Hạch toán Tài khoản 421 theo Thông tư 133

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 19/07/2024 23 phút đọc

Tài khoản 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo Thông tư 133 nó có sự khác biệt gì so với Thông tư 200, Quyết định 48 và cách hạch toán tài khoản 421 như thế nào. Mời bạn theo dõi bài hướng dẫn sau của các kế toán trưởng dạy tại khóa học kế toán tổng hợp thực hành Lê Ánh.  

1. Nguyên tắc kế toán hạch toán tài khoản 421  

Tài khoản 421 theo Thông tư 133

Tài khoản 421 theo Thông tư 133   

Tài khoản 421 dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp.  

Việc phân chia lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo rõ ràng, rành mạch và theo đúng chính sách tài chính hiện hành.  Học kế toán doanh nghiệp ở đâu  

Phải hạch toán chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh của từng năm tài chính, đồng thời theo dõi chi tiết theo từng nội dung phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp (trích lập các quỹ, bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu, chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông, choc các nhà đầu tư)  

Khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước nhưng năm nay mới phát hiện dẫn đến phải điều chỉnh số dư đầu năm phần lợi nhuận chưa phân phối thì kế toán phải điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm của TK 4211 “LNST chưa phân phối năm trước” trên sổ kế toán và điều chỉnh tăng hoặc giảm chỉ tiêu “LNST chưa phân phối” trên Báo cáo tình hình tài chính .  

Xem thêm: Báo cáo tình hình tài chính mẫu số B01- DNNKLT theo thông tư 133

Đối với tất cả các doanh nghiệp, khi phân phối lợi nhuận cần cân nhắc đến các khoản mục phi tiền tệ nằm trong LNST chưa phân phối có thế ảnh hưởng đến luồng tiền và khả năng chi trả cổ tức, lợi nhuận của doanh nghiệp, như:  

- Khoản lãi do đánh giá lại tài sản mang đi góp vốn; do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ; do đánh giá lại các công cụ tài chính.  

- Các khoản mục phi tiền tệ khác…  

- Trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) chia lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp phải theo dõi riêng kết quả của BCC làm căn cứ để phân phối lợi nhuận hoặc chia lỗ cho các bên. Doanh nghiệp là bên nộp và quyết toán thuế TNDN thay cho các bên trong BCC chỉ phản ánh phần lợi nhuận tương ứng với phần của mình được hưởng, không được phản ánh toàn bộ kết quả của BCC trên tài khoản này trừ khi có quyền kiểm soát đối với BCC.  

- Đối với cổ tức ưu đãi phải trả: Doanh nghiệp phải căn cứ vào bản chất của cổ phiếu ưu đãi để hạch toán theo nguyên tắc:  

- Nếu cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả, kế toán không ghi nhận cổ tức phải trả từ LNST chưa phân phối;  

- Nếu cổ phiếu ưu đãi được phân loại là vốn chủ sở hữu, khoản cổ tức ưu đãi phải trả được kế toán tương tự như việc trả cổ tức của cổ phiếu phổ thông.  

- Doanh nghiệp phải theo dõi trong hệ thống quản trị nội bộ số lỗ tính thuế và số lỗ không tính thuế, trong đó:  

  • Khoản lỗ tính thuế là khoản lỗ tạo ra bởi các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế  
  • Khoản lỗ không tính thuế là khoản lỗ được tạo ra bởi các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.  
  • Khi chuyển lỗ theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp chỉ được chuyển phần lỗ tính thuế làm căn cứ giảm trừ số thuế phải nộp trong tương lai.  

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 421  

Bên Nợ:  

- Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;  

- Trích lập các quỹ của doanh nghiệp;  

- Chia cổ tức, lợi nhuận cho các chủ sở hữu  

- Bổ sung nguồn vốn kinh doanh;  

- Nộp lợi nhuận lên cấp trên.  

Bên Có:  

- Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ;  

- Số lỗ của cấp dưới được cấp trên cấp bù;  

- Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh.  

Tài khoản 421 có thể có số dư Nơ hoặc số dư Có.  

Số dư bên Nợ: Số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý.  

Số dư bên Có: Số lợi nhuận chưa phân phối hoặc chưa sử dụng.  

3. Tài khoản 421 - Lợi nhuận chưa phân phối, có 2 tài khoản cấp 2  

- Tài khoản 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước: Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ thuộc năm trước.  

Tài khoản 4211 còn dùng để phản ánh số điều chỉnh tăng hoặc giảm số dư đầu năm của TK 4211 khi áp dụng hồi tố do thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của năm trước, năm nay mới phát hiện.  

Đầu năm sau, kế toán kết chuyển số dư đầu năm từ TK 4212 “Lợi nhuận chưa phân phối năm nay” sang TK 4211 “Lợi nhuận chưa phân phối năm trước”.  

- Tài khoản 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay : Phản ánh kết quả kinh doanh, tình hình phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ năm nay.  

4. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu  

a. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển kết quả từ hoạt động kinh doanh:  

- Trường hợp lãi, ghi:  

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh  

         Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (4212).  

- Trường hợp lỗ, ghi:  

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (4212)  

         Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.  

b. Khi có quyết định hoặc thông báo trả cổ tức, lợi nhuận được chia cho các củ sở hữu, ghi:  

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối  

         Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388).  

Khi trả tiền cổ tức, lợi nhuận, ghi:  

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388)  

         Có các TK 111, 112. . . (Số tiền thực trả).  

c. Trường hợp công ty cổ phần trả cổ tức bằng cổ phiếu (phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn LNST chưa phân phối) ghi:   

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay  

Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần (số chênh lệch giữa giá phát hành thấp hơn mệnh giá).  

         Có TK 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu  

Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (số chênh lệch giữa giá phát hành cao hơn mệnh giá).  

d. Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh (Phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp), ghi:  

Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối  

         Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.  

e. Khi trích quỹ từ kết quả hoạt động kinh doanh (phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp), ghi:   

Nợ TK 421- LNST chưa phân phối  

        Có TK 418- Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu  

        Có TK 353- Qũy khen thưởng, phúc lợi  

f. Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước, ghi:  

- Trường hợp TK 4212 có số dư Có (Lãi), ghi:  

Nợ TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay  

        Có TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.  

- Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (Lỗ), ghi:  

Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước  

        Có TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay.  

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách hạch toán tài khoản 421 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Mong bài viết trên của kế toán Lê Ánh có ích cho bạn đọc.  

Xem thêm:  

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Trung tâm Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về  Khóa học Kế toán tổng hợp thực hành .     

Kế toán Lê Ánh   chúc bạn thành công!     

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Cách hạch toán tài khoản 511 theo Thông tư 133

Cách hạch toán tài khoản 511 theo Thông tư 133

Bài viết tiếp theo

Tổng Hợp Bài Tập Kế Toán Quản Trị Thực Tế

Tổng Hợp Bài Tập Kế Toán Quản Trị Thực Tế
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo