Đăng nhập
- 1. Kế toán Tiền mặt
- 2. Kế toán Ngân hàng
- 3. Kế toán nhập hàng, công nợ với nhà cung cấp
- 4. Kế toán doanh thu và công nợ phải thu khách hàng
- 5. Kế toán lương và các khoản trích theo lương
- 6. Kế toán tài sản cố định và đầu tư XD cơ bản
- 7. Kế toán công cụ dụng cụ, chi phí ngắn hạn, dài hạn
- 8. Kế toán doanh thu-chi phí tài chính, thu nhập – chi phí khác
- 9. Kế toán các loại chi phí, giá vốn và giá thành
- 10. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
-
06/10/2022 Mẫu Biên Bản Thanh Lý Hợp Đồng Theo Quy Định Mới Nhất
-
22/04/2022 Cách Hạch Toán Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương
-
15/04/2022 Cách Dùng Hàm Countif Trong Excel - Ứng Dụng Trong Kế Toán
-
31/03/2022 Công Việc Của Kế Toán Tổng Hợp - Mô Tả Chi Tiết
-
26/03/2022 Mẫu Biên Bản Đối Chiếu Công Nợ Mới Nhất - Kế Toán Lê Ánh
- 5
- 1063
- 11,202,458
Quy định mới nhất về Công tác phí
Công tác phí là khoản chi phí thường xuyên phát sinh tại doanh nghiệp, dùng để chi trả cho người đi công tác trong và ngoài nước bao gồm: Tiền phương tiện đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở nơi đến công tác, cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có).
Việc hạch toán và xử lý chi phí công tác phí là 1 việc làm thường xuyên mà bất kỳ kế toán tổng hợp nào cũng phải biết. Kế toán Lê Ánh xin hướng dẫn chi tiết nội dung xử lý công việc này như sau:
Quy định mới nhất về công tác phí
1. Thông tư áp dụng quy định về công tác phí
Từ ngày 06/08/2015 đến nay, các doanh nghiệp áp dụng quy định tại khoản 2.9 điều 4 TT96/2015/TT-BTC để hạch toán khoản chi công tác phí cho người lao động đi công tác.
2. Nội dung thông tư về công tác phí
- Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.
- Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác (bao gồm công tác trong nước và công tác nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất.
- Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác.
- Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động.
- Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển. Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển."
3. Hồ sơ thanh toán Công tác phí
Bao gồm bộ hồ sơ đầy đủ những chứng từ sau:
-
Quyết định cử đi công tác (giấy điều động đi công tác): Nêu rõ cán bộ được cử đi, nội dung, thời gian, phương tiện.
-
Giấy đi đường có xác nhận của Doanh nghiệp cử đi công tác (ngày đi, ngày về) và nơi được cử đến công tác (ngày đến, ngày đi) hoặc xác nhận của nhà khách nơi lưu trú.
-
Các chứng từ, hóa đơn trong quá trình đi lại: Có thể là vé máy bay, vé tàu xe, hóa đơn phòng nghỉ, hóa đơn taxi,….
-
Mẫu bảng kê thanh toán công tác phí
Bộ chứng từ thanh toán mẫu về Công tác phí
a) Hồ sơ tạm ứng công tác phí, bao gồm:
- Giấy đề nghị tạm ứng có sự đồng ý phê duyệt của giám đốc. Kèm theo:
+ Đề xuất công tác
+ Dự toán chi cho đoàn công tác
+ Quyết định của giám đốc điều cử đi công tác
+ Lịch trình công tác
+ Phiếu báo giá vé máy bay kèm theo hồ sơ đặt chỗ của hãng hàngkhông (đối tượng được thanh toán vé máy bay);
+ Giấy mời có liên quan đến chi phí tài chính (nếu có).
Giải thích quy trình tạm ứng Công tác phí:
Bước 1:
Đơn vị bộ phận lập kế hoạch công tác: nơi đi, nơi cần đến, bao nhiêu ngày, từ đó lên dự toán công tác và đề xuất mức tiền tạm ứng, trình trưởng bộ phận và Ban giám đốc phê duyệt.
Bước 2:
Sau khi được duyệt, Phòng TC – KT lập phiếu chi tiền (theo Mẫu số: 02-TT) cho người đề nghị thanh toán, thủ qũy chi tiền, người nhận tiền phải ký, ghi rõ họ tên đầy đủ..
b) Hồ sơ thanh toán công tác phí khi về.
Bao gồm:
+ Giấy đề nghị thanh toán (theo mẫu 05-TT)
+ Phiếu chi tiền nếu là tiền mặt, Ủy nhiệm chi nếu làchuyển khoản
+ Bảng kê chi tiết từng khoản chi phí
+ Quyết định cử đi công tác: nơi đi nơi đến, thời gian công tác
+ Bảng quyết toán công tác phí hoàn thành kèm theo hoá đơn tài chính hợplệ thanh toán tiền ăn, ở, các chứng từ khác như vé tàu xe, cầu phà, đường... cướchành lý (nếu có).
+ Hoá đơn tài chính (Bản gốc + bản copy)
Nếu vượt khung cho phép của công tác phí thì căn cứ tình hình thực tế và các chứng từ hợp lý hợp lệ công ty chi tiền trả lại người đi công tác, nếu thừa so với dự toán công tác phí thì phải hoàn nhập lại quỹ, hoặc trừ vào lương.
Chú ý về chứng từ thanh toán:
- Chứng từ thanh toán bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt
- Hóa đơn ăn uống phải kèm theo bill hoặc bảng kê.
4. Định mức thanh toán công tác phí
a. Định mức thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác:
(Chi tiết theo TT97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010)
- Đối với các đối tượng Lãnh đạo cấp cao thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước;
- Các đối tượng cán bộ, công chức còn lại được cơ quan, đơn vị cử đi công tác được thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ theo một trong hai hình thức như sau:
Thanh toán theo hình thức khoán:
- Đi công tác ở quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh. Mức khoán tối đa không quá 350.000 đồng/ngày/người;
- Đi công tác tại huyện thuộc các thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh: Mức khoán tối đa không quá 250.000 đồng/ngày/người;
- Đi công tác tại các vùng còn lại: Mức khoán tối đa không quá 200.000 đồng/ngày/người;
- Lãnh đạo cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng và các chức danh tương đương nếu nhận khoán thì mức khoán tối đa không quá 900.000 đồng/ngày/người, không phân biệt nơi đến công tác.
Trường hợp cán bộ đi công tác do phải hoàn thành công việc đến cuối ngày, hoặc do chỉ đăng ký được phương tiện đi lại (vé máy bay, tàu hoả, ô tô) từ 18h đến 24h cùng ngày, thì được thanh toán tiền nghỉ của nửa ngày nghỉ thêm tối đa bằng 50% mức khoán phòng tương ứng.
Thanh toán theo hoá đơn thực tế:
Trong trường hợp người đi công tác không nhận thanh toán theo hình thức khoán tại điểm a nêu trên thì được thanh toán theo giá thuê phòng thực tế (có hoá đơn hợp pháp) do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt theo tiêu chuẩn thuê phòng như sau:
- Đối với các đối tượng Lãnh đạo cấp Bộ trưởng và các chức danh tương đương: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 2.500.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòng;
- Đi công tác tại các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng; thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh:
+ Đối với các đối tượng Lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3 của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các chức danh tương đương thuộc cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 1.200.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòng;
+ Đối với các đối tượng, cán bộ công chức còn lại: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 900.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng;
- Đi công tác tại các vùng còn lại:
+ Đối với các đối tượng Lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3 của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các chức danh tương đương thuộc cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 1.000.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòng;
+ Đối với các đối tượng, cán bộ công chức còn lại: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 600.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng;
- Trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới (đối với các đối tượng, cán bộ công chức còn lại), thì được thuê phòng riêng theo mức giá thuê phòng thực tế nhưng tối đa không được vượt mức tiền thuê phòng của những người đi cùng đoàn (theo tiêu chuẩn 2 người/phòng);
- Trường hợp cán bộ công chức được cử đi công tác cùng đoàn với các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn thuê phòng khách sạn cao hơn tiêu chuẩn của cán bộ công chức, thì được thanh toán theo mức giá thuê phòng thực tế của loại phòng tiêu chuẩn (phòng Standard) tại khách sạn nơi các chức danh lãnh đạo nghỉ và theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.
Chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ gồm:
Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt số lượng ngày cử đi công tác; giấy đi đường có đóng dấu của cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi công tác và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi cán bộ đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú) và hoá đơn hợp pháp (trong trường hợp thanh toán theo giá thuê phòng thực tế).
Lưu ý: Trường hợp cán bộ, công chức đi công tác đến nơi cơ quan, đơn vị đã bố trí được chỗ nghỉ không phải trả tiền thuê chỗ nghỉ, thì người đi công tác không được thanh toán khoản tiền khoán thuê chỗ nghỉ. Nếu phát hiện những trường hợp cán bộ đã được cơ quan, đơn vị nơi đến công tác bố trí chỗ nghỉ không phải trả tiền nhưng vẫn đề nghị cơ quan, đơn vị cử đi công tác thanh toán khoản tiền khoán thuê chỗ nghỉ, thì người đi công tác phải nộp lại số tiền đã thanh toán cho cơ quan, đơn vị đồng thời phải bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức. lớp kế toán thực hành
5. Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng:
Đối với cán bộ cấp xã thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng; cán bộ thuộc các cơ quan, đơn vị còn lại phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng (như: Văn thư; kế toán giao dịch; cán bộ kiểm lâm đi kiểm tra rừng; cán bộ các cơ quan tố tụng đi điều tra, kiểm sát, xác minh, tống đạt...); thì tuỳ theo đối tượng, đặc điểm công tác và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho cán bộ đi công tác lưu động để hỗ trợ cán bộ tiền gửi xe, xăng xe, nhưng tối đa không quá 300.000 đồng/người/tháng và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Các đối tượng cán bộ nêu trên nếu được cấp có thẩm quyền cử đi thực hiện nhiệm vụ theo các đợt công tác cụ thể, thì được thanh toán tiền phương tiện đi lại, phụ cấp lưu trú theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này; đồng thời vẫn được hưởng khoản tiền công tác phí khoán theo tháng nếu đủ điều kiện đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng.
6. Trường hợp đi công tác theo đoàn công tác phối hợp liên ngành, liên cơ quan:
a) Trường hợp cơ quan, đơn vị có nhu cầu trưng tập cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị khác đi phối hợp công tác liên ngành nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị đó; trưng tập tham gia các đề tài nghiên cứu cơ bản thì cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác liên ngành có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí cho đoàn công tác gồm: Tiền tàu xe đi lại, cước hành lý, cước mang tài liệu, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ nghỉ tại nơi đến công tác theo mức chi quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị chủ trì. học kế toán thực tế ở đâu
b) Trường hợp đi công tác theo đoàn phối hợp liên ngành, liên cơ quan do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên triệu tập trưng dụng; hoặc phối hợp để cùng thực hiện các phần việc thuộc nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị, thì cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác chịu trách nhiệm chi tiền tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có) cho người đi công tác trong đoàn. Trường hợp các cá nhân thuộc thành phần đoàn công tác không đi tập trung theo đoàn đến nơi công tác thì cơ quan, đơn vị cử người đi công tác thanh toán tiền tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có) cho người đi công tác.
Ngoài ra, cơ quan, đơn vị cử người đi công tác có trách nhiệm thanh toán tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho người thuộc cơ quan mình cử đi công tác.
c) Chứng từ làm căn cứ thanh toán: Ngoài chứng từ thanh toán quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 2 nêu trên, phải có công văn trưng tập (thư mời, công văn mời) cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị khác đi công tác trong đó ghi rõ trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí cho chuyến đi công tác của mỗi cơ quan, đơn vị.
>>>Xem thêm: Chú ý về kế toán tiền gửi ngân hàng
Trên đây là Một số lưu ý khi ký kết hợp đồng mua hàng với người bán. Mong bài viết trên của Kế toán Lê Ánh giúp ích cho bạn đọc.
Để hiểu rõ và nắm bắt được đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kế toán trong doanh nghiệp cần làm bạn nên tham khảo khóa học kế toán tổng hợp. Rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn hữu ích sẽ được chính các Kế toán trưởng giỏi truyền đạt cho các bạn trong khóa học Kế toán thực hành này. Mời các bạn tìm hiểu thông tin về khóa học kế toán tổng hợp thực hành.
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)
Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo khóa học kế toán và khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để biết được thông tin của các khóa học này.
Bình luận
Tin tức mới

Thủ tục tạm ứng trong doanh nghiệp
Tạm ứng là một trong những nghiệp vụ phát sinh khá thường xuyên trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp lại chưa có sự kiểm soát chặt chẽ và hệ thống nên nhiều khi kế toán vẫn có những lỗi sai nghiêm trọng. Để theo dõi và kiểm soát chặt chẻ các kho

NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DOANH THU THEO THÔNG TƯ 200
Nguyên tắc kế toán các khoản Doanh thu được quy định tại thông tư 200 có một số nội dung mới được bổ sung và thay thế so với Quyết định 15/2006.

Hướng dẫn xử lý quỹ tiền mặt bị âm
Quỹ tiền mặt bị âm là nghiệp vụ kế toán, do xơ xuất kế toán không để ý tới các nghiệp vụ chi tiết, khi lên báo cáo tài chính mới phát hiện.

Phiếu chi mẫu số 02 ban hành theo thông tư 133/2016/TT-BTC
Phiếu chi là chứng từ để xác định tiền mặt và ngoại tệ thực tế được xuất quỹ, dựa vào đó làm căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ, kê khai, ghi sổ quỹ và ghi sổ kế toán.

Giấy thanh toán tiền tạm ứng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Giấy thanh toán tiền tạm ứng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC là bảng liệt kê các khoản tiền đã nhận tạm ứng và các khoản đã chi của người nhận tạm ứng, làm căn cứ thanh toán số tiền tạm ứng và ghi sổ kế toán.

Phiếu chi theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Phiếu chi theo Thông tư 133/2016/TT-BTC nhằm xác định các khoản tiền mặt, ngoại tệ thực tế xuất quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ, ghi sổ quỹ và ké toán ghi sổ kế toán.

Mẫu Bảng kê chi tiền Mẫu số 09 – TT theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Bảng kê chi tiền là bảng liệt kê các khoản tiền đã chi, làm căn cứ quyết toán các khoản tiền đã chi và ghi sổ kế toán.

Mẫu Bảng kiểm kê quỹ Mẫu số 08b – TT theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Bảng kiểm kê quỹ Mẫu số 08b – TT là biên bản nhằm xác nhận tiền ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý… tồn quỹ thực tế và số thừa, thiếu so với số quỹ trên cơ sở đó tăng cường quản lý quỹ và làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán chênh lệch

Mẫu Bảng kiểm kê quỹ Mẫu số 08a- TT theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Bảng kiểm kê quỹ Mẫu số 08a – TT nhằm xác nhận tiền bằng VNĐ tồn quỹ thực tế và số thừa, thiếu so với số quỹ trên cơ sở đó tăng cường quản lý quỹ và làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch

Mẫu Biên lai thu tiền Mẫu số 06 – TT theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Khi doanh nghiệp hoặc cá nhân đã thu tiền hoặc thu séc của người nộp cần có biên lai thu tiền để làm căn cứ để lập phiếu thu, nộp tiền vào quỹ, đồng thời để người nộp thanh toán với cơ quan hoặc lưu quỹ

Mẫu sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt theo Thông tư 133/2016/TT-BTC
Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt là một trong các sổ chi tiết dùng chung cho các hình thức kế toán. Các kế toán trưởng tham gia giảng dạy tại lớp kế toán thực hành của trung tâm Lê Ánh hướng dẫn bạn mẫu sổ và cách thức ghi sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt

Phiếu chi theo Thông tư 200/2014/TT -BTC
Nhằm xác định các khoản tiền mặt, ngoại tệ thực tế xuất quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ, quy sổ quỹ và kế toán ghi sổ kế toán.

PHIẾU THU Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Phiếu thu nhằm xác định số tiền mặt, ngoại tệ, …. thực tế nhập quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ thu tiền, ghi sổ quỹ, kế toán ghi sổ các khoản thu có liên quan. Mọi khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ nhập quỹ đều phải có Phiếu thu. Đối với ngoại tệ trước khi nhập

Quy trình kiểm kê tiền mặt tại Qũy
Kiểm kê quỹ tiền mặt là hoạt động cần thiết để kiểm tra tiền mặt tại quỹ. Để kiểm kê quỹ tiền mặt thành công, các bạn hãy làm theo quy trình kiểm kê quỹ tiền mặt dưới đây của các kế toán trưởng tại lớp học kế toán thực hành Lê Ánh.

Chi tiết cách hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền măt theo quy định mới nhất
Tiền mặt là tài sản không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền mặt xảy ra thường xuyên và cần được theo dõi, hạch toán chính xác. Trong bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên của lớp học

Mô tả chi tiết các công việc của Kế toán tiền mặt
Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn công việc của kế toán tiền mặt với thủ quỹ. Vậy, cụ thể công việc của Kế toán tiền mặt làm những gì, có gì khác công việc thủ quỹ?

Bộ chứng từ thanh toán mẫu về Công tác phí
Hoàn thiện bộ chứng từ thanh toán công tác phí không có sai sót là nhiệm vụ của kế toán. Tuy nhiên, để làm được điều này, kế toán cần có sự hiểu biết sâu sắc về nội dung nghiệp vụ Kinh tế phát sinh. Lớp học Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn bạn cách hoàn thiện

Quy trình kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Để mọi bộ phận ở doanh nghiệp làm việc ăn khớp cũng như chịu trách nhiệm tuyệt đối với quyết định đưa ra trong việc thu chi tiền và đảm bảo được tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ. Người đứng đầu bộ phận kế toán của công ty

Kinh nghiệm hạn chế sai sót trong kế toán Tiền và các khoản tương đương Tiền
Các phiếu thu, phiếu chi chưa lập đúng quy định (thiếu dấu, chữ kí của thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng, thủ quỹ, thiếu định khoản kế toán,thiếu chữ ký của các cá nhân có liên quan trong đó phiếu chi quan trọng nhất là chữ ký người nhận tiền, phiếu thu q