Hướng dẫn xác định chi phí tài sản hàng hóa bị tổn thất
Hàng hóa bị tổn thất là điều không mong muốn nhưng thường xuyên xảy ra khi thực hiện hoạt đông sản xuất kinh doanh. Trường hợp này kế toán cần lưu ý những gì khi hạch toán chi phí của hàng hóa bị tổn thất. Kế toán Lê Ánh xin chia sẻ tới bạn đọc bài viết chi tiết tại đây.
I .Các trường hợp hàng hóa có thể bị tổn thất tại doanh nghiệp
-
TH1: Tổn thất hàng hóa bất khả kháng do yếu tố khách quan: thiên tại, bệnh dịch, hỏa hoạn, bị cướp…
-
TH2: Hàng tổn thất do hết hạn sử dụng: Hàng hết hạn sử dụng khi thay đổi quá trình sinh hóa tự nguyện
-
TH3: Do yếu tố quản lý: Hàng bị cháy hỏng, mất mát, nhân viên làm mất, vận chuyển bị tổn thất….kế toán công ty xây lắp
Quy định về quản lý và xác định chi phí quản lý tổn thất được quy định tại khoản 2.1 điều 6 của TT78/2014/TT-BTC, quy định bổ sung thay điều 4 của TT96/2015/TT-BTC nội dung điều chỉnh như sau:
Doanh nghiệp có chi phí liên quan tới phần giá trị tổn thất hàng hóa do thiên tại và bệnh dịch hỏa hoạn trong trường hợp bất khả kháng mà không được bồi thường chi phí thì khoản chi này sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định những khoản thu nhập chiu thuế vơi điều kiện:
Doanh nghiệp xác định rõ tổng giá trị tài sản bị tổn thất do thiên tại,hỏa hoạn và bệnh dịch hoặc những trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Đối với phần giá trị tổn thất do thiên tại dịch bệnh và những trường hợp bất khả kháng khác mà không được bồi thường hoặc được xác định tổn thất tính bằng tổng giá trị trừ phần giá trị của doanh nghiệp với bảo hiểm tổ chức hoặc cá nhận được bồi thường theo quy định.
Tài sản bị tổn thất tai doanh nghiệp có được tính vào chi phí giảm trừ không
II. Chi phí hàng tổn thất được tính trừ vào chi phí thuế.
1. Thuế TNDN
Điều kiện để được tính vào chi phí được trừ: Phần chi phí tổn thất này không được bồi thường khóa học trưởng phòng hành chính nhân sự
Cách xác định:
Phần giá trị tổn thất không được bồi thường = Tổng giá trị tổn thất – Giá trị DN BH hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường.
Hồ sơ cần có:
- Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hoá bị tổn thất/hue hỏng do DN lập
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận do đại diện hợp pháp của DN ký
- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường ( nếu có)
2. Thuế GTGT
Có các trường hợp cụ thể sau:
TH1: DN không được bồi thường thuế GTGT đầu vào của hàng hoá chịu thuế GTGT bị tổn thất sẽ được khấu trừ toàn bộ số thuế GTGT đầu vào này.
TH2: Hợp đồng bào hiểm quy định giá trị bồi thường không bao gồm GTGT của hàng hoá, tài sản chịu thuế GTGT tổn thất, thì DN nhận tiền bồi thường bảo hiểm.
- Lập chứng từ thu theo quy định
- Được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản bị tổn thất và
- Cơ sở kinh doanh bảo hiểm lập chứng từ chi tiền bồi thường bảo hiểm
TH3: Hợp đồng bảo hiểm quy định giá trị bồi thường có bao gồm thuế GTGT của hàng hoá, tài sản chịu thuế GTGT bị tổn thất thì DN nhận tiền bồi thường.
- Xuất hóa đơn GTGT, kê khai, tính nộp thuế GTGT đầu ra tương ứng với số thuế GTGT được bồi thường và
- Được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản bị tổn thất.
TH4: DN bảo hiểm uỷ quyền cho người tham gia bảo hiểm sửa chữa tài sản thì:
- Thực hiện thanh toán cho người tham gia bảo hiểm phí bảo hiểm tương ứng theo hợp đồng bảo hiểm
- Được kê khai khấu trừ thuế GTGT tương ứng với phần bồi thường bảo hiểm thanh toán theo hóa đơn GTGT đứng tên người tham gia bảo hiểm
III. Hồ sơ tài sản hàng hóa bị tổn thất
Đối với hàng hóa bị tổn thất do điều kiên khách quan sẽ được tính vào chi phi được trừ như sau:
- Biên bản kiểm kê lại giá trị tài sản hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập ra học kế toán ở đâu tốt nhất
( Biên bản kiểm kê và đánh giá tài sản hàng hóa phải xác định rõ hàng hóa bị tổn thất vì sao, nguyên nhân và trách nhiệm của tổ chức cá nhân đó, về những tổn thất với chủng loại số lượng hàng hóa, giá trị tài sản và hàng hóa được thu hồi nếu có. Hạch toán về bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất xác nhận lại tài khoản từ đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký tên đầy đủ và có trách nhiệm chịu trước pháp luật). khóa học kế toán
-
Biên bản hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm đồng ý bồi thường( nếu có )
-
Bản hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức hay cá nhân phải bồi thường ( nếu có|)
IV. Hồ sơ chi phí hàng hóa bị tổn thất
Tài sản, hàng hóa bị hư hỏng vi thay đổi sinh hóa tự nhiên, hết hạn sử dụng sẽ được tính vào chi phí được trừ của doanh nghiệp cần những chứng từ sau:
-
Biển bản kiểm kê lại giá trị hàng hóa bị hư hòng do doanh nghiệp lập ra
( Biên bản này phải xác định rõ giá trị của hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhận vì sao, chủng loại hàng hóa và số lượng giá trị có thể thu hồi được (nếu có) yêu cầu kèm theo bảng kê đầy đủ hàng hóa: xuất, nhập, tồn do bị hung hỏng có xác nhận đại diện hợp pháp của doanh nghiệp đã ký.)
-
Hồ sơ bồi thường thiệt hại phải được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có)
-
Hồ sơ quy định lại trách nhiệm tổ chức, cá nhận có nghĩa vụ phải bồi thường (nếu có)
Những hồ sơ trên khi lập xong, đầy đủ giấy tờ sẽ được lưu tại doanh nghiệp và gửi lên cơ quan thuế theo yêu cầu.
Tổng kết: Đối với chi phí của hàng hóa bị tổn thất do những yếu tố khách quan, doanh nghiệp sẽ được tính vào chi phí được trừ khi hạch toán thuế TNDN với những yếu tổ hàng hóa bị tổn thất do yếu tố bất khả kháng mang tính chất khách quan. Trường hợp chi phí tổn thất hàng hóa do yếu tố quản lý doanh nghiệp sẽ không được bồi thường và tính vào chi phí giảm trừ.
Hồ sơ tổn thất tài sản công ty đươc phân loại theo từng trường hợp
Văn bản pháp luật tham khảo:
Điều 161 Bộ luật dân sự 2005 nêu rõ: “Sự kiện bất khả kháng là những sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước và không thể khắc phục mặc dù đã áp dụng những biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép.”
Những trường hợp không phải bất khả kháng khi hạch toán tổn thất chi phí hàng hóa bạn đọc cần biết:
-
Hàng hóa bị tổn thất do người lao động gây ra sẽ không được tính vào chi phí giảm trừ
Quy định cụ thể tại CV Số: 2385/TCT-CS V/v ban hành ngày 24/06/2014
-
Hàng hóa bị hư hòng khi vận chuyển sẽ không được tính vào chi phí hợp lý
Dựa vào quyết định tại công văn số 4367/CT-HT ban hành ngày 3/7/3015 theo quy định tại tổng cụ thuế TP. Hà Nội quy định cụ thể về trường hợp doanh nghiệp có hàng hóa bị hỏng khi vận chuyển mà không phải do thiên tại, dịch bệnh và hỏa hoạn hoặc những trường hợp bất khả kháng khác thì sẽ không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
Quy định về tính thuế khấu trừ thuế GTGT với hàng hóa bị tổn thất được hướng dẫn cụ thể tại khoản 1 điều 14 và điều 15 TT219/2013/TT-BTC và quy định cụ thể tại Công văn số 4403/BTC- CST ban hành ngày 06/04/2015.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn kế toán hàng tồn kho theo thông tư 200
Trên đây là những hướng dẫn xác định chi phí tài sản hàng hóa bị tổn thất được tổng hợp và biên soạn bởi đội ngũ giảng viên tại Kế toán Lê Ánh. Mong bài viết của Kế toán Lê Ánh giúp ích được cho bạn đọc.
Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)
Hiện tại trung tâm Lê Ánh có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng truy cập website: ketoanleanh.edu.vn