Phương pháp kế toán tài khoản 154 theo Thông tư 133

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 19/07/2024 33 phút đọc

Phương pháp kế toán Tài khoản Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang tài khoản 154 theo Thông tư 133 năm 2016 của BTC dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được sử dụng trong thực tế như thế nào? Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp hạch toán tài khoản 154   như sau:  

Tài khoản 154 theo Thông tư 133

Tài khoản 154 theo Thông tư 133

A) Đối với ngành công nghiệp  

I. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên  

1. Khi xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ:  

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang  

Có TK 152, 153.  

– Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị lớn sử dụng cho nhiều kỳ sản xuất, kinh doanh, ghi: học kế toán thực tế       

Nợ 142, 242  

Có TK 153 – Công cụ dụng cụ  

– Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất, ghi:  

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang  

Có TK 142 hoặc 242.  

2. Mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:  

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang  

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)  

Có TK 331, 141, 111, 112….  

3. Mua nguyên liệu, vật liệu (không qua nhập kho) sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:  

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang  

Có TK 331, 141, 111, 112.  Nên học kế toán ở đâu  

4. Trường hợp số nguyên liệu, vật liệu xuất ra không sử hết vào hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ cuối kỳ nhập lại kho, ghi:  

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu  

Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.  

5. Tiền lương tiền công và các khoản phải trả cho công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng, ghi:  

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang  

Có TK 334 – Phải trả người lao động.  

6. Tính, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ (phần tính vào chi phí doanh nghiệp phải chịu) tính trên số tiền phải trả công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng theo quy định, ghi:   

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang  

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3389).  

7. Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất thuộc các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, ghi:  

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.  

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.  

8. Chi phí điện, nước, điện thoại,… thuộc phân xưởng, bộ phận sản xuất, ghi:  

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang  

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)  

Có TK 111, 112, 331  

9. Nhập kho giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ gia công chế biến xong, ghi:  

Nợ TK 152 – Thành phẩm  

Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ  

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.  

10. Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người gây ra thiệt hại sản phẩm hỏng phải bồi thường, ghi:  

Nợ TK 138- Phải thu khác (1388)  

Nợ TK 334- Phải trả người lao động  

Có TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.  

11. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không được tính vào trị giá hàng tồn kho) phải hạch toán vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán, ghi:  

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng hóa.  

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.  

12. Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm sản xuất xong nhập kho hoặc tiêu thụ ngay, ghi:  

Nợ TK 155- Thành phẩm  

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán  

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.  

13. Trường hợp sản phẩm sản xuất ra được sử dụng tiêu dùng nội bộ ngay hoặ tiếp tục xuất dung cho hoạt động XDCB không qua nhập kho, ghi:  

Nợ TK 642, 241  

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.  

14. Trường hợp sau khi đã xuất kho nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, nếu nhận được khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán (kể cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế về bản chất làm giảm giá trị bên mua phải thanh toán) liên quan đến nguyên vật liệu đó, ghi:  

Nợ các TK 111,112,331….  

Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (phần chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng tương ứng với số nguyên vật liệu đã xuất dùng để sản xuất sản phẩm dở dang)  

Có Tk 133- Thuế GTGT được khấu trừ nếu có  

15. Kế toán sản phẩm sản xuất thử:  

- Các chi phí sản xuất sản phẩm thử được tập hợp trên TK 154 như đối với các sản phẩm khác. Khi thu hồi (bán, thanh lý) sản phẩm sản xuất thử, ghi:  

Nợ các TK 111,112,131  

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.  

Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp  

- Kết chuyển phần chênh lệch giữa chi phí sản xuất thử và số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử:  

+ Nếu chi phí sản xuất thử cao hơn số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử, kế toán ghi tăng giá trị tài sản đầu tư xây dựng, ghi:  

Nợ TK 241- XDCB dở dang  

Có TK 154– Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.  

+ Nếu chi phí sản xuất thử nhỏ hơn số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử, kế toán ghi giảm giá trị tài sản đầu tư xây dựng, ghi:  

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang  

Có TK 241- XDCB dở dang  

16. Trường hợp sản phẩm sản xuất xong, không tiến hành nhập kho hoặc dịch vụ sản xuất xong mà chuyển giao thẳng cho người mua (sản phẩm điện, nước…), ghi:  

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán  

Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang  

>>>> Xem thêm:  Tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ theo thông tư 200     

II. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ  

1. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế xác định trị giá thực tế chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và thực hiện việc kết chuyển, ghi:  

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 631 – Giá thành sản xuất.  

2. Đầu kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thực tế sản xuất, kinh doanh dở dang, ghi:  

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất  

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.  

B) Đối với ngành nông nghiệp  

I. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.       

1. Khi xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ:  

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang  

Có TK 152, 153  

- Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị lớn sử dụng cho nhiều kỳ sản xuất, kinh doanh phải phân bổ dần, ghi:  

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước  

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ   

-  Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất, ghi:  

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang  

Có TK 242.  

2. Tiền lương tiền công và các khoản phải trả cho công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng, ghi:  

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang  

Có TK 334 – Phải trả người lao động.  

3. Tính, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ (phần tính vào chi phí doanh nghiệp phải chịu) tính trên số tiền phải trả công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng theo quy định, ghi:   

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang  

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3389).  

4. Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất thuộc các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, ghi:  

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.  

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.   

5. Chi phí điện, nước, điện thoại,… thuộc phân xưởng, bộ phận sản xuất, ghi:  

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang  

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)  

Có TK 111, 112, 331  

6. Giá trị sản phẩm phụ thu hồi  

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu  

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang  

7. Trị giá phế liệu thu hồi, nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công xong nhập lại khi, ghi:  

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu  

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang  

 8. Giá trị súc vật con và súc vật nuôi béo chuyển sang súc vật làm việc, hoặc súc vật sinh sản. ghi:   

Nợ TK 211 – TSCĐ  

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang  

9. Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm sản xuất xong nhập kho hoặc tiêu thụ ngay, ghi:  

Nợ TK 155 – Thành phẩm  

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán   

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang  

9. Trường hợp sản phẩm sản xuất ra được sử dụng tiêu dung nội bộ ngay không qua nhập kho, ghi:  

Nợ các TK 642, 241   

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang  

II. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ  

Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở Tài khoản 154 trong ngành Nông nghiệp tương tự như đối với ngành Công nghiệp.   

C) Đối với ngành kinh doanh dịch vụ  

Phương pháp hạch toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở Tài khoản 154 trong ngành Ddịch vụ tương tự như đối với ngành Công nghiệp. Ngoài ra cần chú ý:  

1. Nghiệp vụ kết chuyển giá thành thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành và chuyển giao cho người mua và được xác định là đã bán trong kỳ, ghi:  

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán   

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang  

2 Khi sử dụng dịch vụ tiêu dùng nội bộ, ghi:  

Nợ TK 642- Chi phí quản lý kinh doanh  

Có TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang  

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách hạch toán tài khoản 154 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Mong bài viết trên của kế toán Lê Ánh có ích cho bạn đọc.  

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Trung tâm Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về  Khóa học kế toán tổng hợp thực hành . 

Xem thêm:  

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Phương pháp kế toán tài khoản 155 theo Thông tư 133

Phương pháp kế toán tài khoản 155 theo Thông tư 133

Bài viết tiếp theo

Tổng Hợp Bài Tập Kế Toán Quản Trị Thực Tế

Tổng Hợp Bài Tập Kế Toán Quản Trị Thực Tế
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo