CÁCH XỬ LÝ CHỨNG TỪ VỀ CHI PHÍ VÉ MÁY BAY
Chi phí vé máy bay là chi phí thường gặp tại doanh nghiệp. Xử lý chứng từ để chi phí vé máy bay hợp lý, hợp lệ là nhiệm vụ của kế toán cần làm. Các Kế toán trưởng tại lớp học kế toán thực hành tại Kế toán Lê Ánh hướng dẫn các bạn cách xử lý chứng từ với chi phí vé máy bay như sau:
I. Quy định áp dụng với chi phí vé máy bay.
1. Quy định về khấu trừ thuế GTGT đầu vào
Tại khoản 1, Khoản 2 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
1. Có hóa đơn GTGT hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu…
2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này…” học kế toán thực tế
2. Quy định về tính chi phí hợp lý của chi phí vé máy bay để tính thuế TNDN.
Tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 quy định:
1. "Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b. Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c. Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế GTGT…" Học kế toán doanh nghiệp ở đâu
Tại điểm 8 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định:
Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.
Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, giấy điều động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có các nhân tham gia hành trình vận chuyển.
II. Hồ sơ chứng từ đối với chi phí vé máy bay
Trường hợp 1: Doanh nghiệp mua vé máy bay qua website thương mại điện tử, vẫn giữ được cùi vé (boarding pass)
Trong đó: Cùi vé là thẻ lên máy bay, có một số hãng trả lại thẻ lên máy bay, một số hãng thì sẽ thu hồi.
Chứng từ trong trường hợp này bao gồm:
- Vé máy bay điện tử
- Thẻ lên máy bay (boarding pass)
- Chứng từ thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản đều được
- Hóa đơn vé máy bay
- Quyết định cử đi công tác
Trường hợp 2: Doanh nghiệp mua vé máy bay qua website thương mại điện tử, nhưng không có cùi vé.
Chứng từ bao gồm:
- Quyết định cử đi công tác
- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng
- Hóa đơn vé máy bay
Lưu ý: Trong trường hợp này bắt buộc phải thanh toán bằng chuyển khoản.
Trường hợp 3: Doanh nghiệp giao cho cá nhân đi công tác tự mua vé máy bay.
Lưu ý: Trong trường hợp này người lao động phải thanh toán bằng thẻ ATM hoặc thẻ tín dụng mang tên cá nhân, sau đó về thanh toán lại với DN.
Chứng từ trong trường hợp này bao gồm:
- Vé máy bay.
- Cùi vé máy bay (có hoặc không)
- Các giấy tờ liên quan đến việc điều động người lao động đi công tác có xác nhận của DN, quy định của DN cho phép người lao động thanh toán công tác phí bằng thẻ cá nhân do người lao động được cử đi công tác là chủ thẻ và thanh toán lại với DN.
- Chứng từ thanh toán tiền vé của DN cho cá nhân mua vé.
- Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của cá nhân
Thông tin chú ý về chi phí vé máy bay:
Kể từ ngày 6/8/2015 Theo khoản 2.9 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC:
Quy định về khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác:
- Bỏ mức khống chế đối với khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, DN được tính vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng từ theo quy định.
- Nếu DN có khoán phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của DN thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán.
III. Cách hạch toán chi phí vé máy bay
Căn cứ vào cuống vé máy bay và mục đích công tác của việc đi máy bay, kế toán hạch toán vào tài khoản chi phí liên quan
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111,112:
Để tìm hiểu chi tiết vấn đề này, mời bạn xem thêm: Các trường hợp được phép hủy hóa đơn
Trên đây là cách xử lý chứng từ về chi phí vé máy bay. Mong bài viết của Kế toán Lê Ánh giúp ích được cho bạn đọc.
Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!
Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán, khóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán thuế cho người mới bắt đầu khóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích báo cáo tài chính ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.
Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán online /offline hoặc nhân tư vấn các dịch vụ kế toán thuế trọn gói của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855 / Mrs Lê Ánh
Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khoá học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.