này đều có quyền khởi kiện đến tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011).
Lưu ý: Khi giải quyết về nguyên tắc xét xử các vụ này là độc lập và không liên quan tới vụ án đang giải quyết.
Trên đây là toàn bộ những điều cần biết khi phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền trong doanh nghiệp và tổ chức cá nhân thường sử dụng. Tuy nhiên, nhiều tường hợp rất khó để phân biệt đâu là giấy ủy quyền và đâu là hợp đồng uỷ quyền.
Hy vọng bài viết trên đây của kế toán trưởng tại lớp học kế toán thực hành trung tâm Kế toán Lê Ánh đã giúp bạn đọc hiểu hơn khi sử dụng các loại chứng từ này.
Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.
Kế toán Lê Ánh chúc bạn đọc thành công!
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về các khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu thực tế được đào tạo tại trung tâm Lê Ánh, bạn vui lòng liên hệ qua số hotline: 0904.84.88.55 để biết được các thông tin chi tiết về các khóa học này.