Hạch toán Tài khoản 128 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Tài khoản 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là một trong những tài khoản có nhiều thay đổi trong cách hạch toán của Thông tư 133/2016/TT-BTC so với các quy định cũ.
Vậy nó có sự khác biệt gì so với Thông tư 200, QĐ 48 và cách hạch toán tài khoản 128 theo Thông tư 133 như thế nào? Mời bạn theo dõi bài hướng dẫn sau của các kế toán trưởng dạy tại lớp học kế toán thực tế Lê Ánh.
1. So sánh tài khoản 128 trong Thông tư 133/2016/TT-BTC với Thông tư 200/2014/TT-BTC và QĐ 48/2006/BTC.
Tài khoản 128 dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (ngoài các khoản chứng khoán kinh doanh) như: Các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (bao gồm cả các loại tín phiếu, kỳ phiếu), trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi bên phát hành bắt buộc phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai và các khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn với mục đích thu lãi hàng kỳ và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác.
Thông tư 133 | Thông tư 200 | Quyết Định 48 | |
Tài khoản 128 | TK 128: Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. TK1281: Tiền gửi có kỳ hạn TK1288: Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn | TK 128: Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. TK1281: Tiền gửi có kỳ hạn TK 1282: Trái phiếu TK 1283: Cho vay TK 1288: Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn
| Không có tài khoản 128 |
2. Nguyên tắc kế toán tài khoản 128 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Tài khoản 128 theo Thông tư 133
Khi mua khoản đầu nắm giữ đến ngày đáo hạn phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc.
Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo từng kỳ hạn, từng đối tượng, từng loại ngoại tệ, từng số lượng…Khi lập BCTC , kế toán căn cứ vào kỳ hạn còn lại (dưới 12 tháng hay từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm lập báo cáo) để trình bày là tài sản ngắn hạn hoặc dài hạn.
Doanh nghiệp phải hạch toán đầy đủ, kịp thời doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản đầu tư như lãi tiền gửi, lãi cho vay, lãi, lỗ khi thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn…
Doanh nghiệp phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Trường hợp nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó thì phải phân bổ số tiền lãi này. Chỉ ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính phần tiền lãi của các kỳ sau khi doanh nghiệp mua khoản đầu tư này. Khoản tiền lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó.
Đối với các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác ngoài khoản cho vay, kế toán phải đánh giá khả năng thu hồi. Trường hợp có bằng chứng chắc chắn cho thấy một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư có thể không thu hồi được, kế toán phải ghi nhận số tổn thất vào chi phí tài chính trong kỳ. Trường hợp số tổn thất không thể xác định được một cách đáng tin cậy, kế toán có thể không ghi giảm khoản đầu tư nhưng phải thuyết minh trên BCTC về khả năng thu hồi của khoản đầu tư.
Tại thời điểm lập BCTC, kế toán phải đánh giá lại tất cả các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn được phân loại là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch.
Xem thêm: Hạch toán tài khoản 151 theo Thông tư 133
3. Nội dung và kết cấu của Tài khoản 128- Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo thông tư 133/2016/TT-BTC
3.1. Nội dung
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (ngoài các khoản chứng khoán kinh doanh) như: Các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (bao gồm cả các loại trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu), các khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn với mục đích thu lãi hàng kỳ và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác.
Tài khoản này không phản ánh các công cụ nợ nắm giữ vì mục đích mua bán để kiếm 1ời (phản ánh trong Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh).
3.2. Kết cấu tài khoản
Bên nợ: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng.
Bên có: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm.
Số dư bên nợ: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn hiện có tại thời điểm báo cáo.
Tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có 2 tài khoản cấp
Tài khoản 1281 – Tiền gửi có kỳ hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của tiền gửi có kỳ hạn.
Tài khoản 1288 – Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn như cổ phiếu ưu đãi bắt buộc bên bán phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai, thương phiếu, trái phiếu và các khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn.
Xem thêm:
» Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 133
» Cách hạch toán Tài khoản 336 theo Thông tư 133
» Hạch toán Tài khoản 128 theo Thông tư 133
» Hạch toán tài khoản 138 - Phải thu khác theo Thông tư 133
» Hạch toán Tài khoản 421 theo Thông tư 133
Trên đây là nguyên tắc và hướng dẫn hạch toán Tài khoản 128 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Mong bài viết trên của kế toán Lê Ánh có ích cho bạn đọc.
Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Trung tâm Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về Khóa học Kế toán tổng hợp thực hành .
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!
Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán , khóa học kế toán tổng hợp online / offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu , khóa học phân tích báo cáo tài chính ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.
Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khoá học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.