Mức phạt chậm nộp thuế mới nhất

Kế Toán Lê Ánh Tác giả Kế Toán Lê Ánh 07/07/2023 14 phút đọc

Mức phạt chậm nộp thuế mới nhất. Nộp chậm tiền thuế môn bài, thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập cá nhân thì bị xử phạt như thế nào? Mức phạt nộp chậm tiền thuế là bao nhiêu. Và kế toán phải hạch toán tiền nộp chậm như thế nào. Đây là những câu hỏi được rất nhiều các kế toán quan tâm. Bài viết sau đây, Kế toán Lê Ánh sẽ chia sẻ với các bạn "Mức phạt chậm nộp thuế mới nhất 2017" 

>>>>>> Xem thêm: Thông tin liên hệ hỗ trợ người nộp thuế

I. Mức phạt chậm nộp thuế mới nhất

 Từ ngày 1/7/2016 . Căn cứ theo khoản 3 điều 3 Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của bộ tài chính quy định mức phạt chậm nộp thuế cụ thể như sau:

1. Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 01/7/2016 thì tiền chậm nộp thuế được tính theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

2. Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày 01/7/2016 vẫn chưa nộp thì tính như sau:

– Trước ngày 01/01/2015 tính phạt chậm nộp, tiền chậm nộp thuế theo quy định tại Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13,

–  bắt đầu Từ ngày 01/01/2015 tính tiền chậm nộp thuế theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13,

** Cách tính tiền phạt chậm nộp tiền thuế sẽ chia 3 mức:

a. Từ ngày 1/7/2016

Thì Số tiền phạt  = Số tiền thuế chậm nộp X 0,03% X Số ngày chậm nộp

b. Từ ngày 1/1/2015 đến ngày 30/6/2016:

Thì Số tiền phạt = Số tiền thuế nộp chậm  X 0,05% X Số ngày nộp chậm

c. Trước ngày 1/1/2015:

– Số ngày chậm nộp

 Thì Số tiền phạt  sẽ = Số tiền thuế nộp chậm  X 0,05% X Số ngày doanh nghiệp nộp chậm

– Số ngày chậm nộp > 90 ngày:

 Thì Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp X 0,07% X (Tổng số ngày chậm nộp – 90)

Mức phạt chậm nộp thuế mới nhất

3. Số ngày chậm nộp tiền thuế (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật) được tính từ ngày liền kề sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế, thời hạn nộp thuế ghi trong thông báo hoặc quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày người nộp thuế nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

** Trước đó:

Cụ thể: Kể từ ngày 1/1/2015 theo Thông tư 26/2015/TT-BTC ban hành ngày 27/02/2015:

Đối với khoản tiền thuế nợ từ ngày 01/1/2015 trở đi:

– Từ 01/01/2015, tiền chậm nộp thuế được tính theo mức 0,05% số tiền thuế chậm nộp tính trên mỗi ngày chậm nộp.

– Đối với các khoản tiền thuế khai thiếu của kỳ thuế phát sinh trước ngày 01/01/2015 nhưng sau ngày 01/01/2015, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hoặc người nộp thuế tự phát hiện thì áp dụng tiền chậm nộp theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế khai thiếu cho toàn bộ thời gian chậm nộp.

Đối với khoản tiền thuế nợ từ ngày 01/7/2013 trở đi:

a. Nếu số ngày nộp chậm

Số tiền phạt = Số tiền thuế nộp chậm x 0,05% x số ngày nộp chậm

b. Nếu số ngày nộp châm từ 91 trở đi:

Số tiền phạt = Số tiền thuế nộp chậm x 0,07% x (Tổng số ngày nộp chậm – 90) học kế toán ở đâu tốt nhất

Đối với số tiền thuế nợ trước ngày 01/7/2013:

Số tiền bị phạt = Số tiền thuế nộp chậm x 0,05% x số ngày nộp chậm.

Ví dụ: Ngày 25 tháng 1 năm 2015, công ty kế toán Việt kê khai bổ sung thuế GTGT của kỳ tính thuế quý 3 năm 2014 và phát sinh tăng thêm số tiền phải nộp của quý 3/2014 là 20 triệu đồng. Đây là số tiền thuế phải nộp của quý 3/2014, vậy nên kế toán Việt đã kê khai thiếu tiền thuế. Do đó số tiền thuế chậm nộp được tính như sau:

Hạn nộp tiền thuế GTGT quý 3/2014 là ngày 30/10. Vậy kế toán Việt đã nộp chậm từ ngày 31/10/2014. Đến ngày 24/1/2015 đi nộp thì số ngày chậm nộp là 86 ngày. Số tiền phạt chậm nộp tiền thuế GTGT quý 1/2015 là 20.000.000 x 0,05% x 86 = 860.000

Vậy từ ngày 25/1/2015 ngoài 20 triệu tiền nộp thuế thì DN phải nộp thêm 860.000 tiền nộp chậm thuế

II. Cách hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế

– Khi nhận được thông báo về việc xử phạt:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các koản phải nộp khác

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

– Khi nộp tiền phạt:

Nợ TK 3339, 338

Có các TK 111, 112,. . .

– Cuối kỳ kế toán, kết chuyển:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 811 – Chi phí khác.

Các bạn học kế toán thuế online có thể xem thêm các bài viết tại: https://ketoanleanh.edu.vn/

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công! 

Hiện tại Trung tâm Lê Ánh có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu, để biết thông tin chi tiết vui lòng liên hệ theo số hotline: 0904.84.88.55 để được tư vấn về các khóa học này.

Kế Toán Lê Ánh
Tác giả Kế Toán Lê Ánh Admin
Trao Kinh Nghiệm - Tặng Tương Lai
Bài viết trước Hạch toán chi tiết chi phí lãi vay HỢP LÝ hoặc KHÔNG hợp lý theo TT200 và TT133

Hạch toán chi tiết chi phí lãi vay HỢP LÝ hoặc KHÔNG hợp lý theo TT200 và TT133

Bài viết tiếp theo

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết

Cách Đăng Ký Mã Số Thuế Thu Nhập Cá Nhân Chi Tiết
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo