Chế độ thai sản cho người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ
Từ 01/01/2015, pháp luật chính thức cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Vậy, người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ sẽ được hưởng chế độ thai sản như thế nào? Đội ngũ giảng viên của lớp học đào tạo kế toán tổng hợp tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn các bạn chế độ thai sản cho người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ.
1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
2. Chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ
a. Khi mang thai
Lao động nữ đang mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày
+ Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
+ Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi khám thai tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
b. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
Thời gian nghỉ việc tối đa như sau:
+ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; Nên học kế toán ở đâu
+ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
+ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
+ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
(Tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.)
c. Khi sinh con
- Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con; (Từ ngày 1/5/2016 mức lương cơ sở là 1.210.000đ)
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ (không vượt quá thời gian quy định là 6 tháng)
- Nếu thời gian này chưa đủ 60 ngày thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Chú ý: Thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ là thời điểm ghi trong văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
Sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định
+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
+ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
d. Chồng của người mang thai hộ đang đóng BHXH được nghỉ việc hương chế độ thai sản:
+ 05 ngày làm việc;
+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
+ Nếu vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
+ Nếu vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
3. Chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ
- Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con (trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản)
- Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ thêm 01 tháng; Nếu mẹ nhờ mang thai hộ không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
- Nếu người mẹ nhờ mang thai hộ chết hoặc không đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền khi con chưa đủ 06 tháng tuổi thì người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản về thời gian nghỉ việc và mức hưởng đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ.
- Mức hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ.
4. Thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
a. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, bao gồm:
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú;
- Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.
b. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ khi sinh con, bao gồm:
- Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;
- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
- Danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập;
- Trường hợp con chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì có thêm bản sao giấy chứng tử của con;
- Trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì có thêm trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ;
- Trong trường hợp sau khi sinh con mà lao động nữ mang thai hộ chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử của lao động nữ mang thai hộ;
- Trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
c. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người mẹ nhờ mang thai hộ khi lao động nữ mang thai hộ sinh con, bao gồm:
- Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;
- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
- Danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập;
- Trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử;
- Trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền; Học kế toán ngắn hạn
- Trong trường hợp con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử của con.
d. Thời gian và nơi nộp hồ sơ
- Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
- Nếu người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bài viết liên quan: Hóa đơn thương mại và cách sử dụng hóa đơn thương mại thay thế hóa đơn xuất khẩu
Trên đây là Chế độ thai sản cho người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ. Mong bài viết trên của Kế toán Lê Ánh giúp ích cho bạn đọc.
Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)
Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để biết được thông tin của các khóa học này.