Cách Trả Lời Phỏng Vấn Kế Toán Khi Chưa Có Kinh Nghiệm

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 21/04/2025 24 phút đọc

Bạn là sinh viên mới ra trường hoặc người chuyển ngành sang kế toán, và đang lo lắng vì “mình chưa có kinh nghiệm”? Đừng quá áp lực! Trong thực tế tuyển dụng, nhiều nhà tuyển dụng chấp nhận ứng viên chưa có kinh nghiệm – miễn là bạn biết cách thể hiện tiềm năng, thái độ cầu thị và hiểu rõ vị trí mình ứng tuyển. 

Bài viết này Kế toán Lê Ánh sẽ chia sẻ Cách trả lời phỏng vấn kế toán khi chưa có kinh nghiệm, giúp bạn tự tin đối diện nhà tuyển dụng và biến điểm yếu thành lợi thế.

I. Chuẩn bị trước buổi phỏng vấn

Thứ nhất, hiểu rõ mô tả công việc (JD – Job Description)

Đọc kỹ mô tả công việc trong tin tuyển dụng, chú ý đến:

  • Các nghiệp vụ kế toán được yêu cầu (ví dụ: kế toán công nợ, kế toán thuế, kế toán nội bộ…).

  • Các phần mềm kế toán hoặc công cụ liên quan (MISA, Fast, Excel…).

  • Mức độ công việc: nhập liệu, báo cáo, kiểm tra hóa đơn, làm việc với cơ quan thuế…

Tự hỏi bản thân:

  • Với mỗi yêu cầu trong JD, mình đã từng học/biết gì chưa?

  • Có ví dụ hoặc trải nghiệm nào có thể đưa vào để minh họa không?... 

Thứ hai, ôn lại kiến thức kế toán căn bản

Hệ thống lại các kiến thức nền bắt buộc phải nắm:

  • Nguyên lý kế toán: Tài khoản, kết cấu tài khoản, định khoản kế toán.

  • Định khoản các nghiệp vụ thường gặp: mua hàng, bán hàng, tạm ứng, thu – chi tiền mặt, chuyển khoản, lương – BHXH.

  • Báo cáo tài chính cơ bản: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ.

  • Kiến thức thuế cơ bản: thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN.

Luyện trả lời ngắn gọn – logic các câu hỏi tình huống. Bạn có thể tham khảo video tình huống kế toán thực tế (YouTube, TikTok chuyên ngành)…

Thứ 3, tự tin vào những gì mình đã học

Nhận diện lại các kỹ năng mình đã tiếp cận qua học tập như làm chứng từ mô phỏng, nhập liệu Excel, dùng phần mềm kế toán hoặc thực hành tại lớp học hoặc qua dự án cá nhân/đồ án.

Nhấn mạnh sự chủ động học hỏi: “Tôi chưa đi làm thực tế nhưng rất chủ động thực hành.”

Gợi ý thêm: Có thể in ra mẫu báo cáo bạn đã làm (nếu được) để chứng minh năng lực.Nếu có làm bài tập nhóm, trình bày rõ vai trò của bạn trong nhóm.

cach-tra-loi-phong-van-ke-toan-khi-chua-co-kinh-nghiem-min-1

II. Cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn phổ biến

Câu hỏi 1: “Em chưa có kinh nghiệm, làm sao đảm nhiệm công việc?”

Cách trả lời: Tập trung vào tinh thần cầu tiến, các nền tảng kiến thức thực hành đã học và khả năng tiếp thu và sẵn sàng học việc.

Gợi ý trả lời:

“Dạ, em chưa có kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp, nhưng em đã học và thực hành các nghiệp vụ kế toán như định khoản, lên sổ sách, lập báo cáo tài chính, làm bảng lương, và sử dụng phần mềm MISA trong khóa học thực hành kế toán. Em tin rằng với sự hướng dẫn ban đầu, em có thể nhanh chóng tiếp thu và làm việc hiệu quả.”

Lưu ý: Tránh nói “em chưa biết gì”, thay vào đó hãy nói “em đã từng thực hành và sẵn sàng học nhanh hơn khi vào thực tế”.

Câu hỏi 2: “Em biết làm những gì về kế toán?”

Cách trả lời: Kể rõ các kỹ năng bạn đã thực hành, càng cụ thể càng tốt, ví dụ:

  • Nhập liệu hóa đơn.

  • Hạch toán định khoản.

  • Lập bảng lương.

  • Làm báo cáo tài chính đơn giản.

  • Đã biết sử dụng Excel hoặc phần mềm kế toán.

Gợi ý trả lời:

“Dạ, em biết nhập liệu hóa đơn đầu vào – đầu ra, kiểm tra chứng từ hợp lệ, hạch toán các nghiệp vụ mua hàng, chi phí, doanh thu trên Excel và phần mềm MISA. Ngoài ra, em cũng từng lập báo cáo lãi – lỗ, bảng cân đối kế toán và làm bảng lương, tính BHXH cơ bản theo dữ liệu mô phỏng trong khóa học.”

Câu hỏi 3: “Tại sao chúng tôi nên tuyển em?”

Cách trả lời: Tập trung vào thái độ làm việc: chăm chỉ, cẩn thận, chịu được áp lực.
Bạn có tinh thần chủ động học hỏi và sự đam mê với nghề kế toán.

Gợi ý trả lời:

“Dù em là người mới, nhưng em rất nghiêm túc với công việc kế toán. Em là người cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm và luôn chủ động học hỏi. Em tin chỉ cần 1–2 tuần được hướng dẫn, em có thể bắt nhịp nhanh và hoàn thành tốt các công việc được giao.”

Câu hỏi 4: “Mục tiêu nghề nghiệp của em là gì?”

Cách trả lời: Nêu mục tiêu ngắn hạn (1–2 năm): học nghề, rèn kỹ năng thực tế. Các mục tiêu dài hạn: trở thành kế toán tổng hợp, có thể phụ trách báo cáo tài chính, kê khai thuế…

Gợi ý trả lời:

“Em muốn bắt đầu từ vị trí kế toán viên để làm quen với công việc thực tế, rèn luyện kỹ năng và hiểu sâu hơn về hệ thống kế toán tại doanh nghiệp. Trong 1–2 năm tới, em đặt mục tiêu trở thành kế toán tổng hợp, có thể tự lập báo cáo tài chính và kê khai thuế đầy đủ.”

Câu hỏi 5: “Em có biết dùng phần mềm kế toán không?”

Cách trả lời tùy theo tình huống:

- Nếu đã học hoặc thực hành:

“Dạ có ạ. Em đã học và thực hành nhập liệu, định khoản và lên sổ sách trên phần mềm MISA SME trong khóa học thực hành. Em cũng từng xem qua giao diện phần mềm FAST và hiểu được các thao tác cơ bản.”

- Nếu chưa dùng thực tế:

“Dạ em chưa dùng phần mềm kế toán thực tế trong doanh nghiệp, nhưng em đã tìm hiểu và xem video hướng dẫn sử dụng MISA. Em sẵn sàng học và làm quen ngay khi vào công ty.”

III. Mẹo ghi điểm phỏng vấn kế toán khi chưa có kinh nghiệm

Dù chưa từng làm việc thực tế, bạn hoàn toàn có thể tạo ấn tượng tốt nếu biết cách chuẩn bị và thể hiện đúng điểm mạnh của mình. Dưới đây là những mẹo quan trọng giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng:

Thứ nhất, thành thật – không vòng vo

Nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nhận ra nếu bạn “nói quá” về kinh nghiệm. Việc thành thật không chỉ thể hiện sự trung thực mà còn giúp bạn tạo sự tin tưởng ban đầu.

Bạn không nên nói “em đã làm rồi” nếu chỉ học qua lý thuyết. Nên nói rõ: “Em chưa đi làm thực tế, nhưng em đã học và thực hành bài bản các nghiệp vụ kế toán tại lớp học.”

Chia sẻ cụ thể những gì bạn đã làm: “Em từng làm thử sổ sách kế toán dựa trên chứng từ mô phỏng, lập bảng cân đối kế toán và báo cáo lãi – lỗ trên Excel trong khóa học thực hành tại trung tâm.”

Ví dụ cách trả lời:

“Dù em chưa làm kế toán tại doanh nghiệp nào, nhưng trong khóa học thực hành em đã được tiếp cận với chứng từ thật, tự tay định khoản, lập sổ chi tiết và lên báo cáo tài chính. Em tin mình có nền tảng tốt để bắt đầu công việc thực tế.”

Thứ hai, mang theo tài liệu chứng minh năng lực

Khi chưa có kinh nghiệm, thành quả học tập thực hành chính là “bằng chứng năng lực” thuyết phục nhất.

Những tài liệu nên chuẩn bị và mang theo:

  • CV rõ ràng, sạch sẽ, tập trung vào kỹ năng và quá trình học tập.

  • Chứng chỉ khóa học kế toán thực hành (ví dụ: Kế toán Lê Ánh…).

  • File báo cáo Excel, sổ sách kế toán mô phỏng bạn từng làm:

  • Báo cáo kết quả kinh doanh

  • Bảng cân đối kế toán

  • Sổ chi tiết công nợ, sổ quỹ tiền mặt…

Nếu có, hãy in ra 1–2 trang tiêu biểu để đưa cho nhà tuyển dụng xem. Và nói rõ: “Em có mang theo một số báo cáo em từng làm trong khóa học kế toán thực hành. Đây là bài em làm trên bộ chứng từ thật của doanh nghiệp mô phỏng, gồm định khoản, nhập liệu, lên sổ và lập báo cáo tài chính.”

Thứ ba, luyện nói trước gương hoặc mock interview với bạn bè

Cách bạn trình bày quan trọng không kém nội dung bạn nói. Người thiếu kinh nghiệm nếu lúng túng, run rẩy sẽ dễ bị đánh giá thấp.

Bạn có thể:

  • Luyện nói trước gương: Tập trả lời các câu hỏi phổ biến, chú ý ánh mắt, tốc độ nói, ngữ điệu.

  • Phỏng vấn giả (mock interview) với bạn bè hoặc người thân bằng cách nhờ người khác đặt câu hỏi thật, bạn tập trả lời như phỏng vấn thật. Sau mỗi buổi tập, rút kinh nghiệm: Có bị nói lan man không? Giọng nói có đủ tự tin không?

  • Chuẩn bị 2–3 câu “mở bài” để giới thiệu bản thân ngắn gọn, dễ thuộc.

  • Luyện trả lời một số câu hỏi khó như “Em xử lý sai sót như thế nào?”, “Nếu không hiểu việc được giao thì em sẽ làm gì?”

IV. Gợi ý khóa học thực hành kế toán dành cho người mới

Nếu bạn chưa từng học thực hành kế toán, bạn nên đăng ký ngay một khóa học kế toán thực tế tại trung tâm Trung tâm Kế toán Lê Ánh.

Với mục tiêu giúp học viên có thể làm được việc ngay trong khóa học, khóa học kế toán tổng hợp thực hành của Kế toán Lê Ánh đặt yêu cầu cao về: 

(i) tính thực tế của chương trình; 

(ii) trình độ của giảng viên giảng dạy khóa học;

(iii) quyền lợi của học viên theo học.

Tại tất cả các phần hành kế toán của khóa học, học viên luôn được các kế toán trưởng lâu năm kinh nghiệm hướng dẫn, đào tạo theo quy trình:

Phân tích bản chất nghiệp vụ ➔ Cách xác định, xử lý, phân tích, làm chủ chứng từ kế toán ➔ Hướng dẫn Định khoản kế toán ➔ Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào phần mềm kế toán ➔ Lập, soát xét, phân tích báo cáo kế toán (báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thuế).

Vì vậy, học viên sẽ nắm chắc được bản chất nghiệp vụ, hiểu sâu sắc chứng từ, thành thạo định khoản và biết cách giải trình với cơ quan thuế và bộ phận liên quan, lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế, báo cáo quản trị thành thạo cũng như tự tin sử dụng các phần mềm trong kế toán.

Không có kinh nghiệm không đồng nghĩa với việc bạn không có cơ hội. Cách trả lời phỏng vấn kế toán khi chưa có kinh nghiệm không nằm ở việc “che giấu” điểm yếu, mà ở chỗ bạn biết biến nó thành động lực phát triển và cho thấy mình là người có tiềm năng.

>>> Tham khảo: Khóa học Kế toán tổng hợp thực hành - Học thực chiến cùng 100% kế toán trưởng

-------------------------------------------

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán, khóa học kế toán tổng hợp, khóa học kế toán thuế cho người mới bắt đầu, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích tài chính doanh nghiệp, khóa học chứng chỉ kế toán trưởng, khóa học kế toán cho chủ doanh nghiệp... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán online/offline của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh       

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học hành chính nhân sự, khóa học xuất nhập khẩu TPHCM, Hà Nội, online chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM   

0.0
0 Đánh giá
Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh ketoanleanh
Kế Toán Lê Ánh cung cấp hướng dẫn chi tiết, các phương pháp thực hành và giải đáp các thắc mắc thường gặp trong lĩnh vực kế toán
Bài viết trước Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Tại TPHCM Uy Tín Nhất

Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Tại TPHCM Uy Tín Nhất

Bài viết tiếp theo

Hồ Sơ Hoàn Thuế TNCN Gồm Những Gì?

Hồ Sơ Hoàn Thuế TNCN Gồm Những Gì?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo