Đăng nhập
- 1. Kế toán Tiền mặt
- 2. Kế toán Ngân hàng
- 3. Kế toán nhập hàng, công nợ với nhà cung cấp
- 4. Kế toán doanh thu và công nợ phải thu khách hàng
- 5. Kế toán lương và các khoản trích theo lương
- 6. Kế toán tài sản cố định và đầu tư XD cơ bản
- 7. Kế toán công cụ dụng cụ, chi phí ngắn hạn, dài hạn
- 8. Kế toán doanh thu-chi phí tài chính, thu nhập – chi phí khác
- 9. Kế toán các loại chi phí, giá vốn và giá thành
- 10. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
-
06/10/2022 Mẫu Biên Bản Thanh Lý Hợp Đồng Theo Quy Định Mới Nhất
-
22/04/2022 Cách Hạch Toán Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương
-
15/04/2022 Cách Dùng Hàm Countif Trong Excel - Ứng Dụng Trong Kế Toán
-
31/03/2022 Công Việc Của Kế Toán Tổng Hợp - Mô Tả Chi Tiết
-
26/03/2022 Mẫu Biên Bản Đối Chiếu Công Nợ Mới Nhất - Kế Toán Lê Ánh
- 4
- 3638
- 12,299,014
Đối tượng chịu thuế, mức thuế suất thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu
Có những đối tượng nào phải nộp thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu, thuế suất áp dụng cho từng trường hợp cụ thể là gì? Các bạn tham bài viết sau để rõ hơn nhé.
Tham khảo thêm: khoá học kế toán thực hành cho người mới bắt đầu
Theo tại Luật 107/2016/QH13 quy định về Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định về đối tượng chịu thuế và thuế suất xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau:
I.Đối tượng chịu thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau: học tin học văn phòng ở đâu
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
II. Người nộp thuế
1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
4. Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm: c & b là gì
a) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
c) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
d) Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
e) Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
5. Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
6. Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Tham khảo: Khóa học kế toán tại Cầu Giấy
III.Thuế suất áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
1. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm
- Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời Điểm tính thuế.
- Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.
- Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
+ Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
+ Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.
2. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp
- Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời Điểm tính thuế.
- Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Khoản 1 Điều 6 của Luật này.
3.Thuế đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan
- Hàng hóa nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 và Điều 6 của Luật này.
- Hàng hóa nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối ngoài hạn ngạch do cơ quan có thẩm quyền tại Khoản 1 Điều 11 của Luật này quy định.
>>>>Xem thêm: Thủ tục kế khai, nộp thuế cho hộ kinh doanh cá thể
Hiện tại trung tâm Lê Ánh có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng truy cập website: ketoanleanh.edu.vn
Bình luận
Tin tức mới

Chế độ hóa đơn và thuế đối với xuất khẩu ủy thác mới nhất
Trong thực tế có nhiều cá nhân hay doanh nghiệp không tự mở được tờ khai hải quan nên doanh nghiệp phải ủy thác xuất khẩu hàng hóa. Vậy xuất khẩu ủy thác là gì?, chế độ hóa đơn xuất khẩu và thuế ra sao? Các bạn cùng tham khảo bài viết sau của Kế toán Lê

Biểu thuế AJCEP 2018 - 2023 - Nghị định 160/2017/NĐ-CP
Từ ngày 01/01/2018, NĐ 160/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành khiến loạt thiết bị điện tử từ Nhật nhập khẩu vào Việt Nam được áp thuế 0%. Vậy còn những loại mặt hàng nào được hưởng ưu đãi thuế với mức như thế nào?

Biểu thuế ACFTA 2018 - 2022 - Nghị định 153/2017/NĐ-CP
Từ ngày 01/01/2018, NĐ 153/2017/NĐ-CP được thi hành khiến nhiều mặt hàng quần áo, giày dép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam với thuế suất bằng 0.

Hướng dẫn chi tiết về thủ tục kê khai, nộp thuế với hộ kinh doanh cá thể
Các hộ kinh cá nhân hàng tháng phải nộp và kê khai thuế như thế nào, cần phải đóng những loại thuế gì. Kế toán Lê Ánh xin gửi đến bạn đọc thủ tục kê khai nộp thuế với hộ kinh doanh cá thể.

Hướng dẫn lập tờ khai lệ phí Môn bài năm 2017 theo NĐ 139/2016/NĐ-CP
Kế toán Lê Ánh hướng dẫn bạn cách lập tờ khai lệ phí Môn bài năm 2017 theo NĐ 139/2016/NĐ-CP của Chính Phủ như sau:

Tải tờ khai lệ phí môn bài theo NĐ 139/2016/NĐ-CP áp dụng từ 2017
Bạn có thể tải tờ khai lệ phí môn bài theo nghị định 139/2016/NĐ-CP được áp dụng từ 1/1/2017 trong bài viết dưới đây của Kế toán Lê Ánh.

Lệ phí môn bài năm 2017
Lệ phí môn bài là 1 loại lệ phí mà doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp hàng năm. Bài viết này, Kế toán Lê Ánh hướng dẫn các bạn các vấn đề về lệ phí môn bài năm 2017 theo nghị định số 139/2016/NĐ-CP mới nhất của Chính phủ.

Cách hạch toán Thuế Tiêu thụ đặc biệt 3332
Kế toán Lê Ánh hướng dẫn bạn cách hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt theo thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

Gía tính thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa dịch vụ
Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và thuế giá trị gia tăng.

Biểu Thuế suất Thuế Tiêu thụ đặc biệt mới nhất
Kế toán Lê Ánh giới thiệu với bạn đọc biểu thuế suất thuế Tiêu thụ đặc biệt mới nhất theo thông tư 195/2015/TT-BTC được chi tiết như sau:

Các đối tượng không chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt
Đối tượng không chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt là hàng hóa, dịch vụ không phải đóng thuế Tiêu thụ đặc biệt. Bài viết này, kế toán Lê Ánh hướng dẫn các bạn chi tiết các đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định mới nhất.

Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế mà kế toán thường gặp trong bối cảnh xuất nhập khẩu trở lên nhộn nhịp như ngày nay. Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Đối tượng nào chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?

Thuế môn bài có được tính là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không?
Hàng năm, doanh nghiệp đều phải nộp thuế môn bài để được duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm. Vậy, khi quyết toán thuế TNDN, thuế môn bài có được tính là chi phí hợp lý không?