Hướng dẫn tính và đóng kinh phí công đoàn mới nhất
Kinh phí công đoàn (KPCĐ) là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp. Theo chế độ hiện hành, KPCĐ được trích theo tỉ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động , doanh nghiệp phải chịu toàn bộ (và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh). Tuy nhiên, dù có hay không có tổ chức Công đoàn cơ sở, đơn vị vẫn phải đóng kinh phí công đoàn lên cho Liên đoàn lao động quận/huyện đầy đủ.
Trong năm 2024 có những thay đổi gì về mức đóng phí công đoàn, các bạn cùng Kế toán Lê Ánh tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
1. Mức đóng kinh phí Công đoàn và Đoàn phí Công đoàn
Mức đóng Kinh phí công đoàn
Mức đóng kinh phí Công đoàn và Đoàn phí Công đoàn được quy định cụ thể như sau:
Kinh phí đóng Công đoàn (Đơn vị sử dụng lao động đóng) | Đoàn phí Công đoàn (Người lao động đóng) | |
Đối tượng | Các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp. Lưu ý: Đối với các tổ chức, cơ quan,… không thành lập Công đoàn cơ sở vẫn phải đóng Kinh phí công đoàn. | - Người lao động là đoàn viên tham gia tổ chức công đoàn. Lưu ý: Chủ doanh nghiệp (Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, P.Tổng Giám đốc, Giám đốc, người nước ngoài,…) không kết nạp vào tổ chức Công đoàn |
Mức đóng |
2% Tổng tiền lương đóng BHXH của đơn vị. | 1% mức tiền lương tham gia BHXH của mỗi NLĐ. Mức tối đa là 10% lương cơ sở. Lưu ý: 1. Đối với đơn vị chưa có Công đoàn cơ sở thì NLĐ không đóng Đoàn phí công đoàn. 2. Đoàn viên Công đoàn hưởng trợ cấp BHXH từ 1 tháng trở lên, trong thời gian hưởng TC không cần đóng đoàn phí; Đoàn viên Công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 1 tháng trở trong thời gian đó không đóng ĐPCĐ. |
Phương thức đóng |
- Đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động. khóa học c&b - Nộp tại Phòng kế toán của Liên đoàn lao động quận/huyện nơi Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh | Đoàn phí do đoàn viên đóng hàng tháng cho Công đoàn cơ sở hoặc thu qua lương hàng tháng sau khi có ý kiến thỏa thuận. |
2. Mức trích nộp kinh phí Công đoàn và Đoàn phí Công đoàn
a) Trường hợp Doanh nghiệp có thành lập Công đoàn cơ sở.
- Kinh phí công đoàn:
+ 68% kinh phí công đoàn do doanh nghiệp giữ lại.
+ 32% nộp về Công đoàn cấp trên quản lý.
- Đoàn phí công đoàn:
+ 60% đoàn phí công đoàn doanh nghiệp giữ lại.
+ 40% nộp về Công đoàn cấp trên quản lý.
b) Trường hợp Doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn cơ sở.
- Kinh phí công đoàn: học tin học văn phòng ở đâu tốt nhất tphcm
+ 68% nộp về cho Công đoàn cấp trên giữ hộ để thực hiện việc tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, ký thỏa ước lao động tập thể, chăm lo, bảo vệ cho NLĐ.
+ 32% nộp về Công đoàn cấp trên quản lý.
Thực tế: Nộp toàn bộ 100% kinh phí công đoàn cho Liên đoàn lao động quận/huyện.
- Đoàn phí công đoàn: Không nộp đoàn phí công đoàn.
3. Thời gian nộp kinh phí Công đoàn và Đoàn phí Công đoàn
Doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn (nếu có) mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.
4. Mức phạt không đóng kinh phí công đoàn
a) Phạt tiền từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn (KPCĐ) tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ) có một trong các hành vi sau:
- Chậm đóng KPCĐ
- Đóng KPCĐ không đúng mức quy định
- Đóng KPCĐ không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng
b) Phạt tiền từ 18% đến 20% tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ) không đóng KPCĐ cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.
c) Biện pháp khắc phục hậu quả:
Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, DN phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của NHTM Nhà Nước công bố tại thời điểm xử phạt.
5. Hoàn trả kinh phí công đoàn.
Thực tế đơn vị phải nộp 100% kinh phí công đoàn về Liên đoàn lao động cấp trên quản lý. Vậy làm thế nào để lấy lại 68% kinh phí công đoàn?
Hồ sơ bao gồm:
- Quy định về mức chi công đoàn.
- Danh sách nhân viên.
- Bảng kê chi tiết các khoản chi công đoàn (kèm theo các phiếu chi).
- Bảng tổng hợp kinh phí công đoàn phải nộp (đã nộp).
Ngoài ra, người lên nộp phải có giấy giới thiệu của doanh nghiệp và CMTND.
>>>>Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng bảng lương mới nhất
Trên đây là Hướng dẫn tính và đóng kinh phí công đoàn mới nhất. Mong bài viết trên của Kế toán Lê Ánh giúp ích cho bạn đọc.
Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học này.
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!
Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán, khóa học kế toán tổng hợp online/ offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu, khóa học phân tích báo cáo tài chính... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.
Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán online/offline của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855/ Mrs Lê Ánh
Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khoá học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.