Phương pháp kế toán tài khoản 155 theo Thông tư 133

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 01/03/2024 39 phút đọc

Phương pháp kế toán tài khoản 155 - Thành phẩm theo Thông tư 133 năm 2016 của BTC dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được sử dụng trong thực tế như thế nào? Kế toán tổng hợp thực hành Lê Ánh sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp hạch toán tài khoản 155  như sau:  

1. Nguyên tắc kế toán Tài khoản 155 – Thành phẩm  

Tài khoản 155 theo Thông tư 133

Tài khoản 155 theo Thông tư 133

a) Tài khoản 155 này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại thành phẩm của doanh nghiệp. Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến do các bộ phận s ản xuất của doanh nghiệp sản xuất ho ặc thuê ngoài gia công xong đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và nhập kho.  

Trong giao dịch xuất khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng tại bên giao ủy thác, không sử dụng tại bên nhận ủy thác (bên nhận giữ hộ).  

b) Thành phẩm do các bộ phận sản xuất chính và sản xuất phụ của doanh nghiệp sản xuất ra phải được đánh giá theo giá thành sản xuất (giá gốc), bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và những chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm.  

c) Không được tính vào giá gốc thành phẩm các chi phí sau:  

  • Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức   
  • Chi phí vận chuyển, bảo quản hàng tồ n kho trừ các khoản chi phí vận chuyển, bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản trong quá trình mua hàng;  
  • Chi phí bán hàng;  
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp.  

d) Thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến được đánh giá theo giá thành thực tế gia công chế biến bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia công và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đế n quá trình gia công.  

đ) Việc tính giá trị thành phẩm xuất kho được thực hiện theo một trong ba phương pháp: Phương pháp giá thực tế đích danh; Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ; Phương pháp Nhập trước – Xuất trước.  Nên học kế toán ở đâu  

e) Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nếu kế toán chi tiết nhập, xuất kho thành phẩm hàng ngày được ghi sổ theo giá hạch toán (có thể là giá thành kế hoạch ho ặc giá nhập kho được quy định thống nhất). Cuối kỳ, kế toán phải tính giá thành thực tế của thành phẩm nh ập kho và xác định hệ số chênh lệch giữa giá thành thực tế và giá hạch toán của thành phẩm (tính cả số chênh lệch của thành phẩm đầu kỳ) làm cơ sở xác định giá thành thực tế của thành phẩm nhập, xuất kho trong kỳ (sử dụng công thức tính đã nêu ở phần giải thích Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệ u”).  

g) Kế toán chi tiết thành phẩm phải thực hiện theo từng kho, từng loại, nhóm, thứ thành phẩm.  

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 155  

Bên Nợ: học kế toán thực hành   

  • Trị giá của thành phẩm nhập kho;  
  • Trị giá của thành phẩm thừa khi kiểm kê;  
  • Kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).  

Bên Có:  

  • Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho;  
  • Trị giá của thành phẩm thiếu hụt khi kiểm kê;  
  • Kết chuyển trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).  

Số dư bên Nợ:  Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ.  

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch chủ yếu

3.1. Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.  

3.1.1. Nhập kho thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thuê ngoài gia công, ghi:  

Nợ TK 155 – Thành phẩm  

      Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.  

3.1.2. Xuất kho thành phẩm để bán cho khách hàng, kế toán phản ánh giá vốn của thành phẩm xuất bán, ghi:  

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán  

      Có TK 155 – Thành phẩm.  

3.1.3. Xuất kho thành phẩm gửi đi bán, xuất kho cho các cơ sở nhận bán hàng đại lý, ký gửi, ghi:  

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán (gửi bán đại lý)  

      Có TK 155 – Thành phẩm.  

3.1.4. Khi người mua trả lại số thành phẩm đã bán: Trường hợp thành phẩm đã bán bị trả lại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:  

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ  

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)  

      Có các TK 111,112, 131,… (tổng giá trị của hàng bán bị trả lại).  

Đồng thời phản ánh giá vốn của thành phẩm đã bán nhập lại kho, ghi:  

Nợ TK 155 – Thành phẩm  

      Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.  

3.1.5. Xuất kho sản phẩm cho tiêu dùng nội bộ, ghi:  

Nợ các TK 642, 241,211  

      Có TK 155 – Thành phẩm.  

3.1.6. Xuất kho thành phẩm đưa đi góp vốn vào đơn vị khác, ghi:  

Nợ TK 228 – Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (theo giá đánh giá lại)  

Nợ TK 811 – Chi phí khác (chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ của thành phẩm)  

      Có TK 155 – Thành phẩm  

      Có TK 711- Thu nhập khác (chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của thành phẩm).  

3.1.7. Khi xuất kho thành phẩm dùng để mua lại phần vốn góp tại đơn vị khác:  

Ghi nhận doanh thu bán thành phẩm và khoản đầu tư vào đơn vị khác, ghi:  

Nợ TK 228 – Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (giá trị hợp lý)  

      Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ  

      Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.  

Ghi nhận giá vốn thành phẩm dùng để mua lại phần vốn góp tại đơn vị khác, ghi:  

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán  

      Có TK 155 – Thành phẩm.  

3.1.8. Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu thành phẩm khi kiểm kê đều phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân xác định người phạm lỗi. Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán.  

– Nếu thừa, thiếu thành phẩm do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ kế toán phải tiến hành ghi bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán.  

– Trường hợp chưa xác định được nguyên nhân thừa, thiếu phải chờ xử lý:  

+ Nếu thừa, ghi:  

Nợ Tài khoản 155 – Thành phẩm (giá trị hợp lý)  

      Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381).  

Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi:  

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.  

      Có các TK liên quan.  

+ Nếu thiếu, ghi:  

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381)  

      Có TK 155 – Thành phẩm.  

– Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, kế toán ghi:  

Nợ các TK 111, 112,…. (nếu cá nhân phạm lỗi bồi thường bằng tiền)  

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (trừ vào lương của cá nhân phạm lồi ) Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (phải thu bồi thường của người phạm lồi)  

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần giá trị hao hụt, mất mát còn lại sau khi trừ số thu bồi thường)  

      Có TK 138 – Phải thu khác (1381).  

3.1.9. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng sản phẩm sản xuất ra để biếu tặng, khuyến mại, quảng cáo (theo pháp luật về thương mại):  

a. Trường hợp xuất sản phẩm để biếu tặng, khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa…., kế toán ghi nhận giá trị sản phẩm vào chi phí bán hàng (chi tiết hàng khuyến mại, quảng cáo), ghi:  

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh (6421)  

      Có TK 155 – Thành phẩm (chi phí sản xuất sản phẩm).  

b. Trường hợp xuất sản phẩm để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm….) thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).  

–  Khi xuất hàng khuyến mại, kế toán ghi nhận giá trị hàng khuyến mại vào giá vốn hàng bán, ghi:  

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán  

      Có Tài khoản   155 – Thành phẩm.  

–  Ghi nhận doanh thu của hàng khuyến mại trên cơ sở phân bổ số tiền thu được cho cả sản phẩm được bán và sản phẩm khuyến mại, quảng cáo, ghi:  

Nợ các TK 111, 112, 131…  

      Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ  

      Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).  

c. Nếu biếu tặng cho cán bộ công nhân viên được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi, kế toán phải ghi nhận doanh thu, giá vốn như giao dịch bán hàng thông thường, ghi:  

– Ghi nhận giá vốn hàng bán đối với giá trị sản phẩm dùng để biếu, tặng người lao động, ghi:  

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán  

      Có TK 155 – Thành phẩm.  

– Ghi nhận doanh thu của sản phẩm biếu tặng được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi, ghi:  

Nợ TK 353 – Qũy khen thưởng, phúc lợi (tổng giá thanh toán)  

      Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).  

3.1.10. Kế toán trả lương cho người lao động bằng sản phẩm  

– Doanh thu của sản phẩm dùng để trả lương cho người lao động, ghi:  

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (tổng giá thanh toán)  

      Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ  

      Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)  

      Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân (nếu có).  

– Ghi nhận giá vốn hàng bán đối với giá trị sản phẩm dùng để trả lưong cho người lao động, ghi:  

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán  

      Có TK 155 – Thành phẩm.  

3.1.11. Phản ánh giá vốn thành phẩm ứ đọng, không cần dùng khi thanh lý, nhượng bán, ghi:  

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán  

      Có TK 155 – Thành phẩm.  

3.2.  Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.  

3.2.1. Đầu kỳ, kế toán căn cứ kết quả kiểm kê thành phẩm đã kết chuyển cuối kỳ trước để kết chuyển giá trị thành phẩm tồn kho đầu kỳ vào Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”, ghi:  

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán  

      Có TK 155 – Thành phẩm.  

3.2.2. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê thành phẩm tồn kho, kết chuyển giá trị thành phấm tồn kho cuối kỳ, ghi:  

Nợ TK 155 – Thành phẩm  

      Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.  

Xem thêm:

Phương pháp kế toán tài khoản 155 theo Thông tư 133

Nguyên tắc kế toán tài khoản 632 theo Thông tư 133

Phương pháp kế toán tài khoản 154 theo Thông tư 133

Để hiểu hơn về cách hạch toán tài khoản 155 hay các tài khoản khác trong hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 133 các bạn hãy tham gia các khóa học nguyên lý tạo nền kế toán hay khóa học kế toán tổng hợp thực hành để được các kế toán trưởng hướng dẫn chi tiết hơn.  

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Trung tâm Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về  Khóa học Kế toán tổng hợp thực hành

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách hạch toán tài khoản 155 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Mong bài viết trên của kế toán Lê Ánh có ích cho bạn đọc. 

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán , khóa học kế toán tổng hợp online / offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu , khóa học phân tích báo cáo tài chính ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.     

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán online /offline hoặc nhân tư vấn các dịch vụ kế toán thuế trọn gói    của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855 / Mrs Lê Ánh     

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khoá học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay. 

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Nguyên tắc hạch toán tài khoản 156 theo Thông tư 133

Nguyên tắc hạch toán tài khoản 156 theo Thông tư 133

Bài viết tiếp theo

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo