Chia sẻ kinh nghiệm khi quyết toán Thuế

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 18/07/2024 17 phút đọc

Quyết toán thuế là công việc mà doanh nghiệp nào cũng phải làm dù muốn hay không. Để quá trình quyết toán thuế của các bạn thuận lợi, Kế toán Lê Ánh sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm trước khi cơ quan Thuế xuống quyết toán.

>>>>> Tham khảo bài viết: Danh mục ngành nghề tính thuế gtgt theo tỷ lệ % trên doanh thu

Kinh nghiệm khi quyết toán thuế

1.    Quyết toán thuế GTGT: 

quyet-toan-thue

-  Kiểm tra lại tất cả các hóa đơn đầu ra và đầu vào, đối với những hóa đơn có vấn đề photo ra một bản và lập bảng kê riêng.

-  Các hóa đơn đã bị mất, chỉ có bản photo cần kèm theo công văn báo mất đã gửi cơ quan thuế.

-  Hóa đơn đầu ra hủy cần photo ra một bản kèm biên bản hủy

-  Kiểm tra lại các hóa đơn mua hàng của các công ty đã bỏ trốn 

+ Nếu hóa đơn phát sinh sau ngày Doanh nghiệp bỏ trốn thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. khóa học kế toán căn bản

+ Nếu hóa đơn phát sinh trước ngày Doanh nghiệp bỏ trốn mà kế toán có nhập kho, có hạch toán kế toán đầy đủ, đúng quy định thì chấp nhận khấu trừ thuế GTGT đầu vào và tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN

 -  Biên bản nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng công trình phải gần như trùng và trong cùng 1 tháng (Cái này quy định thời gian xác định doanh thu không phải là thời gian xuất hóa đơn mà là thời gian nghiệm thu bàn giao việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ) => làm lại các biên bản nghiệm thu nếu cần.

 -  Các hóa đơn dưới 20tr lập danh sách riêng => Các trường hợp này thanh toán TM nên đơn vị phải chuẩn bị đủ phiếu chi, phiếu thu.

 -  Các hóa đơn trên 20tr buộc phải có UNC kèm theo, nên lập danh sách các Hóa Đơn này riêng (kèm theo thông tin nhà cung cấp, hoặc down từ HTKK là nhanh nhất) có thêm cột thời hạn thanh toán của từng Hóa Đơn. Đối chiếu thời hạn thanh toán ghi trên Hợp Đồng, đơn đặt hàng, biên bản đối chiếu công nợ…. nếu quá hạn thanh toán theo quy định thì phải làm Phụ lục Hợp đồng quy định gia hạn thanh toán theo Hợp Đồng số…., nếu không thể ký được Phụ lục thì phải cân nhắc sửa chữa Hợp Đồng.

  - Các hoá đơn mua bán TSCĐ: nên kèm theo các hợp đồng, bảng kê, và bảng đăng ký TSCĐ để trình ra luôn khỏi làm mất thời gian.

  - Tổng hợp một file excel tất cả các báo cáo thuế gửi Cơ quan thuế.

2. Quyết toán thuế TNCN:

-  Chuyển khoản lương thanh toán rồi thì không có vấn đề gì, còn nếu trả bằng tiền mặt thì cho nhân viên ký nhận toàn bộ không bỏ trống.

-  Bảng lương và các chứng từ thanh toán lương. 

-  Có thể cơ quan Thuế sẽ kiểm tra Hợp đồng lao động, các quyết định bổ nhiệm, tăng lương, phiếu công tác, ….

-  Các hoá đơn khấu trừ thuế TNCN cho người lao động không thường xuyên. Nghĩa là cục Thuế có bán một loại hoá đơn thuế TNCN, công ty của bạn sau khi khấu trừ thuế này, sẽ cung cấp cho người lao động không thường xuyên một bản. 

-  Cam kết mẫu 02 đối với các trường hợp lao động thời vụ có MST, không đóng thuế TNCN.

-  Các chứng từ liên quan đến đăng ký giảm trừ gia cảnh, giấy chứng nhân người phụ thuộc không có thu nhập, các bản sao giấy khai sinh….

3. Với thuế TNDN:

Mục này phức tạp và sẽ bị kiểm tra nhiều nhất, cơ quan Thuế sẽ tìm cách bới móc tăng doanh thu và giảm chi phí của doanh nghiệp để làm tăng thuế TNDN phải nộp.

a.  Với Doanh thu:

-  Biên bản nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng công trình phải gần như trùng và trong cùng 1 tháng (Cái này quy định thời gian xác định doanh thu không phải là thời gian xuất hóa đơn mà là thời gian nghiệm thu bàn giao việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ) => làm lại các biên bản nghiệm thu nếu cần.

-  Một số khoản thu nhập khác không có hợp đồng thì phải làm hợp đồng mang tính chất đặt cọc tiền hàng, biên bản đối chiếu công nợ mỗi năm 1 lần (coi như chưa cung cấp hàng hóa và dịch vụ) => mới không bị coi là 1 khoản thu nhập khác. học kế toán thực tế ở đâu

b. Với chi phí trong sản xuất:

-  Đối với doanh nghiệp sản xuất: giải trình cặn kẽ các chi phí SX liên quan, thành phần và tỷ lệ nguyên vật liệu. Liên quan đến tỷ lệ nguyên vật liệu còn có bảng phân bổ chi tiết nguyên vật liệu mà cục Thuế bắt nộp vào đầu năm.

-  Đối với DN xây lắp thì cần đảm bảo đủ dự toán, quyết toán công trình và đương nhiên bạn phải chứng minh khối lượng nguyên vật liệu xuất ra sản xuất phải đảm bảo đúng, đủ theo quyết toán công trình (không biết bạn đã có phần hao hụt chưa nhưng nếu quá đà so với quyết toán nhớ làm biên bản hư hỏng nguyên vật liệu (phải có chữ ký các bên) hoặc hao hụt nguyên vật liệu (có thể nội bộ nhưng giá trị ko lớn) để mà cãi với họ nhé. => Chuẩn bị Sổ chi tiết nguyên vật liệu và sổ tổng hợp nguyên vật liệu (152)

-  Đối với nhân công: Có thể sẽ kiểm tra Hợp đồng lao động, các quyết định bổ nhiệm, tăng lương, phiếu công tác, …., Bản cam kết mẫu 02 đối với các trường hợp lao động thời vụ có MST, không đóng thuế TNCN… , Bảng phân bổ tiền lương và BHXH…

-  Công cụ dụng cụ có Bảng phân bổ CCDC.

-  Khấu hao TSCĐ: Lưu ý TT45 (cụ thể 2 thời điểm tính mức khấu hao ra sao cho hợp lý), tập hợp riêng các hóa đơn TSCĐ để họ kiểm tra, bảng phân bổ KHTSCĐ….

c. Với chi phí ngoài sản xuất:

+ Chuẩn bị Hồ sơ đóng bảo hiểm để chứng minh các chi phí bảo hiểm

+ Bảng lương.

+ Lưu ý 1 số chi phí không được tính làm chi phí được trừ như chi phí quà tết cho khách hàng, thưởng, tết (nếu doanh nghiệp bị lỗ),…. 

Trên đây là 1 số liệt kê công việc cần chuẩn bị, tuy nhiên thông thường Thuế sẽ kiểm tra nhiều nhất vào phần nguyên vật liệu, nhân công và thời hạn thanh toán các hóa đơn trên 20 triệu nên các bạn lưu tâm hơn.

Nếu có gì thắc mắc hoặc chưa rõ bạn vui lòng để lại comment bên dưới bài viết hoặc nhắn tin cho chúng tôi để Kế toán Lê Ánh tư vấn cho bạn. Hoặc bạn hãy đăng ký tham gia khóa học Kế toán Thuế chuyên sâu tại Kế Toán Lê Ánh.

 

Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm khi quyết toán Thuế. Mong bài viết trên của Kế toán Lê Ánh giúp ích cho bạn đọc.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để biết được thông tin của các khóa học này.

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Quy định mới nhất về khấu trừ thuế TNCN đối với lao động thử việc, lao động thời vụ dưới 3 tháng năm 2016.

Quy định mới nhất về khấu trừ thuế TNCN đối với lao động thử việc, lao động thời vụ dưới 3 tháng năm 2016.

Bài viết tiếp theo

Kế Toán Thuế Cần Học Những Gì? Lộ Trình Học Chi Tiết

Kế Toán Thuế Cần Học Những Gì? Lộ Trình Học Chi Tiết
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo