Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 19/07/2024 21 phút đọc

Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính. Báo các tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Vậy Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính. Kế toán Lê Ánh xin chia sẻ với các bạn vấn đề này qua bài viết dưới đây 

>>>>>>> Xem thêm: Cách xử lý các trường hợp hóa đơn GTGT viết sai

I. Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?

Kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động của các kiểm toán viên độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về các báo cáo tài chính được kiểm toán nhằm kiểm tra và báo cáo về mức độ trung thực, chính xác, hợp lý của báo cáo tài chính được kiểm toán với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được thiết lập.

1. Đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính

* Các đối tượng gồm : 

  • Bảng cân đối kế toán
  • Kết quả kinh doanh
  • Lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh báo cáo tài chính học kế toán tổng hợp

- Các báo cáo này chứa đựng những thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, thông tin định lượng và thông tin không định lượng, phản ánh tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình và kết quả lưu chuyển tiền tệ và các thông tin cần thiết khác để người sử dụng  báo cáo tài chính có thể phân tích, đánh giá đúng đắn tình hình và kết quả kinh doanh của đơn vị.

- Cơ sở của  báo cáo tài chính là các quy định về Kế toán , gồm cả quy định pháp lý về Kế toán như : luật Kế toán, chuẩn mực Kế toán, chế độ Kế toán, và quy định về Kế toán tại đơn vị như các quy định về hệ thống tài khoản, hình thức ghi sổ kế toán,..

- Ngoài ra cơ sở của  báo cáo tài chính còn bao gồm cả các quy định pháp lý khác có liên quan đến quá trình tổ chức và hoạt động kinh doanh của đơn vị như những quy định về sản xuất kinh doanh, trao đổi, mua bán sản phẩm, quản lý lao động, vật tư, nghĩa vụ đối với ngân sách,…

Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?

2. Kết quả của kiểm toán báo cáo tài chính

- Là các báo cáo kiểm toán, trong đó nêu rõ ý kiến của kiểm toán viên về mức độ trung thực hợp lý của  báo cáo tài chính được kiểm toán.

- Ngoài ra, kết quả kiểm toán của  báo cáo tài chính được kiểm toán còn có thể gồm cả thư quản lý nêu lên những tồn tại trong việc thiết lập và vận hành hệ thốn kiểm soát nội bộ, trong việc tổ chức công tác Kế toán và lập báo cáo tài chính ở đơn vị đồng thời đề xuất hướng khắc phục để đơn vị nâng cao chất lượng của các báo cáo tài chính. học kế toán sản xuất

3. Các bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính

- Là những bằng chứng liên quan đến các nghiệp vụ, các số dư tài khoản và cả những bằng chứng khác như những bằng chứng về hệ thống kiểm soát nội bộ, về tình hình kinh doanh, về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, về các nghĩa vụ và tình hình tuân tủ pháp luạt của đơn vị..

- Nó có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và bằng nhiều kỹ thuật khác nhau.

- Dựa trên các bằng chứng kiểm toán này,  kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình trên báo cáo kiểm toán về mức độ trung thực hợp lý của  báo cáo tài chính được kiểm toán.học nghiệp vụ kế toán

Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính

4. Yêu cầu của  kiểm toán viên với  báo cáo tài chính

-  Kiểm toán viên phải độc lập và có năng lực:

+ Độc lập là nguyên tắc cơ bản đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính, nó làm cho quá trình kiểm toán, các đánh giá trong kiểm toán cũng như ý kiến cuối cùng trên báo kiểm toán là khách quan.

+ Năng lực là cơ sở đảm bảo cho  kiểm toán viên có thể tổ chức, triển khai và hoàn thành cuộc kiểm toán có hiệu quả kpi nhân sự

- Trong quá trình kiểm toán đòi hỏi  kiểm toán viên phải có năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ do công việc kiểm toán đặt ra.

II: Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính

- Mục tiêu tổng quát của kiểm toán báo cáo tài chính là “giúp cho  kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng  báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành ( hoặc được chấp nhận ), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không”

- Ngoài ra mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.

- Sự đạt được các mục tiêu kiểm toán trên đây được biểu hiện thông qua kết quả cuối cùng của cuộc kiểm toán được biểu hiện qua kết quả cuối cùng của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính đó là báo cáo kiểm toán và thư quản lý.

- Hướng tới mục tiêu cuối cùng, lý do duy nhất để  kiểm toán viên thu thập bằng chứng kểm toán là để họ có thể đi đến kết luận là các báo cáo tài chính có trung thực hợp lý hay không và đưa ra một bản báo cáo kiểm toán thích hợp.

III: Nội dung  của kiểm toán báo cáo tài chính

-  Báo cáo tài chính được kiểm toán bằng việc chia  báo cáo tài chính thành các bộ phận. Có hai phương pháp tiếp cận kiểm toán báo cáo tài chính là:

+ phương pháp trực tiếp (1)

+ phương pháp chu kì (2)

- Do vậy, nội dung kiểm toán theo hai phương pháp này cũng khác nhau

* Phương pháp tiếp cận kiểm toán trực tiếp

- Tiếp cận báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu hoặc nhóm các chỉ tiêu như tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định,..

+ Ưu điểm: theo phương pháp này nội dung kiểm toán và đối tượng thông tin trực tiếp của kiểm toán là như nhau nên dễ xác định.

+ Nhược điểm: tuy nhiên, các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính không hoàn toàn độc lập với nhau nên việc triển khia kiểm toán theo hướng này thường không đạt hiệu quả.

Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính

* Phương pháp tiếp cận kiểm toán chu kì

- Theo phương pháp này, những chỉ tiêu có liên quan đến cùng một loại nghiệp vụ được nghiên cứu trong mối quan hệ với nhua. Các nghiệp vụ, các chỉ tiêu có thể khái quát thành các chu kì sau:

+ chu kỳ mua vào và thành toán

+ chu kỳ bán hàng và thanh toán

+ chu kỳ nhân sự và tiền lương

+ chu kỳ tồn kho và chi phí

+ chu kỳ huy động vốn và hoàn trả

+ và cuối cùng là tiền

- Nội dung kiểm toán trong mỗi chu kỳ này là kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán số dư hay số tiền trên  báo cáo tài chính của các chỉ tiêu liên quan. Kiểm toán nghiệp vụ cho phép xác định hoặc thu hẹp phạm vi kiểm toán cơ bản đối với các số dư hoặc số trên  báo cáo tài chính.

Dù tiếp cận kiểm toán theo phương pháp trực tiếp hay phương pháp chu kỳ, cuối cùng  kiểm toán viên vẫn phải đưa ra ý kiến nhận xét tổng quát, toàn bộ về  báo cáo tài chính được kiểm toán.

Nhưng do các nghiệp vụ ảnh hưởng và kết nối số dư trong mỗi chu kỳ, giữa các chu kỳ lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nên kiểm toán theo chu kỳ sẽ khoa học hơn và tiết kiệm chi phí hơn so với phương pháp tiếp cận trực tiếp.

Các bạn xem thêm các bài viết tại: https://ketoanleanh.edu.vn/ hay tham gia các khóa học kế toán thực hành để được các kế toán trưởng hướng dẫn chi tiết các nghiệp vụ kế toán.

Trên đây những thông tin về kiểm toán báo cáo tài chính hướng dẫn định khoản tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp được biên soạn bởi đội ngũ giảng viên của kế toán Lê Ánh. Mong bài viết giúp ích cho bạn đọc.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Hiện tại trung tâm Lê Ánh có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng truy cập website: ketoanleanh.edu.vn.

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Toàn bộ thời hạn lưu trữ chứng từ kế toán

Toàn bộ thời hạn lưu trữ chứng từ kế toán

Bài viết tiếp theo

IFRS Cho Người Không Có Nền Tảng Kế Toán: Bắt Đầu Từ Đâu?

IFRS Cho Người Không Có Nền Tảng Kế Toán: Bắt Đầu Từ Đâu?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo