Các loại sổ sách kế toán cần phải giải trình thanh tra thuế

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 19/07/2024 24 phút đọc

Hết một năm tài chính có rất nhiều loại sổ sách, chứng từ mà kế toán phải tổng hợp lại để lưu trữ nội bộ cũng như dùng cho các hoạt động kiểm tra sau này đối với các cơ quan chi cục Thuế. Vậy những loại sổ sách nào mà kế toán cần phải giải trình thanh tra thuế. Bài viết sau đây, kế toán Lê Ánh xin chia sẻ với các bạn về Các loại sổ sách kế toán cần phải giải trình thanh tra thuế 

I: Các loại sổ sách kế toán cần phải giải trình thanh tra thuế

Các loại sổ sách kế toán cần phải chuẩn bị để giải trình thanh tra thuế bao gồm: Sổ cái, Các loại chứng từ thu chi và khai báo thuế, Bảng tổng hợp công nợ, Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, hàng hóa; Sổ tiền gửi ngân hàng,.... Cụ thể như sau: 

1. Sổ cái 

- Là loại bìa xanh chuyên dùng học kế toán ở đâu tốt nhất

- In toàn bộ sổ cái của từng tháng một, từ tháng 1 đến tháng 12 đủ các đầu TK từ  loại 01 - đến TK loại 09

2. Các loại chứng từ thu chi và khai báo thuế

Các loại chứng từ thu, chi

- Bìa ngoài màu xanh chuyên dùng

*  Hồ sơ bao gồm:

- Báo cáo thuế theo tháng, quý

- Bảng kê phụ lục bán ra và mua vào hàng tháng, quý

- Giấy xác nhận nộp tờ khai qua mạng của tổng cục thuế

- Báo cáo sử dụng hóa đơn

- Các loại phiếu thu -chi, phiếu hạch toán công nợ

- Đối với hóa đơn đầu ra liên xanh thì sắp sắp trước + phiếu thu tiền hoặc phiếu công nợ hạch toán. học kế toán doanh nghiệp

- Còn với hóa đơn đầu vào thì sắp sau + phiếu chi tiền hoặc phiếu công nợ hạch toán + phiếu nhập kho

- Giấy thông báo phát hành hóa đơn

- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng tháng kẹp cuối tập chứng từ

>>>>Xem thêm: Mách bạn cách lưu sổ sách chuẩn nhất

3. Bảng tổng hợp công nợ

- Bìa ngoài màu xanh chuyên dùng

- Bảng tổng hợp công nợ :

+ Phải in từ tháng 01 đến tháng 12 và in thành 2 bản , 1 bản kẹp cùng với chứng từ thu chi , 1 bản tách làm 1 tập riêng để phục vụ cho công tác kiểm tra của cán bộ thuế trong việc kiểm tra đối chiếu với hóa đơn

+ Có thể in bảng tổng hợp công nợ 12 tháng thành 01 cuốn

- Sổ chi tiết công nợ:

+ Phải in từ tháng 01 đến tháng 12

+ Có thể in sổ chi tiết công nợ 12 tháng thành 01 cuốn (nếu ít), nếu nhiều có thể chia làm nhiều cuốn sao cho hợp lý

- In 2 TK 131,331

4. Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, hàng hóa

- Bìa xanh chuyên dùng

- Nếu phát sinh ít

- Phát sinh nhiều nghiệp vụ thì in tổng hợp xuất nhập tồn từ tháng 1 đến tháng 12 thành 01 cuốn hoặc nhiều cuốn sao cho hợp lý

- Ịn sổ chi tiết nguyên vật liệu, hàng hóa thành nhiều cuốn

-  Các tài khoản cần in là: TK 152,155,156,153

5. Sổ tiền gửi ngân hàng

- Bìa xanh chuyên dùng

- Sao kê chi tiết ngân hàng

- In sổ tiền gửi ngân hàng từ tháng 1 - đến tháng 12 đóng lại thành 1 cuốn

- TK cần in là TK 112

Các loại sổ sách kế toán cần phải giải trình thanh tra thuế

 Các loại sổ sách kế toán cần phải giải trình thanh tra thuế 

6. Sổ quỹ tiền

Các loại sổ kế toán cần giải trình thanh tra thuế 1

Các loại sổ kế,toán cần giải trình thanh tra thuế

- Bìa xanh chuyên dùng

- In sổ quỹ tiền mặt từ tháng 1 đến tháng 12 đóng lại thành 1 quyển

7. Sổ Nhật Ký Chung

- Bìa xanh chuyên dùng

- In nhật ký chung từ tháng 1 đến tháng 12 đóng thành 1 quyển (nếu ít), nếu nhiều thì có thể chia làm nhiều quyển

8. Bảng Phân bổ khấu hao và phân bổ chi phí trả trước

- Bìa xanh chuyên dùng

- In Bảng khấu hao và phân bổ chi phí trả trước ngắn và dài hạn từ tháng 1 đến tháng 12

- Các tài khoản cần in là : TK 142,242,214

9. Báo cáo tài chính

*  Báo cáo tài chính bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán

- Bảng cân đối tài khoản kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

- Lưu chuyển tiền tệ

- Thuyết minh báo cáo tài chính

* Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp gồm:

- Phụ lục Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

- Phụ lục chuyển lỗ ( nếu có)

- Phụ lục ưu đãi thuế ( nếu có)

* Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân

- Giấy xác nhận nộp tờ khai qua mạng của tổng cục thuế

* Lưu ý:

- In báo cáo tài chính đã nộp lập thành 2 bản, 1 bản công ty lưu, 1 bản để sau này gửi cơ quan thuế khi kiểm tra tại doanh nghiệp

- Báo cáo tài chính sau khi nộp cơ quan thuế lập 1 bản nộp cơ quan thông kê, và nộp cái mẫu cho cơ quan thống kê

10. Phiếu xuất kho

- Bìa xanh chuyên dùng

- In toàn bộ Phiếu xuất kho từ tháng 1 đến tháng 12 đóng thành tập và đóng thành 1 quyển (nếu ít), chia làm nhiều quyển (nếu nhiều)

11. Bảng tổng hợp giá thành xây lắp TK 154

- Bìa xanh chuyên dùng

- In bảng tổng hợp giá thành 154 toàn bộ từ tháng 1 đến tháng 12

- Sổ chi tiết tài khoản 154 cho từng đối tượng công trình

- Lập 1 bảng tổng hợp những hợp đồng kinh tế bán ra đã xuất hóa đơn và tình trạng của hợp đồng trong năm tài chính

- Phân tách giá thành chi tiết cho từng mục đã xuất hóa đơn: TK 621,622,623,627 theo từng tháng phát sinh của tài khoản giá thành công trình cần theo dõi.

12. Báo cáo thuế bằng excel và công tác chuẩn bị hậu giải trình thanh tra thuế sau này

Giải trình thuế - phần mềm hỗ trợ kê khai thuế HHKk

- Xuất khai báo thuế từ phần mềm HTKK ra file excel để lưu trữ theo tháng/ quý để phục vụ công tác giải trình thuế sau này

- Gồm: Báo cáo thuế, Bảng kê hàng hóa bán ra trong năm làm 1 sheet và mua vào trong năm thành 1 sheet

- Lọc những hóa đơn > 20.000.000 hoặc cùng ngày > 20.000.000  để theo dõi quá trình thanh toán bằng ủy nhiệm chi cho khách hàng

- Hóa đơn công nợ > 20.000.000

+ Mở một bìa còng lưu trữ toàn bộ những hóa đơn mua vào TK331 photo > 20.000.000 trong 1 năm tài chính kẹp cùng ủy nhiệm chi và hợp đồng kinh tế đã ký kết

+ Đến ngày 31/12 kết thúc năm tài chính mà chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng ủy nhiệm chi thì phải lập hợp đồng trả chậm nếu đã có hợp đồng thì phải lập phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian thanh toán

13.  Hợp đồng

- Bìa xanh chuyên dùng: Hợp đồng ra + vào + hợp đồng lao động.

- Lưu trữ toàn bộ các hợp đồng đầu vào của các nhà cung cấp lại thành 1 bìa còng hoặc Alco.

- Lưu trữ toàn bộ các hợp đồng Bán ra của người mua lại thành 1 bìa còng hoặc Alco.

- Lưu toàn bộ hợp đồng lao động đã ký với người lao động: ký tá đầy đủ, phụ lục hợp đồng, quyết định tăng và giảm lương.

14. Bảng phân bổ TK 142, 242, 214

- Bìa xanh chuyên dùng.

- In bảng phân bổ toàn bộ từ tháng 1 đến tháng 12.

Như vậy qua bài viết trên bạn cũng đã nắm rõ được những loại sổ sách kế toán nào cần phải giải trình với thanh tra thuế khi bị cơ quan thanh tra. Mong bài viết sẽ hỗ trợ được bạn hoàn thành việc thanh tra thuế diễn ra thuận lợi.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Hiện tại trung tâm Lê Ánh có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng truy cập website: ketoanleanh.edu.vn.

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp cần những gì

Điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp cần những gì

Bài viết tiếp theo

IFRS Cho Người Không Có Nền Tảng Kế Toán: Bắt Đầu Từ Đâu?

IFRS Cho Người Không Có Nền Tảng Kế Toán: Bắt Đầu Từ Đâu?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo