Hướng dẫn lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp siêu nhỏ

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 06/03/2024 26 phút đọc

Năm 2018 đã chính thức có chế độ kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ. Trong đó vấn đề được nhiều kế toán quan tâm nhất là doanh nghiệp siêu nhỏ có phải lập báo cáo tài chính hay không? Nếu có thì trong trường hợp nào và lập như thế nào?   

Bài viết sau  Kế Toán Lê Ánh sẽ gửi đến bạn thông tin chi tiết về BCTC của doanh nghiệp siêu nhỏ . Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé.  

I. Thế nào là doanh nghiệp siêu nhỏ    

Theo quy định tại Điều 2 và Khoản 1 Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì doanh nghiệp siêu nhỏ được quy định cụ thể như sau:  

Doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí sau:  

  •  Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.  lý thuyết nguyên lý kế toán  
  •  Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.  

II. Doanh nghiệp siêu nhỏ có phải lập BCTC    

1. Hình thức tính thuế TNDN trong doanh nghiệp siêu nhỏ  

Theo hướng dẫn tại Thông tư 132/2018/TT-BTC. Doanh nghiệp siêu nhỏ có thể áp dụng một trong 2 hình thức tính thuế TNDN. Đó là:  

a) Hình thức 1: Thuế TNDN tính trên thu nhập tính thuế.  

Khi đó doanh nghiệp sẽ áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương II Thông tư 132/2018/TT-BTC.  

 b) Hình thức 2: Tính thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.   

Khi đó doanh nghiệp sẽ áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương III Thông tư 132/2018/TT-BTC.  

2. Theo quy định tại Chương II và Chương III của Thông tư 132/2018/TT-BTC

a) Nếu Doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng tính thuế TNDN theo hình thức tính trên thu nhập tính thuế.  

Thì hàng năm kế toán cần phải lập và nộp báo cáo tài chính và phụ biểu báo cáo tài chính. Bao gồm:  

 - Báo cáo tài chính:  

  + Báo cáo tình hình tài chính – Mẫu số B01 – DNSN  

  + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Mẫu số B02 – DNSN.  

 Ngoài ra còn phải lập và nộp thêm các phụ biểu báo cáo tài chính. Bao gồm:  

  + Bảng cân đối tài khoản – Mẫu số F01- DNSN.  

  + Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN – Mẫu số F02- DNSN.  

Lưu ý:  

 – Doanh nghiệp siêu nhỏ phải nộp báo cáo tài chính và các phụ biểu báo cáo tài chính cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và cơ quan đăng ký kinh doanh.  

 – Thời hạn gửi báo cáo tài chính và các phụ biểu: chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính  lớp học kế toán cầu giấy  

b) Nếu Doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng tính thuế TNDN theo hình thức tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.  

Thì kế toán không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế mà chỉ thực hiện các báo cáo theo quy định của pháp luật thuế. Thời gian lập và nộp báo cáo thực hiện theo quy định của pháp luật thuế.  

Tuy nhiên nếu trong trường hợp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ mà vẫn áp dụng chế độ kế toán theo PP tính theo thu nhập tính thuế thì Doanh nghiệp siêu nhỏ vẫn phải lập BCTC theo quy định. Tuy nhiên BCTC được lập chỉ nhằm phục vụ mục đích lưu trữ, thanh tra, kiểm tra chứ không phải nộp cho cơ quan thuế.  

III. Cách lập BCTC trong doanh nghiệp siêu nhỏ   

Lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp siêu nhỏ

Lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp siêu nhỏ

1. Báo cáo tình hình tài chính  

 a) Mẫu Báo cáo tình hình tài chính B01-DNSN  

b) Cách lên Báo cáo tình hình tài chính  

 – Báo cáo tình hình tài chính tương tự như bảng cân đối kế toán trước đây. Kết cấu cũng bao gồm: Tài sản và nguồn vốn và phải theo nguyên tắc tại thời điểm lập báo cáo:  

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn  

Chỉ tiêu  

Mã số  

Cách lấy số liệu  

TÀI SẢN  

  

1. Tiền  

110  

 – Dư Nợ TK 111.  

Phản ánh cả tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn và không kỳ hạn hiện có tại thời điểm báo cáo.  

2. Các khoản phải thu  

120  

 – Dư Nợ của TK 131 tại thời điểm cuối kỳ.  

 – Dự Nợ của TK 331 tại thời điểm cuối kỳ.  

Phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản nợ phải thu tại thời điểm báo cáo.  

Bao gồm: Phải thu khách hàng, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản tạm ứng, ký cược, ký quỹ,….  

3. Hàng tồn kho  

130  

 – Dư Nợ của TK 152  

Phản ánh toàn bộ giá trị hiện có các loại hàng tồn kho tại thời điểm báo cáo.  

4. Giá trị còn lại của TSCĐ  

140  

 – Dư Nợ của TK 211  

Phản ánh giá trị còn lại của các loại TSCĐ tại thời điểm báo cáo.  

(Giá trị còn lại = Nguyên giá – hao mòn lũy kế)  

5. Tài sản khác  

150  

 – Dư Nợ các TK 3313, … (số dư của TK thuế, các khoản phải thu Nhà nước)  

Phản ánh giá trị các tài sản khác ngoài các tài sản đã được phản ánh tại các Mã số 110, 120, 130, 140 nêu trên.   

Tổng cộng tài sản  

200  

Chỉ tiêu 200 = chỉ tiêu(110+120+130+140+150)  

Phản ánh tổng trị giá tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo  

NGUỒN VỐN  

  

I. Nợ phải trả  

300  

Chỉ tiêu 300 = Chỉ tiêu 310 + Chỉ tiêu 320  

1. Các khoản nợ phải trả  

310  

 – Dư Có của TK 331 tại thời điểm cuối kỳ.  

– Dư có của TK 131 tại thời điểm cuối kỳ.  

Phản ánh số tiền còn phải trả cho người bán, phải trả nợ vay, tiền lương, các khoản trích theo lương, nhận cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược, các khoản nợ phải trả khác…..  

2. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước  

320  

 – Dư Có chi tiết của TK 3313.  

Ví dụ: dư có của các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.  

II. Vốn chủ sở hữu  

400  

Chỉ tiêu 400 = Chỉ tiêu 410 + Chỉ tiêu 420  

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu  

410  

 – Dư Có của TK 4111.  

 – Phản ánh tổng số vốn đã thực góp của các chủ sở hữu tại thời điểm báo cáo.  

2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối  

420  

 – Dư Có của TK 4118 (Nếu dư nợ thì ghi âm trong dấu ngoặc đơn)  

Tổng cộng nguồn vốn  

500  

Chỉ tiêu 500 = Chỉ tiêu 400 + Chỉ tiêu 300  

2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh  

a) Mẫu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh  

b) Cách lên các chỉ tiêu cụ thể của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh :  

Chỉ tiêu  

Mã số  

Cách lấy số liệu  

1. Doanh thu và thu nhập thuần.  

01  

Là số dư Có TK 9111 sau đi trừ số dư Nợ TK 911 (Số Dư bên Nợ là các khoản giảm trừ doanh thu)  

Số dư bên Nợ TK 911 là số phát sinh của các khoản:  

   + Chiết khấu thương mại.  

   + Giảm giá hàng bán.  

  + Doanh thu hàng bán bị trả lại.  

2. Các khoản chi phí.  

02  

Tổng số Dư Nợ TK 9112 sau khi trừ số dư có TK 9112 (trên nhật ký sổ cái)  

3. Lợi nhuận kế toán sau thuế TNDN.  

03  

 Chỉ tiêu 03 = Chỉ tiêu 01 – Chỉ tiêu 02  

Có thể bạn quan tâm: Khóa học thuế chuyên sâu tốt nhất tại Hà Nội và TPHCM

Mong bài viết trên của Kế toán Lê Ánh giúp cho bạn đọc dễ dàng hơn trong việc lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp siêu nhỏ.   

Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. 

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bài viết tiếp theo

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo