Cách hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo thông tư 200 và thông tư 133

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 19/07/2024 12 phút đọc

Cách hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo thông tư 200 và Thông tư 133. Hạch toán dự phòng giảm giá, hàng tồn kho như thế nào cho đúng. Căn cứ vào những quy phạm pháp luật nào để hạch toán.. là những câu hỏi được rất nhiều các bạn kế toán quan tâm. Bài viết dưới đây, Kế toán Lê Ánh xin chia sẻ với các bạn Cách hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo Thông tư 200 và thông tư 133. học kế toán tổng hợp

>>>> Xem thêm: Kế toán tiền lương và những lưu ý khi quyết toán thuế 

I: Nguyên tắc hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo thông tư 200 và thông tư 133.           

Tại Tiết d Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC đưa ra khái niệm dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau:

“ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Là khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho.” học kế toán ở đâu tốt nhất

Tại Điểm 1.5 Khoản 1 Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau:

Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm lập Báo cáo tài chính.

Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho.Còn Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được tính

Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) đi  chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán chúng.

 Khi lập Báo cáo tài chính,kế toán căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng loại vật tư, hàng hoá, từng loại dịch vụ cung cấp dở dang,. Từ đó, kế toán xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập:

– Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán.

Cách hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo thông tư 200 và thông tư 133

– Đối với trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán.

II: Cách hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo thông tư 200 và thông tư 133.

Tại Điểm 3.4 Khoản 3 Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về cách hạch toán đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau:

Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294).

- Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

- Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (số được bù đắp bằng dự phòng)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)
Có các TK 152, 153, 155, 156.

- Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trước khi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn nhà nước, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

Trên đây Cách hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo thông tư 200 và thông tư 133 được tổng hợp và biên soạn lại bởi đội ngũ giảng viên của kế toán Lê Ánh. Mong bài viết giúp ích cho bạn đọc.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo thêm tại website: ketoanleanh.edu.vn.

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Những Sai sót hay gặp trong kế toán hàng tồn kho

Những Sai sót hay gặp trong kế toán hàng tồn kho

Bài viết tiếp theo

IFRS Cho Người Không Có Nền Tảng Kế Toán: Bắt Đầu Từ Đâu?

IFRS Cho Người Không Có Nền Tảng Kế Toán: Bắt Đầu Từ Đâu?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo