Cách xử lý chi phí hoa hồng môi giới hợp lý

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 19/07/2024 14 phút đọc

Chi phí hoa hồng môi giới là chi phí tồn tại ở hầu hết các doanh nghiệp. Để đưa chi phí hoa hồng môi giới trở thành chi phí hợp lý hợp lệ, các kế toán hãy làm theo hướng dẫn về chi phí hoa hồng môi giới sau của các kế toán trưởng tại lớp học kế toán thực hành Lê Ánh.

1. Chi phí hoa hồng môi giới là gì?

Chi phí Hoa hồng môi giới là khoản tiền trả cho người làm môi giới cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Định mức chi phí hoa hồng môi giới mới nhất

Căn cứ Khoản 4, Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội khóa XIII sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13 quy định:

“Bãi bỏ điểm m khoản 2 Điều 9”.

m) Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được trừ. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;

Do vậy chi phí hoa hồng môi giới hiện nay không bị khống chế về định mức nữa.

>>>>> Xem thêm bài viết: Hạch toán chi phí tiếp khách

3. Điều kiện để chi phí hoa hồng môi giới được chấp nhận là chi phí hợp lý

Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC. chi phí hoa hồng môi giới được xác định là chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi:

  • Khoản chi phí hoa hồng môi giới phải phát sinh lien quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

  • Khoản chi hoa hồng có đầy đủ chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

  • Khoản chi hoa hồng môi giới từng lần có giá trị từ 20 triệu (đã bao gồm cả thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

4. Xây dựng quy chế hoa hồng môi giới

Mỗi doanh nghiệp căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể của mình để xây dựng quy chế chi hoa hồng môi giới, chi phí dịch vụ áp dụng thống nhất và công khai trong doanh nghiệp. Hội đồng Quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), Giám đốc doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) phê duyệt quy chế nói trên và gửi cho cơ quan tài chính (cơ quan quản lý vốn, cơ quan thuế) để giám sát thực hiện.

Căn cứ vào quy chế được duyệt, tuỳ theo từng nghiệp vụ mua bán hoặc cung ứng dịch vụ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà Giám đốc doanh nghiệp quyết định chi hoa hồng cho từng hoạt động môi giới, hoặc từng chi phí dịch vụ.

5. Hồ sơ chi phí hoa hồng môi giới

 - Trường hợp Công ty chi trả hoa hồng môi giới cho khách hàng là các tổ chức kinh doanh (cá nhân, doanh nghiệp đăng ký hành nghề môi giới):

  • Hợp đồng môi giới: trong đó quy định chi tiết về khoản chi môi giới phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá của đơn vị.

  • Hoá đơn GTGT do khách hàng xuất cho Công ty với thuế suất thuế GTGT 10%.

  • Chứng từ giao, nhận tiền.

- Trường hợp Công ty chi hoa hồng môi giới cho các cá nhân không đăng ký hành nghề môi giới: Học kế toán doanh nghiệp ở đâu

  • Hợp đồng môi giới: trong đó quy định cụ thể về khoản chi môi giới phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá của đơn vị.

  • Chứng từ giao, nhận tiền.

  • Chứng từ khấu trừ thuế TNCN do Công ty xuất cho khách hàng mỗi lần chi trả hoa hồng cho khách hàng.

6. Hạch toán hoa hồng môi giới

Hoa hồng môi giới bán hàng

Nợ TK 641

Nợ TK 6421

Có TK 111, TK 112

Hoa hồng môi giới cho những hoạt động sản xuất, dịch vụ khác

Nợ TK 154, Nợ TK 627 lop hoc ke toan

Có TK 111, TK 112

Hoa hồng môi giới cho những hoạt động khách hàng khác

Nợ TK 642

Có TK 111, TK 112

Để biết cách xử lý các loại chi phí khác tại doanh nghiệp, bạn có thể xem thêm bài viết: Để được hướng dẫn cách làm kế toán chuyên nghiệp và bài bản, mời bạn tham gia khóa học kế toán thực tế tại Kế toán Lê Ánh.

Trên đây là  Cách xử lý chi phí hoa hồng môi giới hợp lý. Mong bài viết trên của Kế toán Lê Ánh giúp ích cho bạn đọc.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để biết được thông tin của các khóa học này.

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Thuế suất thuế TNDN mới nhất năm 2016

Thuế suất thuế TNDN mới nhất năm 2016

Bài viết tiếp theo

Học Phân Tích Tài Chính Ở Đâu Tốt? REVIEW Thực Tế Tại Lê Ánh

Học Phân Tích Tài Chính Ở Đâu Tốt? REVIEW Thực Tế Tại Lê Ánh
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo