Cách xử lý khi bảng cân đối số phát sinh không cân

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 19/07/2024 11 phút đọc

Bảng cân đối số phát sinh thể hiện giá trị tồn và tình hình biến động của tất cả các tài khoản trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. Khi lập bảng cân đối số phát sinh, kế toán có thể mắc phải những sai sót như định khoản sai, kê khai thiếu… dẫn đến số liệu trên bảng cân đối số phát sinh không cân. Bài viết dưới đây, Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách khắc phục khi bảng cân đối số phát sinh không cân.

Cách xử lý bảng cân đối số phát sinh không cân

1. Bước 1: Kiểm tra các bút toán kết chuyển cuối kỳ

 Việc đầu tiên bạn cần kiểm tra là xem đã thực hiện đầy đủ bút toán kết chuyển cuối kỳ hay chưa. Một số trường hợp, sau khi kết chuyển doanh thu, chi phí thì không kết chuyển lãi/lỗ làm cho bảng cân đối kế toán không cân.

Các bút toán kết chuyển cuối kỳ bao gồm:

  • Bút toán kết chuyển thuế giá trị gia tăng (với những doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ).

  • Bút toán kết chuyển doanh thu, giá vốn, chi phí ,

  • Bút toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh và tính thuế TNDN phải nộp nếu có,

  • Bút toán kết chuyển lãi, lỗ sang tài khoản lợi nhuận chưa phân phối. tự học kế toán thuế

bang-can-doi-so-phat-sinh

Bước 1: Kiểm tra các bút toán kết chuyển cuối kỳ

2. Bước 2: Kiểm tra, đối chiếu số liệu các tài khoản với sổ theo dõi chi tiết

  • Kiểm tra, đối chiếu số dư và số phát sinh ở tài khoản 111 với sổ quỹ tiền mặt.

  • Kiểm tra, so sánh số dư và số phát sinh của tài khoản 112 với sổ phụ ngân hàng.

  • Đối chiếu số dư tài khoản 1331 với tờ khai thuế (Nếu doanh nghiệp vẫn còn số thuế GTGT được khấu trừ) hoặc tài khoản 3331 với doanh nghiệp phải nộp thuế GTGT.

  • So sánh số liệu trên tài khoản 142, TK 242, TK 214 với bảng số liệu trong phân bổ chi phí trả trước hoặc bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất hà nội

  • So sánh, đối chiếu số liệu các tài khoản kho (từ tài khoản 151 đến tài khoản  157) với bảng chi tiết nhập xuất tồn nguyên vật liệu, hàng hóa.

  • Đối chiếu số dư của các tài khoản 131, 331 với sổ chi tiết công nợ phải thu, công nợ phải trả.

  • Kiểm tra số dư bên Nợ, bên Có của các tài khoản xem đã đúng với bản chất kế toán của các tài khoản chưa. Các TK phản ánh doanh thu và chi phí (từ tài khoản  đầu 5 đến đầu 9) không có số dư cuối kỳ.

  • Sau khi kiểm tra, bạn phát hiện được chênh lệch và tìm nghiệp vụ theo chênh lệch đó sẽ nhanh hơn, kiểm tra cách định khoản xem có sai sót không và điều chỉnh (Nếu có).

3. Bước 3: Xử lý sai sót bảng cân đối số phát sinh không cân.

Nguyên tắc xử lý sai sót là sai phần nào sửa chữa phần đấy.

  • Nếu sai sót ở phần định khoản, bạn sửa lại định khoản.

  • Nếu quỹ tiền âm (tài khoản 111 dư có ở 1 thời điểm nào đó) chưa tìm được nguyên nhân, bạn xử lý nhanh bằng cách vay ngắn hạn cá nhân hoặc lên kế hoạch thu hồi công nợ để bổ sung quỹ trước khi chi tiền.

  • Nếu sai sót do chưa thực hiện phân bổ chi phí trả trước, chi phí khấu hao TSCĐ, thì kế toán thực hiện bút toán phân bổ cho phù hợp.

  • Nếu hàng tồn kho bị âm hoặc sai so với bảng nhập – xuất – tồn: kiểm tra giá xuất kho xem có đã được tính đúng chưa; kiểm tra xem có xuất hàng trước khi có phiếu nhập kho không?

Đây là một vài gợi ý để giúp các bạn kiểm tra sai sót nhanh hơn. Tùy trường hợp cụ thể các bạn sẽ có cách giải quyết cụ thể. Tuy nhiên, để hạn chế sai sót, trong quá trình nhập liệu và thu thập dữ liệu, các bạn phải nhập cẩn thận và kiểm tra luôn từng nghiệp vụ sau khi nhập.

>>> Xem thêm: Quy định chung về lập báo cáo tài chính năm 2017

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Hiện tại Trung tâm Lê Ánh có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở TPHCM và Hà Nội, để biết thông tin chi tiết vui lòng liên hệ theo số hotline: 0904.84.88.55 để được tư vấn về các khóa học này.

 
Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Tăng mức phụ cấp tiền ăn trưa, ăn ca năm 2017

Tăng mức phụ cấp tiền ăn trưa, ăn ca năm 2017

Bài viết tiếp theo

Khóa Học Ôn Thi Chứng Chỉ Đại Lý Thuế

Khóa Học Ôn Thi Chứng Chỉ Đại Lý Thuế
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo