Hướng dẫn tính thuế TNDN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 19/07/2024 14 phút đọc

Doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng vốn. Bài viết dưới đây, Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết cách tính thuế TNDN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

>>> Xem thêm: Các khoản thu nhập khác chịu thuế TNDN 2016

1. Một số lưu ý về thu nhập từ chuyển nhượng vốn

- Khái niệm: Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác (bao gồm cả trường hợp bán doanh nghiệp)

- Thời điểm xác định: là thời điểm chuyển quyền sở hữu vốn.

- Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Tổ chức nước ngoài kinh doanh không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài lop hoc ke toan

2. Công thức tính thuế TNDN từ thu nhập chuyển nhượng vốn

Công thức tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Thu nhập tính thuế

=

Giá chuyển nhượng

-

Giá mua của phần vốn chuyển nhượng

-

Chi phí chuyển nhượng

a. Giá chuyển nhượng

  • Được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng

  • Trường hợphợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc cơ quan thuế có cơ sở để xác định giá thanh toán không phù hợp theo giá thị trường, cơ quan thuế có quyền kiểm tra và ấn định giá chuyển nhượng.

  • Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng dựa vào tài liệu điều tra của cơ quan thuế hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợpkhác ở cùng thời gian. Trường hợp việc ấn định giá chuyển nhượng của cơ quan thuế không phù hợp thì được căn cứ theo giá thẩm định của các tổ chức định giá chuyên nghiệp.

  • Nếu giá trị vốn chuyển nhượng từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu không có, cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng.

b. Giá mua của phần vốn chuyển nhượng

  • TH chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là giá trị phần vốn góp trên cơ sở sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán tại thời điểm chuyển nhượng vốn, được các bên tham gia đầu tư vốn hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

  • Nếu là phần vốn do mua lại thì giá mua là giá trị vốn tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp, chứng từ thanh toán.

+ Phần vốn doanh nghiệp góp có nguồn gốc một phần do vay vốn thì giá mua của phần vốn chuyển nhượng bao gồm cả các khoản chi phí trả lãi tiền vay để đầu tư vốn.

+ Nếu doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng ngoại tệ có chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng và giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định bằng đồng ngoại tệ;

c. Chi phí chuyển nhượng vốn

- Là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp. 

- Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng; các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác có chứng từ chứng minh.

3. Ví dụ về thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Công ty Nam Cường góp 300 triệu đồng trong đó 200 triệu giá trị máy móc và 100 triệu là tiền mặt vào thanh lập Công ty chế biến thủy sản. Sau 1 năm, Công ty Nam Cường chuyển nhượng vốn góp trên cho Công ty Lạc Việt với giá chuyển nhượng 500 triệu.

Chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng là 80 triệu đồng.

  • Thu nhập để tính thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng là:

500 – 300 - 80 = 120 (triệu đồng)

>>>>>>Xem thêm: Thuế TNDN là gì? Trường hợp nào phải nộp thuế TNDN?

Trên đây là Hướng dẫn tính thuế TNDN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Mong bài viết của Kế toán Lê Ánh giúp ích được cho bạn đọc.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để biết được thông tin của các khóa học này.

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Hướng dẫn tính thuế TNDN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

Hướng dẫn tính thuế TNDN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

Bài viết tiếp theo

Có Nên Thi Chứng Chỉ Đại Lý Thuế? Lợi Ích Và Cơ Hội

Có Nên Thi Chứng Chỉ Đại Lý Thuế? Lợi Ích Và Cơ Hội
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo