Chi phí lương hợp lý cho khoản lương chưa chi

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 19/07/2024 10 phút đọc

Như đã chia sẻ nhiều về khoản chi phí lương hợp lý, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp chưa thực hiện lương cho người lao đông, dẫn tới việc tồn số dự Có trên tài khoản 334. Vậy khoản tiền này có được tính là chi phí hợp lý hay không?, Kế toán Lê Ánh xin chia sẻ vấn đề này qua bài viết “Chi phí lương hợp lý cho khoản lương chưa chi”

I: Chi phí lương hợp lý cho khoản lương chưa chi

Chi phí lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện. hướng dẫn viết cv

Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.

Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất hà nội

Ví dụ : Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2016, Công ty kế toán Lê Ánh  có trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng, đến ngày 30/06/2015 (đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch), Công ty kế toán Lê Ánh mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2015 là 7 tỷ đồng thì Công ty kế toán Lê Ánh phải tính giảm chi phí tiền lương năm sau (năm 2016) là 3 tỷ đồng (10 tỷ – 7 tỷ). Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2016 nếu DN A có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định. học kế toán tại cầu giấy

dich-vu-ke-toan-thue-tron-goi

Theo đó, có hai khoản chi phí lương cần chú ý:

1. Khoản lương chưa thực hiện trong năm thì thời hạn trả sẽ phải là thời hạn quyết toán thuế TNCN (thông thường là 31/03 năm tiếp theo)

2. Khoản chi phí trích lập dự phòng KHÔNG được quá 17% và thời hạn thực hiện quỹ lương là 06 tháng khi kết thúc năm tài chính (Thông thường là 30/06 năm tiếp theo)

>>>>>> Xem thêm: Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN từ tiền lương

II: Những lưu ý cần quan tâm

Kiểm tra tài khoản 334:

Số dư nợ đầy kỳ sổ cái 334 = số dư nợ đầu kỳ của TK 334 trên bảng cân đối phát sinh

Tổng phát sinh có trong kỳ = tổng phát sinh thu  nhập được ở Bảng lương trong kỳ ( bao gồm Lương tháng + phụ cấp  tang ca)

Tổng phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng đã thanh toán + các khoản giảm trừ( bảo hiểm) + khoản tạm ứng dạy kế toán

Tổng số dư Có cuối kỳ = tổng số dư Có cuối kỳ ở bảng cân đối phát sinh

Kiểm tra xem số liệu trên bảng lương đã khớp với số liệu trên TK thuế TNCN hay chưa. 

Danh sách tên tuổi đã khớp giữa bảng lương với tên tuổi trên tờ khai quyết toán thuế TNCN chưa . kiểm tra hợp đồng lao đông đã đầy đủ hay chưa?

Các bạn kiểm tra xem các khoản thu nhập + phụ cấp trê bảng lương đã quy định cụ thể trong HĐLĐ chưa? Nếu chưa thì phải làm phụ lục HĐLĐ sau đó đưa hết vào trong các khoản lương thưởng , phụ cấp rõ ràng

Các bạn xem thêm các bài viết tại:https://ketoanleanh.edu.vn/

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công! 

>>> Bạn có thể tham khảo: Các khóa học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Cách xử lý hóa đơn GTGT viết sai ( Tất cả các trường hợp)

Cách xử lý hóa đơn GTGT viết sai ( Tất cả các trường hợp)

Bài viết tiếp theo

IFRS Cho Người Không Có Nền Tảng Kế Toán: Bắt Đầu Từ Đâu?

IFRS Cho Người Không Có Nền Tảng Kế Toán: Bắt Đầu Từ Đâu?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo