Những sai phạm thường gặp của doanh nghiệp đối với người lao động

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 18/07/2024 23 phút đọc

Để đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho người lao động thì Nhà nước ban hành rất nhiều quy định để  thực hiện được điều đó nhưng không phải ai tham gia lao động cũng biết hết được những quyền lợi mà mình được hưởng. Và lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người lao động nhiều doanh nghiệp đã có những sai phạm đối với những quy định về quyền lợi người lao động.

Bài viết sau đây, kế toán Lê Ánh xin chia sẻ với các bạn về những sai phạm của các doanh nghiệp đối với quyền lợi người lao động.

>>>> Xem thêm: Cần phải đóng những loại thuế gì khi kinh doanh online 

Những sai phạm thường gặp của doanh nghiệp đối với người lao động

Hầu hết các doanh nghiệp đều có những sai phạm đối với người lao động. Tuy nhiên không phải người lao động nào cũng nắm rõ được quyền lợi của mình nên thường không biết đến những sai phạm đó. 

1. Lương thử việc và thời gian thử việc

Đối với tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc . Đây là do hai bên thoả thuận nhưng  lương thử việc ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Ví dụ : Lương chính thức là 12tr  thì lương thử việc là 12tr x 85% = 10tr 200k khóa học kế toán thuế

Doanh nghiệp chỉ được thử việc 01 lần với 01 công việc.

Không áp dụng thử việc đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ.

Thời gian thử việc không quá 60 ngày với trình độ từ cao đẳng trở lên, 30 ngày với trình độ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, đối với công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ và 06 ngày với công việc khác.

Ba ngày trước khi kết thúc thử việc, doanh nghiệp sẽ phải báo cho người lao động về kết quả thử việc: học kế toán thực tế ở đâu hà nội

- Nếu người lao động  đạt yêu cầu phải ký kết hợp đồng lao động ngay.

- Nếu người lao động không đạt yêu cầu có quyền  chấm dứt hợp đồng thử việc.

Nếu doanh nghiệp Vi phạm  sẽ bị phạt từ 2 – 5 triệu đồng, đồng thời, doanh nghiệp buộc  phải trả 100% tiền lương cho người lao động.

2. Không được giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động

 Doanh nghiệp Không được giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.  Ngoài ra,  các hành vi buộc người lao động thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng cũng đều bị cấm.

 Vi phạm phạt tiền từ 20 triệu đến 25 triệu; buộc trả lại bản chính các giấy tờ trên hoặc buộc trả lại số tiền, tài sản đã giữ với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ.

3. Trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng

 Lương tối thiểu vùng hiện nay giao động từ vùng 1 đến vùng 4 như sau: 3.700.000 đồng; 3.320.000 đồng; 2.900.000 đồng; 2.580.000 đồng.

Nếu vi phạm thì tùy vào số người lao động vi phạm mà phạt từ 20 triệu đến 75 triệu; buộc trả đủ số tiền như quy định  khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động.

4. Trả lương không đầy đủ, không đúng hạn

 Nếu vi phạm thì mức phạt: Tùy theo số lượng người lao động vi phạm mà phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu; buộc trả đủ tiền lương và khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động.

Ngoài ra,  người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp này chỉ cần báo trước ít nhất 03 ngày cho người sử dụng lao động.

5. Làm thêm quá giờ

Cụ thể, nếu người sử dụng lao động bắt người lao động làm thêm quá 4 giờ/ngày thường; 12 giờ/ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng tuần.

Mức phạt: Phạt tiền từ 25 triệu đến 50 triệu và đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng.

tri-gia-von-hang-ban-tại-dn-san-xuat-kinh-doanh

Những sai phạm thường gặp của doanh nghiệp đối với người lao 

6. Không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

Không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp Nếu vi phạm không đóng đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN thì phạt từ 12% – 15% và đối đa không quá 75 triệu. Nếu không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ người lao động thì phạt từ 18% – 20% và tối đa không quá 75 triệu. Đồng thời buộc truy nộp số tiền bảo hiểm chưa đóng và tiền lãi của số tiền đó.

7. Vi phạm quy định ngày nghỉ có hưởng lương

Một năm người lao động có 10 ngày nghỉ lễ, Tết và 12 ngày phép

– Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch)

– Tết Âm lịch: 05 ngày (có thể thỏa thuận nghỉ 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch)

– Ngày Giải phóng miền Nam: 01 ngày (30/04 dương lịch)

– Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (01/05 dương lịch)

– Ngày Quốc khánh: 01 ngày (02/09 dương lịch)

– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (10/03 âm lịch)

Những ngày nghỉ này trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù.

Riêng người lao động nước ngoài, ngoài các ngày nghỉ trên còn được nghỉ thêm 01 ngày với Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

– Trường hợp chính bản thân người lao động kết hôn được nghỉ 03 ngày, con kết hôn nghỉ 01 ngày và bố, mẹ đẻ, bố, mẹ vợ/chồng chết; vợ, chồng hoặc con chết: nghỉ 03 ngày.

Mức phạt: Phạt từ 500 ngàn đến 15 triệu đồng tùy theo số người lao động mà họ vi phạm

8. Phạt đến 7 triệu nếu không nhận lại người lao động đã tạm hoãn hợp đồng lao động vì lý do tham gia nghĩa vụ quân sự

không nhận lại người lao động đã tạm hoãn hợp đồng lao động vì lý do tham gia nghĩa vụ quân sự

Không nhận lại người lao động đã tạm hoãn hợp đồng lao động vì lý do tham gia nghĩa vụ quân sự

Trường hợp người sử dụng lao động không nhận lại người lao động đã tạm hoãn hợp đồng lao động vì các lý do sau đây sẽ bị phạt tiền từ 3 – 7 triệu đồng:

- Tham gia nghĩa vụ quân sự.

- Bị tạm giam, tạm giữ.

- Bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc.

- Lao động nữ mang thai.

- Trường hợp khác do 2 bên thỏa thuận

9. Không trả lương đầy đủ hay bị quy rối tình dục có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Không được trả lương đầy đủ hay bị quấy rối tình dục có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Nhưng phải báo trước 3 ngày làm việc.

Đồng thời, nếu người lao động đã làm việc trên 12 tháng còn được hưởng trợ cấp thôi việc, mỗi năm làm việc là ½ tháng lương.

10. Từ 01/7/2016, sa thải người lao động vì lý do kết hôn, sinh con…có thể bị phạt đến 3 năm tù

11. Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút trong thời gian hành kinh bị phạt tiền đến 1 triệu đồng

Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút trong thời gian hành kinh bị phạt tiền đến 1 triệu đồng

Ngoài ra, nếu không cho lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày hoặc không đảm bảo việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản thì cũng bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.

12. Chủ tịch UBND hoặc Thanh tra lao động là nơi người lao động có thể yêu cầu xử lý vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động

Chủ tịch UBND hoặc Thanh tra lao động là nơi người lao động có thể yêu cầu xử lý vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động

Chủ tịch UBND hoặc Thanh tra lao động là nơi người lao động có thể yêu cầu xử lý vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động

Tùy mức độ vi phạm của người sử dụng lao động mà người lao động có thể yêu cầu Chủ tịch UBND xã, huyện hoặc tỉnh, Thanh tra viên, Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Chánh Thanh tra Bộ Lao động Thương binh Xã hội xử lý hành vi vi phạm hành chính của người sử dụng lao động.

13. Người lao động được miễn toàn bộ án phí, lệ phí khi khởi kiện người sử dụng lao động tại Tòa án

Người lao động được miễn toàn bộ án phí, lệ phí khi khởi kiện người sử dụng lao động tại Tòa án

Người lao động được miễn toàn bộ án phí, lệ phí khi khởi kiện người sử dụng lao động tại Tòa án

Cụ thể, người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì được miễn toàn bộ án phí, lệ phí tại Tòa án.

Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm về nhận biết những sai phạm thường gặp của doanh nghiệp đối với người lao động. Mong bài viết sẽ giúp người lao động nắm rõ và đảm bảo được quyền lợi của mình được hưởng đúng.

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

 (Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Hiện tại trung tâm Lê Ánh có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu, bạn vui lòng truy cập website: ketoanleanh.edu.vn để biết thông tin chi tiết về khóa học này.

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Toàn bộ những sai xót kế toán thường gặp khi làm kế toán

Toàn bộ những sai xót kế toán thường gặp khi làm kế toán

Bài viết tiếp theo

IFRS Cho Người Không Có Nền Tảng Kế Toán: Bắt Đầu Từ Đâu?

IFRS Cho Người Không Có Nền Tảng Kế Toán: Bắt Đầu Từ Đâu?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo